Kỹ thuật nuôi lợn rừng hiệu quả – chăm sóc và lưu ý

Hiện nay, thịt heo ngày càng được ưa chuộng – đặc biệt là thịt lợn rừng sạch càng có giá cao. Cùng với đó là các mô hình nuôi lợn rừng lấy thịt và sinh sản cũng ngày càng tăng cao để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Để thành công trong mô hình nuôi lợn rừng đòi hỏi bà con nắm được kỹ thuật, bỏ công sức ra chăm sóc thì chắc chắn gần như một vốn bốn lời. 

Chăm sóc lợn rừng đúng kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao
Chăm sóc lợn rừng đúng kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao

Trong bài viết này, higlum.com sẽ chia sẻ tới bà con làm cách nào để nuôi lợn rừng đạt hiệu quả kinh tế cao.

Một số lưu ý trước khi bắt tay vào nuôi lợn rừng

– Trước tiên phải đảm bảo thịt lợn rừng bà con nuôi ra là phải sạch sẽ, kiểm định đủ của cơ quan chức năng. Có như vậy khâu tiêu thụ mới được giá tốt và dễ dàng xuất.

– Lợn cần được nuôi trong môi trường rộng rãi, được vận động liên tục để thịt luôn chắc khỏe. Sử dụng thức ăn an toàn như khoai, ngô, sắn, … 

– Đảm bảo những con non được sinh ra khỏe mạnh, tiêm phòng vắc xin đầy đủ (để ngăn ngừa các bệnh trong tương lai).

– Thực hiện việc chọn lọc những con giống bố mẹ, để duy trì và đảm bảo tính hoang dã truyền cho thế hệ sau.

Đàn lợn rừng khỏe mạnh - nhanh cho xuất chuồng
Đàn lợn rừng khỏe mạnh – nhanh cho xuất chuồng

Hướng dẫn nuôi lợn rừng (heo rừng) thương phẩm

Làm chuồng

– Lựa chọn những vị trí khô ráo, trên cao để làm chuồng. Tránh những chỗ khi trời mưa dễ đọng nước, trũng thấp. Vì đặc tính của lợn rừng là thích dũi đất, nên nếu có thể bà con nên chọn những khu vực có đất pha cát để làm chuồng sẽ tốt hơn.

Xem thêm  Hướng dẫn nuôi nhím sinh sản - một vốn bốn lời

– Một yếu tố khá quan trọng trong quá trình chọn vị trí xây chuồng là lựa khu vực gần nguồn nước ngọt, sạch. Đó là cơ sở để bà con có thể sử dụng nước để vệ sinh chuồng trại, cho lợn uống – tắm. Ngoài ra còn có thể sử dụng nước để tưới rau, và các loại cây xanh làm thức ăn cho lợn.

– Nếu chọn khu vực nuôi gần chợ, bà con có thể thu mua các loại rau củ quả thừa, giá rẻ để cho lợn ăn. Nếu gần khu vực nuôi có ao, sông – bà con có thể chủ động thả lục bình làm nguồn thức ăn xanh cho lợn.

– Do có đặc tính khá thính, quen sống trong môi trường hoang dã tự nhiên. Nên lợn rừng rất dị ứng với âm thanh mạnh, bất ngờ. Đó là lý do cần chọn khu vực xây chuồng tránh xa nguồn âm thanh lớn như sát đường quốc lộ, bệnh viện, trường học, nhà máy, …

– Nên xây chuồng hướng mặt về phía Nam, quay lưng về phía Bắc. Đảm bảo chuồng luôn được gió mát lùa về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Trong khu vực sân chơi của lợn rừng, cần trồng một số cây bóng mát, để một số đồ vật như khúc gỗ, gạch để lợn tiện gặm nhấm (tránh phá chuồng).

Là động vật ăn tạp, thức ăn của lợn rừng khá đa dạng và phong phú
Là động vật ăn tạp, thức ăn của lợn rừng khá đa dạng và phong phú

Kỹ thuật chăm sóc lợn rừng thịt

Để chăm sóc lợn rừng đạt hiệu quả năng suất cao, bà con có thể chia quá trình nuôi thành 2 giai đoạn. 

Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn cho ăn nhiều thức ăn đa dạng (bao gồm cả thức ăn công nghiệp), vỗ béo lợn. Giúp lợn tăng nhanh chóng về trọng lượng, khi đạt cân nặng như ý thì bà con chuyển qua giai đoạn 2.

Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn nuôi theo kiểu thả rông. Giúp cho thịt săn chắc, giảm lượng mỡ. Môi trường nuôi cần rộng rãi, có rào chắn xung quanh để bảo vệ đàn heo cũng như tránh tác nhân từ bên ngoài. Với lợn rừng nuôi sinh sản, thì không cần qua bước thả rông mà chuyển qua hình thức nuôi nhốt sinh sản.

Xem thêm  Chích chòe lửa chăm sóc thế nào? Làm sao để chòe căng lửa

Bà con cần bổ sung nhiều thức ăn thô như thân cây ngô, rau củ, thân cây chuối … Một số cây thuốc Nam cũng cần được bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày thư khổ sâm, nhọ nồi, cỏ voi, … giúp lợn tăng sức đề kháng bệnh tật, tránh bị tiêu chảy.

Xem thêm:

Lợn rừng ăn gì? Thức ăn cho lợn rừng

Ngoài thức ăn thô, lợn rừng cũng cần được ăn thức ăn tinh bột đầy đủ để đảm bảo thể chất hoạt động. Một số nguồn thức ăn tinh có thể kể đến như bắp, gạo, sắn, … hay các loại thực phẩm bổ sung chất đạm như cá khô, đậu tương, …

Chú ý, thức ăn cho heo rừng cần đảm bảo không bị ẩm mốc, sạch sẽ, … Một số thực phẩm khó tiêu có thể cần được sơ chế trước khi ăn, tránh để nguyên khi ăn khiến lợn dễ bị khó tiêu.

Nuôi bao lâu thì được xuất bán lợn rừng? 

Thông thường, lợn rừng khi xuất chuồng để mổ thịt có cân nặng tầm 40 đến 50kg. Bà con nên chọn lợn mới cai sữa để bắt đầu nuôi. 

Khi đạt 50 đến 60 ngày tuổi, lợn rừng đạt trọng lượng khoảng 5-6 kg. Khi nuôi được 3-4 tháng tuổi, trọng lượng khoảng 11 đến 12kg mỗi con.

Với lợn vừa cai sữa xong (khoảng tầm 2 tháng tuổi), bà con cần lưu ý vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thức ăn chuẩn bị kỹ càng. Nếu như mua về để bổ sung vào đàn, cần phải được nuôi nhốt riêng thời gian đầu. Thức ăn cho giai đoạn mới bắt về cần tương tự như thức ăn ở trang trại cũ, dần dần thay thế dần bằng thức ăn mới của bà con chuẩn bị cho đàn cũ (xem thêm: nuôi dế)

Lợn con mới mua về có đặc tính thích chạy nhảy, năng động. Nên chuồng nuôi cần phải rộng rãi, thoáng mát và có ánh sáng mặt trời chiếu vào buổi sáng. Máng ăn, uống cần thiết kế phù hợp độ cao của lợn.

Xem thêm  Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản - đơn giản và hiệu quả

Với lợn con tầm 3-4 tháng tuổi, trọng lượng hơn 10kg một chút việc nuôi sẽ đơn giản hơn. Mỗi ngày cho lợn ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ vào buổi trưa (duy trì đến khi xuất chuồng).

Bữa trưa cần tăng cường rau xanh, thân chuối, cỏ tươi, … tất cả được thái mỏng cho chúng ăn tự do. Giúp duy trì thói quen ăn rau xanh, cũng như tăng chất dinh dưỡng cho đàn heo rừng.

Hai bữa chính sáng và chiều, theo higlum.com thì bà con nên cho mỗi con vài ba lạng thức ăn tinh như bột ngô, cám gạo, bột đậu, …

Hướng dẫn nuôi lợn rừng sinh sản

Để có đàn lợn sinh sản thành công, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chăm sóc.

Phương pháp phát hiện lợn động dục

Cần theo dõi chặt chẽ lợn nái khi đến thời kỳ động dục. Nên bỏ qua 2 lần động dục đầu tiên, và tiến hành phối giống ở lần thứ 3 nhằm đảm bảo khả năng thụ thai và mức độ thành công cho lợn mang thai.

Lợn nái thường động dục trong khoảng 2-3 ngày (phần lớn là 3 ngày). Lúc này, âm hộ của lợn sẽ sưng đỏ và có nhiều dịch nhờn loãng chảy ra từ cửa mình. Chúng có phản xạ hay nhảy lên lưng con lợn khác, mô phỏng hành vi giao phối. 

Khi có tiếng hoặc mùi của lợn đực, lợn nái đang động dục sẽ kêu rên thành tiếng. Thời điểm này, bà con thả lợn đực giống vào phối là thành công.

Theo tự nhiên, lợn đực sẽ tiến hành phối giống vào ngày thứ 2 (tính từ ngày phát dục của lợn nái).

Lợn rừng mẹ chăm sóc đàn con
Lợn rừng mẹ chăm sóc đàn con

Lợn mang thai

Để biết lợn có chửa hay chưa, ta theo dõi khoảng 20 đến 25 ngày nếu như lợn nái không có biểu hiện động dục nữa là thành công 95%. Thời điểm này, bà con cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của lợn nái – yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng những con lợn rừng con sinh ra (theo higlum.com)

Lời kết

Như vậy, higlum.com đã chia sẻ với bà con những kỹ thuật nuôi lợn rừng đã được áp dụng thành công tại nhiều nơi trên nước ta. Chúng tôi tin rằng, nếu như bà con nắm vững được kiến thức chăm sóc, cùng với tính chăm chỉ thì việc thành công khi nuôi lợn rừng là điều tất yếu.

Rate this post