Cá trắm cỏ được nhiều gia đình ưa thích, là món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng và hầu hết mọi người đều có thể sử dụng. Nuôi cá trắm cỏ ngày càng được quan tâm, và rất nhiều mô hình nuôi thành công tại nhiều địa phương trên cả nước.
Trong bài viết này, higlum.com xin được chia sẻ tới bà con những kinh nghiệm nuôi cá trắm cỏ được áp dụng nhiều, mang tới hiệu quả kinh tế cao.
Table of Contents
Chuẩn bị ao nuôi cá trắm cỏ
Khi nắm được những thông tin về đặc tính sinh học, cũng như thói quen tập tính về thức ăn – môi trường sống của cá trắm thì việc nuôi sẽ dễ dàng hơn.
Để có thể thu được đàn cá khỏe mạnh, thì việc chuẩn bị ao nuôi sạch sẽ là hết sức quan trọng. Trước khi thả cá, cần phải nạo vét bớt lượng bùn trong ao chỉ để lại độ dày khoảng 1 gang tay. Bón vôi bột với tỉ lệ khoảng 8 đến 10kg cho mỗi 100m2 diện tích đáy ao. Nhằm diệt hết mầm mống gây bệnh, cũng như diệt cá nhỏ còn sót lại trong ao.
Sau khoảng 3 ngày rắc vôi bột. Với mỗi 100m2 diện tích mặt ao, sử dụng khoảng 20 đến 30kg phân chuồng rải khắp. Tiếp đến băm nhỏ khoảng 50kg lá xanh để làm phân xanh, đem rải khắp mặt ao. Ngoài ra, bạn có thể bó thành những bó 5 đến 7kg lá xanh và vùi vào góc ao.
Bước tiếp theo là cho nước vào ao với độ ngập khoảng 0.3 đến 0.4m. Ngâm khoảng 1 tuần thì bà con thực hiện vớt hết bã phân xanh ra và thêm nước vào để nuôi cá. Khi cho nước vào ao cần sử dụng lưới lọc để chắn cá tạp xâm nhập vào ao cạnh tranh nguồn thức ăn và có thể ăn luôn cá trắm giống.
Như vậy là bà con đã tìm hiểu xong quá trình chọn ao nuôi, bước tiếp theo và cách chọn giống và hướng dẫn chăm sóc.
Kinh nghiệm thả cá vào ao nuôi
Chọn cá trắm cỏ giống
Chọn những con cá khỏe mạnh, nhanh nhẹn để thả. Thời điểm thích hợp để thả cá trắm xuống ao nuôi là vào mùa xuân (tháng 2 – tháng 3). Mật độ thả khoảng 30 đến 35 con trên mỗi mét khối nước.
Một lưu ý khi thả cá giống xuống ao là cho cả túi đựng cá ngâm xuống nước ao khoảng 15 phút để nhiệt độ trong túi ngang bằng với nhiệt độ nước môi trường nuôi. Lúc đó mới từ từ đem cá thả ra ngoài. Nên chọn lúc sáng sớm hoặc chiều tối mát để thả cá.
Thời điểm nào thả cá vào ao nuôi là tốt nhất?
Có 2 thời điểm bà con có thể cân nhắc để thả cá trắm cỏ xuống ao nuôi.
- Vụ Xuân: Khoảng từ tháng 2 đến tháng 3 hàng năm.
- Vụ Thu: vào khoảng tầm từ tháng 8 đến tháng 9 mỗi năm.
Xem thêm :
Kỹ thuật chăm sóc cá trắm cỏ khỏe mạnh – nhanh lớn
Cá trắm cỏ ăn gì? thức ăn cho cá trắm cỏ
Để đàn cá phát triển nhanh, khỏe mạnh thì việc hiểu và chọn thức ăn là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, với cá trắm cỏ thì không mấy khó khăn vì đây là loài có nguồn thức ăn phong phú và đa dạng.
Hàng ngày cho cá ăn các loại thức ăn xanh như cỏ (cỏ voi, cỏ gừng, … ), lá chuối, các loại rong … Nếu có thể thì sau khi cá ăn xong phần lá, bà con vớt bỏ những phần thân cây hoặc những cọng già cá không ăn được để làm sạch ao. Tỉ lệ rau xanh là 2 đến 3kg cho mỗi 100 con.
Ngoài thức ăn là rau xanh, lá … bà con cho cá ăn các loại cám ngô, cám gạo hàng ngày để tăng phần dinh dưỡng cho cơ thể.
Kinh nghiệm phòng bệnh
Cũng như các loài cá khác, cá trắm cỏ cũng có thể mắc một số bệnh như nấm thủy mi, sán lá đơn chủ, trùng bánh xe, … Căn cứ vào dấu hiệu và diễn biến bệnh mà mỗi loại có cách trị khác nhau.
Trong quá trình chăm sóc, bà con cần thường xuyên quan sát biểu hiện cũng như bắt cá lên để theo dõi sức khỏe định kỳ.
Để hạn chế rủi ro, cũng như phòng tránh bệnh cho cá trắm cỏ thì bà con có thể chủ động tiến hành rắc vôi bột và một số loại hóa chất làm sạch nước cũng như phòng bệnh cho cá.
- Sử dụng bao vôi treo ở đầu nguồn nước, ở độ sâu giữa của mực nước. Với trọng lượng trung bình 3-4kg cho mỗi 10 mét khối nước trong ao nuôi.
- Sử dụng đồng sunfat với tỉ lệ 10m3 nước ~ 50g CuSO4. Trung bình cứ 2 tuần sử dụng một lần, giúp phòng ngừa các ký sinh đơn bào gây ảnh hưởng tới cá.
Tuyệt đối không sử dụng những loại thuốc trôi nổi, đã bị cấm trong chăn nuôi thủy hải sản. Gây nên các vấn đề sức khỏe cho người sử dụng thịt cá sau này.
Những lưu ý trong quá trình chăm sóc cá
Mỗi buổi sáng cần kiểm tra mực nước trong ao, theo dõi bờ xem có vấn đề gì bất thường không.
Quan sát mặt nước, xem cá có nên thở bình thường hay có những vấn đề như cá lờ đờ – ngửa bụng. Nếu như cá nổi đầu lên mặt nước thời gian dài đến gần trưa thì khả năng ao thiếu oxy hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Cần hạn chế thức ăn và chủ động điều tiết nước thêm vào ao, thay thế nước cũ.
Khi thấy có trường hợp cá mắc bệnh hay bị chết nổi lên cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y hoặc cán bộ kỹ thuật địa phương để kịp thời đưa ra phương án xử lý (xem thêm: cách nuôi cá chình)
Cá trắm cỏ nuôi bao lâu thì được thu hoạch
Khoảng nửa năm sau khi thả cá giống là bà con có thể đánh tỉa bớt cá để phục vụ ăn uống, hoặc bán bớt cho giảm số lượng đàn đồng thời có nguồn thu. Bổ sung lượng cá nhỏ tương đương số lượng cá cũ vào trong ao để tận dụng nguồn thức ăn.
Cẩn thận ghi chép số lượng cũng như khối lượng cá đã thu hoạch sau mỗi lần đánh bắt. Mục đích đánh giá hiệu quả của quá trình chăn nuôi, theo dõi xem có thất thoát số lượng trong quá trình nuôi là bao nhiêu.
Cuối năm, bà con thu hoạch toàn bộ số cá còn lại trong ao. Bớt lại những con cá bé để làm cá giống cho vụ sau.
Lời kết
Mô hình nuôi cá trắm cỏ tại nước ta đang ngày càng được áp dụng thành công. Tận dụng những nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương, không tốn quá nhiều công chăm sóc mà vẫn có được kết quả như mong muốn. Quan trọng nhất là bà con quan tâm thường xuyên tới đàn cá, cho ăn uống và phòng bệnh đầy đủ.
Qua bài viết này, higlum.com hi vọng bà con đã nắm được những kỹ thuật cơ bản để nuôi cá trắm cỏ. Tự tin phát triển đàn cá, cũng như tăng thu nhập hàng năm của gia đình.