Nuôi dúi có khả thi không? cách nuôi và phòng bệnh


Dúi với chất lượng thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao với giá khoảng 600 nghìn mỗi kg.
Được biết đến với khả năng kháng bệnh tốt, dễ thích nghi với môi trường nhưng vẫn có nhiều gia chủ mất trắng cả đàn dúi. 

Trong bài viết này, cùng higlum.com tìm hiểu cách chọn nuôi, chăm sóc và phòng trị bệnh cho dúi. Khám phá ngay nào!

Dúi là con gì? Đặc tính sinh học của dúi

Để có thể chăn nuôi tốt loài động vật gặm nhấm này, bà con cần hiểu được đặc tính sinh học và tập tính của chúng. Có rất nhiều mô hình nuôi dúi thành công, là hướng phát triển kinh tế tốt.

Giá trị thương phẩm cao, nên dúi được chọn nuôi ở nhiều địa phương
Giá trị thương phẩm cao, nên dúi được chọn nuôi ở nhiều địa phương

Tại nước ta, có 4 loại dúi phổ biến: dúi nâu, dúi mốc nhỏ, dúi mốc lớn và dúi mà vàng.

Đặc điểm sinh học của dúi

Dúi là động vật khá nhát, sống thành đành khoảng 4-6 con ở trong hang vào ban ngày. Đến đêm sẽ mò ra khỏi hang để kiếm ăn. Mỗi đàn sẽ có một con đực to khỏe đứng đầu. Thức ăn ngoài tự nhiên của chúng khá phong phú, phụ thuộc vào môi trường sống.

Theo một số chủ trang trại dúi chia sẻ, một tuần có thể chỉ cần cho dúi ăn vài lần là đủ.

Là một động vật sống nhút nhát, nhưng mỗi năm con dúi cái có thể sinh sản 3 đến 4 lứa. Với số lượng mỗi lứa là 3-5 con.

Khả năng chịu lạnh của dúi là khá kém, khi nhiệt độ dưới 10 độ thì chúng sẽ ít hoạt động, có thể dẫn tới bỏ ăn và chết. Bà con khi nuôi cần chú ý giữ nhiệt độ đủ ấm trong những ngày giá rét. 

Nhìn chung, dúi là động vật khá dễ nuôi. Và không có lý do gì để chúng ta phải ngần ngại bắt tay vào nuôi loài động vật gặm nhấm này.

Dúi ăn gì? Thức ăn của dúi
Dúi ăn gì? Thức ăn của dúi

Các bước nuôi dúi thương phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao

Bước 1: Tiến hành làm chuồng nuôi

Là động vật không ưa ánh sáng nên khi làm chuồng cho dúi, bà con cũng phải chú ý đến vấn đề này. Hạn chế ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp cả ngày vào chuồng nuôi, nên làm chuồng nửa sáng – nửa tối.

Xem thêm  5 giống bò tốt - được nhiều người nuôi tại Việt Nam

Bên cạnh đó, chuồng cần sạch sẽ, thoáng mát, không bị mưa tạt và luôn khô ráo.

Chuồng nuôi tránh xa các động vật nuôi khác như chó mèo, gà, rắn, … Cần một không gian yên tĩnh, tránh ồn ào và tiếng động bất ngờ.

Thiết kế nền chuồng có độ dốc 1-2%, để tiện việc vệ sinh. Láng một lớp xi măng mỏng dưới đáy, để chúng không thể đào hang. Sử dụng mái lá sẽ tốt hơn, mát mẻ và thoáng.

Xung quanh chuồng, sử dụng lưới B40 để bảo vệ đàn. Nếu cẩn thận hơn, bà con có thể đào hang nhân tạo để tạo môi trường tự nhiên cho dúi chui.

Làm chuồng nuôi dúi
Làm chuồng nuôi dúi

Lưu lý khi làm chuồng nuôi dúi thương phẩm

Với dúi thương phẩm, bà con xây chuồng đảm bảo nuôi được 18 đến 20 con mỗi chuồng. Với kích thước 1m cao x 2m ngang x 7m dài.

Một số nơi xây chuồng kiểu như tủ thuốc bắc để tiết kiệm diện tích. Dùng gạch vuông hoặc gỗ để làm chuồng. 

Với những người mới lần đầu nuôi, có thể sử dụng kiểu chuồng này để tiết kiệm không gian nuôi. Sau khi có nhiều kinh nghiệm, chuyển ra lồng nuôi có diện tích lớn hơn. Tuy nhiên, chuồng kiểu tủ thuốc bắc này khó làm và đòi hỏi nhiều công sức hơn.

Lưu ý khi làm chuồng nuôi dúi sinh sản

Mỗi chuồng nuôi ở ngoài trời cần có nắp đậy hở. Bên trong lắp cống có đường kính khoảng 20cm. Số ống cống tương đương với số lượng dúi nuôi.

Bước 2: Lựa chọn giống

Theo kinh nghiệm của higlum.com thì những bà con lần đầu nuôi thì nên lựa chọn nuôi từ dúi non lên. Ngoài việc chi phí đầu tư giống ít, chúng còn dễ thích nghi với môi trường sống hơn. Nếu mua dúi trưởng thành, giá sẽ cao và khả năng thích ứng với môi trường nuôi mới cũng kém hơn.

Cần chọn những trang trại lớn, có uy tín để mua giống. Chọn những con lông mượt, giống khỏe mạnh, không bị dị tật. Ưu tiên những con chạy nhảy nhiều, lanh lợi.

Phân biệt dúi đực và dúi cái:

Về kích thước, dúi đực sẽ nhỉnh hơn so với dúi cái (cùng độ tuổi). 

Để chính xác hơn, hãy quan sát bộ phận sinh dục. Dúi đực có 2 hòn dái (tinh hoàn), tương tự như của chó. Và dúi đực thì không có tuyến vú.

Dúi cái có 2 hàng vú tương tự như hàng vú của lợn.

Bước 3: Dúi ăn gì? Chuẩn bị thức ăn cho dúi nuôi

Là một động vật thuộc loài gặm nhấm, Dúi có thức ăn khá đa dạng. Tuy nhiên, thức ăn chủ yếu của dúi là củ (hoặc là măng non) của các cây họ tre nứa. Cùng với rễ cây, mía, của quả, cỏ voi hay các loại ngũ cốc như khoai, sắn, ngô, …

Xem thêm  Chồn hương giống có gì cần lưu ý? cách chọn và chăm sóc

Dúi cũng thích ăn một số loại rau như rau cần, rau muống, các loại cây bụi nhỏ, …

Một số trang trại còn cho dúi ăn các động vật nhỏ như giun đất, ốc, côn trùng, … để bổ sung dinh dưỡng. Ngoài ra, để tăng nhanh quá trình phát triển, bà con có thể cho dúi ăn một số loại thức ăn một số thức ăn công nghiệp.

Xem thêm :

Bước 4: Dúi hay mắc bệnh gì? Cách trị bệnh cho dúi nuôi

Bệnh ngoài da

Bệnh ngoài da hay xảy ra ở loài động vật này, nguyên nhân là chúng có sở thích chui rúc và cọ xát. Các loài côn trùng như muỗi, ve, bọ sẽ hút máu và làm loét vết thương.

Nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, phát quang bụi rậm xung quanh khu vực nuôi. Phun khử khuẩn định kỳ. Nếu như dúi bị bệnh thì có thể tiêm thuốc Ivermectin liều lượng như trên bao bì để trị.

Bệnh đau mắt

Viêm giác mạc, kết mạc cũng thường xuyên xảy ra ở loài động vật này. Nguyên nhân là chúng tranh giành thức ăn trong lúc ăn, dẫn đến thức ăn bám vào trong mắt và các loài vi sinh vật khác xâm hại.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt Chloramphenicol 1% để nhỏ cho những con bị bệnh. Nhỏ liên tục mỗi ngày 2-3 lần đến khi khỏi hẳn. Nên cách ly những con dúi bị bệnh ra khỏi đàn, để tránh lây cho những con khỏe mạnh.

Bệnh tiêu chảy ở dúi

Khi dúi ăn phải những thức ăn ôi thiu, để lâu sẽ dẫn đến rối loạn hệ tiêu hóa và bị tiêu chảy.

Dọn dẹp thức ăn thừa là việc rất cần thiết, cần được làm thường xuyên. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc Sulfatrim, Ganidan pha vào nước uống để phòng tránh bệnh tiêu chảy cho dúi nuôi.

Lưu ý khi chăm sóc dúi hạn chế bị bệnh

Nhìn chung, dúi là con vật nuôi có ít bệnh và có sức đề kháng cao. Nhưng không vì thế mà bà con chủ quan trong quá trình nuôi, một số lưu ý trong quá trình chăm sóc dúi như dưới đây:

  • Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, loại bỏ thức ăn và nước uống để lâu.
  • Kiểm tra điều kiện nhiệt độ, độ ẩm chuồng nuôi thường xuyên. Đảm bảo chuồng luôn mát mẻ, tránh nóng vào mùa hè và tránh quá lạnh dưới 15 độ vào mùa đông.
  • Thức ăn cho dúi nuôi cần có nguồn gốc rõ ràng, sử dụng thức ăn tươi mới. Không sử dụng thức ăn ôi thiu, ẩm mốc => dẫn tới bệnh cho dúi.
Xem thêm  Kỹ thuật nuôi lợn rừng hiệu quả - chăm sóc và lưu ý

Xem thêm: cách nuôi chim cút hiệu quả

Kỹ thuật nuôi dúi sinh sản hiệu quả cho bà con

Một con dúi có tuổi đời khoảng 6 năm tuổi. Khi đạt đến độ tuổi sinh sản, mỗi năm chúng đẻ khoảng 3-4 lứa, mỗi lứa từ 3 đến 5 con.

Bước 1: Kiểm tra dúi cái đến thời kỳ động dục hay chưa?

Dúi cái khi đạt khoảng 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu động dục. Lúc này trọng lượng cơ thể đạt được khoảng 0.5 đến 0.6kg. Thời gian mang thai của dúi cái khoảng 45 ngày.

Khi bắt đầu động dục, bộ phận sinh dục của dúi cái chuyển sang màu hồng. Chúng thường ăn ít đi và khi chuyển sang chuồng nuôi có dúi đực thì sẽ phát ra tiếng gọi đực đặc trưng.

Khi động dục, dúi cái thường tiến lên phía trước dúi đực. Lùi cơ quan sinh dục dí sát vào mặt dúi đực để yêu cầu giao phối. Nhìn vào biểu hiện, bà con chăn nuôi dúi lần đầu cũng dễ phát hiện.

Bước 2: Thực hiện ghép đôi dúi

Một yếu tố quan trọng để dúi sinh sản thành công là chọn cặp đôi ghép cho chúng. Bắt con đực thả vào chuồng dúi cái đang động dục, nếu thấy chúng ve vãn nhau thì là thành công. Còn ngược lại, nếu chúng gằm gì và cắn nhau thì chọn một con đực khác thả vào.

Khoảng 2-3 ngày sau ghép đôi, nếu như quan sát thấy bộ phận sinh dục của con dúi cái xe lại. Đồng thời vú có biểu hiện hơi căng thì con cái đã mang thai thành công. Còn chưa thấy hiện tượng gì thì để chúng ghép đôi thêm 1 tuần nữa,

Bước 3: Chăm sóc dúi mẹ khi mang thai

Bước vào giai đoạn mang thai, dúi cái cần được nuôi nhốt riêng ở một không gian yên tĩnh. Bên cạnh đó, khẩu phần ăn của dúi mang thai cũng cần được nâng lên. Bổ sung nhiều các loại măng tre, mía, ngô, …

Khi gần đến ngày sinh sản, sử dụng lá chuối khô hoặc các loại lá khô để lót ổ cho chúng đẻ.

Dúi là loài vật tự đẻ thoải mái, không cần sự giúp đỡ của con người. Trong quá trình đẻ, cần để dúi một mình –  không nên nén quan sát. Thời điểm vệ sinh chuồng nuôi cần nhẹ nhàng. Đừng làm dúi mẹ hoảng sợ.

Bước 4: Chăm sóc dúi con sau sinh (dưới 45 ngày tuổi)

Khi mới sinh ra, dúi con chưa có lông và sau 10 ngày thì lông bắt đầu mọc. Lúc sinh ra chúng cũng chưa mở mắt (tương tự như chó và mèo), tuy nhiên thời điểm này chúng có thể tự ăn được.

10 ngày sau khi dúi sinh, bà con có thể tiếp cận dúi con đẻ dễ dàng chăm sóc.

Thời điểm được 20 ngày sau sinh, tập cho dúi con ăn măng mía mềm. Sau 45 ngày tuổi, dúi con được tách mẹ và nuôi sinh sản tiếp hoặc nuôi thương phẩm. Nếu như để dúi con sống tiếp với mẹ, thì dúi mẹ sẽ không sinh sản tiếp.

Mặc dù là loài mắn đẻ, bà con cũng nên hạn chế cho chúng sinh sản quá nhiều. Chỉ nên để chúng sinh 2-4 lứa mỗi năm.

Lời kết

Như vậy higlum.com đã cùng bà con tìm hiểu đặc điểm của loài dúi. Cách làm chuồng nuôi, cho dúi ăn cũng như cách phòng trị bệnh.

Bên cạnh đó, là những chia sẻ về việc nuôi dúi sinh sản thế nào cho hợp lý. Hi vọng những thông tin trên đã giúp cho bà con phần nào tự tin bắt tay vào nuôi động vật gặm nhấm này.

Rate this post