Nuôi dê cần chuẩn bị gì? cách chọn giống và chăm sóc

Nuôi dê đang là hướng đi mới để phát triển kinh tế cho nhiều bà con thời gian gần đây. Bỏ một số vốn nho nhỏ, với công sức chăm sóc – sau một thời gian là đã có những thành quả.

Tuy nhiên, để nuôi dê một cách quy củ – cho năng suất hiệu quả cao thì cần lưu ý những gì? Làm thế nào để chọn được một đàn dê giống khỏe mạnh, cách làm chuồng và trị bệnh cho dê khi ốm như thế nào? 

Chăm sóc tốt đàn dê - cho hiệu quả kinh tế cao
Chăm sóc tốt đàn dê – cho hiệu quả kinh tế cao

Trong bài viết này, higlum.com xin chia sẻ cùng bà con kinh nghiệm nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao.

Cách chọn dê giống

Để có một đàn dê khỏe mạnh thì khâu chọn giống rất quan trọng. Có rất nhiều yếu tố để chọn giống dê phù hợp cho mỗi địa phương, tiếp đến là số vốn ban đầu bà con dự định bỏ ra. Tham khảo một số giống dê được ưa chuộng trong thời gian gần đây.

Dê cỏ

Đây là giống dê truyền thống, có từ rất lâu. Được người dân nuôi thả rông, manh mún nhỏ lẻ. Giống dê này có nhiều màu sắc khác nhau, không đồng nhất. Nhưng chủ yếu là màu xám đen, nâu, khoang đen trắng.

Với giống dê này có vóc dáng khá nhỏ, khả năng tăng trưởng chậm. Khi xẻ thịt – tỷ lệ thịt chỉ đạt được 40 đến 45% trọng lượng cơ thể.

Ưu điểm của loại dê này là khả năng thích nghi môi trường tốt, ít bệnh tật. Có thể chủ động ăn nhiều loại thức ăn. Thịt ngon, chắc khỏe được nhiều người ưa chuộng.

Dê cỏ - thích nghi tốt với điều kiện môi trường
Dê cỏ – thích nghi tốt với điều kiện môi trường

Dê bách thảo

Đây là giống dê lai giữa dê ngoại nhập và dê cỏ địa phương. Thừa hưởng những gen tốt của bố mẹ, nên loại dê này có khả năng thích nghi với môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ cao, nóng ẩm.

Xem thêm  Hướng dẫn nuôi chim cút đơn giản - cho hiệu quả tốt

Giống dê này có kích thước lớn, chủ yếu mang màu lông đen toàn thân, trừ phần bụng có màu trắng. Hình dáng tai cụp xuống, đầu dài, mũi dô ra và phần lớn loại dê này không có râu ở cằm.

Dê bách thảo
Dê bách thảo

Những con đực trưởng thành có trọng lượng lên tới 80kg, trong khi đó những con cái có trọng lượng tầm 45kg mỗi con khi trưởng thành.

Tỷ lệ thịt ở loài dê này đạt từ 40% đến 45% trọng lượng cơ thể.

Dê Boer (chuyên lấy thịt)

Có nguồn gốc ở Nam Phi, từ năm 2002 giống dê này bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Cái tên Boer được người Hà Lan đặt cho, trong tiếng Hà Lan nó có nghĩa là “người nông dân”.

Đây là giống dê có tốc độ phát triển và sinh trưởng tương đối nhanh, với phần cơ thể chắc chắn – đầy đặn. Với dê Boer cái cho rất nhiều sữa, nhưng chu kỳ sữa lại ít thời gian.

Giống dê Boer
Giống dê Boer

Có thể nói đây là giống dê siêu to khổng lồ với con đực trưởng thành có trọng lượng lên tới 160kg, còn con cái đạt từ 90kg đến 100kg.

Được đánh giá là loài dê mắn đẻ, con cái có thể giao phối lần đầu vào tầm 5 đến 7 tháng tuổi. Thời gian động dục kéo dài trong 18 đến 20 ngày. Mỗi lần sinh, chúng có thể đẻ từ 2 đến 3 chú dê con.

Dê Boer F1 (lai)

Dê Boer F1 là con lai giữa Boer thuần chủng và dê Bách Thảo. Mục đích mong muốn chúng thừa hưởng những đặc tính thích nghi với điều kiện khí hậu Việt Nam, vừa có trọng lượng cơ thể lớn – cho nhiều thịt.

Xem thêm :

Một số lưu ý khi chọn dê giống

Sau khi quyết định lựa chọn được giống dê nuôi, bà con cần chú ý một số đặc điểm sau khi chọn dê nuôi.

  • Lựa chọn những con giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, trực tiếp nhìn được cặp bố mẹ thì càng tốt.
  • KHÔNG lựa chọn những con có đặc điểm sau: bụng nhỏ, cổ ngắn, lông tai trụi, 4 chân không thẳng – dáng đứng nghiêng vẹo, đầu dài.
  • Chọn những con dê đực có thân hình đẹp, cân đối. Cơ quan sinh dục lớn và nên chọn những con dê đực trong lứa sinh chỉ có 2 con.
  • Dê cái hướng thịt nên chọn những con có thân hình chữ nhật.
  • Dê cái hướng sữa nên chọn những con có cơ quan sinh dục lớn, hai núm vú dài và phần hông rộng.
Xem thêm  Cách úm gà con cho người mới bắt đầu - đơn giản đến hiệu quả
Chọn được những con dê khỏe mạnh là thành công bước đầu.
Nên chọn dê giống khỏe mạnh, nhanh nhẹn

Chuẩn bị chuồng nuôi dê

Nên chia chuồng trại nuôi dê làm 3 phần chính (bao gồm cả dê sinh sản và dê nuôi thịt)

Phần chuồng nuôi chính

Phần chuồng nuôi chính cần luôn khô ráo, sạch sẽ – đảm bảo ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Nên sử dụng xi măng để láng nền chuồng bằng phẳng, giúp cho việc vệ sinh được dễ dàng. Kết hợp với các rãnh thoát nước tiểu, phân dê được hợp lý.

Với địa hình và khí hậu nước ta, bà con nên chọn xây chuồng hướng Đông Nam.

Phần lồng nhốt dê

Phần chuồng nuôi nhốt dê được làm bằng gỗ hoặc tre tùy theo, sử dụng những vật liệu sẵn có để xây dựng. 

Phần nền chuồng cách mặt đất ít nhất nửa mét (50cm), kích thước phần nhốt rộng ít nhất là 2m vuông.

Khu vực sân chơi 

Phần chuồng là khu vực sân chơi cho dê là hết sức quan trọng, đặc biệt là với dê nuôi thịt. Là nơi để chúng nô đùa, đi lại và kích thích ăn nhiều – thịt dai chắc. 

Sử dụng nền bằng đất và có hàng rào chắn xung quanh, nền nuôi tránh đọng nước ẩm thấp. sân chơi nên có cây xanh tránh nắng, hoặc lợp nửa mái tránh mưa hoặc nắng gắt.

Nên bố trí phần sân chơi có diện tích gấp 3 lần diện tích chuồng nuôi.

Dê ăn những gì? Chuẩn bị thức ăn cho dê

Một trong số những yếu tố quyết định đến sinh trưởng của đàn dê là thức ăn. Bà con nuôi dê nhốt chuồng cần đặc biệt chú ý tới điều này. Một số loại thức ăn có thể kể đến như:

  • Thức ăn xanh thô: Là các loại cỏ trồng, cỏ mọc tự nhiên. Hay thân các loại cây như ngô, mía, lá sắn, dây khoai, lá và thân chuối, … Một số loại củ như bầu bí, khoai lang, …
  • Thức ăn tinh: là các loại bột nghiền, hạt ngũ cây xay.
  • Thức ăn bổ sung là các loại bột xương, khô dầu, bột cá, … 
Xem thêm  Nuôi dúi có khả thi không? cách nuôi và phòng bệnh

Thức ăn xanh nên được cắt nhỏ để dê ăn được cả phần cuống và lá. Nếu nuôi nhiều, bà con có thể sử dụng máy băm cỏ đa năng để tiết kiệm công sức, tiết kiệm cả cỏ.

Thức ăn thô xanh, sau khi băm nhỏ có thể cho dê ăn nuôi hoặc để ủ chua cùng mật rỉ đường. Thức ăn sau khi ủ chua chứa nhiều vi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, đàn dê dễ hấp thụ dinh dưỡng và lớn nhanh hơn.

Bên cạnh đó, phương pháp ủ chua còn giúp tích trữ thức ăn trong những ngày mùa đông khan hiếm.

Cần lưu ý ở giai đoạn chuyển dê non nuôi từ sữa mẹ sang dê nuôi hậu bị. Giai đoạn này cần sử dụng thức ăn sạch, không chất độc hại. Lý do đó là lúc này hệ tiêu hóa của dê con còn yếu, chưa đủ để thích nghi với nhiều loại thức ăn.

Nếu đầu tư lâu dài, bên cạnh máy băm cỏ – bà con có thể sử dụng các máy xay củ – hạt để chủ động nguồn thức ăn và tiết kiệm chi phí nhân công.

Xem thêm: hướng dẫn nuôi lợn rừng

Dê hay mắc bệnh gì? Những phương pháp phòng bệnh cho dê

Một số bệnh thường gặp ở dê nuôi nhốt là tiêu chảy, lở mồm long móng, tụ huyết trùng,… Để hạn chế bệnh mắc phải cho đàn dê, bà con cần quan tâm tới một số lưu ý dưới đây:

  • Trong trường hợp dê mới mua về cần cách ly khoảng 30- 40 ngày trước khi nhốt chung cùng dê cũ.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, giữ thoáng mát – tránh ẩm thấp. Khử trùng bằng nước vôi 10% mỗi tháng một lần.
  • Xung quanh chuồng nuôi cần được phát quang bụi rậm, làm sạch cách mương – rãnh thoát nước.
  • Theo dõi sức khỏe cho dê thường xuyên, kịp thời cách ly con dê bị bệnh ra khỏi đàn. Tránh làm lây lan tới sức khỏe những con khác.
  • Tiêm chủng đầy đủ cho đàn dê (tham khảo cơ quan thú y). Bình thường, mỗi năm đàn dê cần được tiêm mỗi 6 tháng một lần.

Lời kết

Nuôi dê là một hướng đi kinh tế đúng đắn, với cách đầu tư thông minh và quan tâm chăm sóc thường xuyên. Bà con có thể tìm hiểu thêm và áp dụng vào tùy điều kiện mỗi địa phương.

Như vậy hilgum.com đã cùng bà con tìm hiểu phương pháp chăm sóc và phòng bệnh cho dê. Chúc bà con sớm có những đàn dê khỏe mạnh.

Rate this post