Nuôi chim công có khó không? đặc tính và giá chim công giống

Nuôi chim công không hề đơn giản, đòi hỏi người nuôi phải bỏ nhiều tâm huyết. Nhưng bù lại, hiệu quả nếu thu được lại tương đối cao. 

Chính vì ít người nuôi loại chim này, nên việc kiếm con giống cũng như tìm hiểu kỹ thuật nuôi khá khó khăn. 

Cùng higlum.com tìm hiểu đặc điểm, cũng như giá chim giống con trong bài viết này!

Chim công có đặc điểm gì? phân loại và tập tính

Về hình dáng

Như chúng ta đã biết, chim công được coi như một trong số loài chim đẹp nhất. Con chim trống có màu hẹp, thẳng và dài. Kết hợp với bộ lông màu xanh lục, lấp lánh. Phần đuôi ánh đồng màu lục, mỗi sợi lông đuôi đẹp là sự kết hợp của các màu vàng nâu, đỏ đồng và lục xanh.

Cách nuôi chim công giống
Cách nuôi chim công giống

Để thu hút chim cái và phô bày sức mạnh, con chim trống thường mùa đôi xòe như hình chiếc quạt.

Không giống như con trống, chim công mái không có mào. Phần lông đuôi khá ngắn, chân và mỏ màu xám. 

Chim công có mấy loại? Phân loại chim công

Hiện tại, trên thị trường có nhiều giống công khác nhau. Trong số đó, có 3 giống phổ biến là công trắng, công ngũ sắc và công Ấn Độ.

Xem thêm  Hướng dẫn nuôi nhím sinh sản - một vốn bốn lời

Giống công trắng

Toàn bộ thân mình có màu lông trắng. Là một dạng của bạch tạng. Trọng lượng và kích thước của loài chim này tương đương loài công Ấn.

Đây là loài khá hiếm ở nước ta, số lượng chỉ có khoảng vài chục con. Và tỉ lệ nhân giống thành công loài công trắng này khá thấp.

Chim công trắng
Chim công trắng

Giống công ngũ sắc

Trên mỗi chú chim công này có rất nhiều màu sắc khác nhau. Được các nhà khoa học khẳng định đó là một dạng đột biến gen.

Các màu này được phân bố ngẫu nhiên trên thân. Và cũng như chim công trắng, thì chim công ngũ sắc có số lượng khá ít ở nước ta, tỉ lệ sinh ra các lứa tiếp theo cũng không cao.

Chim công ngũ sắc
Chim công ngũ sắc

Giống công Ấn Độ

Công Ấn Độ là loài khá phổ biến, được bắt gặp ở hầu như các tỉnh thành của Việt Nam. Với trọng lượng trung bình 5-6kg/con và dài khoảng 2m đến 2m20.

Khả năng thích nghi khá tốt với môi trường là điểm mạnh của loài công này. Chúng có thể sống trong các vùng trồng trọt, các bãi đất vườn trống. Tự tìm thức ăn như các loài côn trùng, động vật nhỏ, cũng như các loại trái cây.

Chúng còn một tên gọi khác là công xanh, do bộ lông của chúng chủ yếu là màu xanh lục.

Về mặt thị trường hiện nay, chủ yếu là các loại chim công lai. Giá chim công giống cũng phụ thuộc theo từng địa phương.

Xem thêm :

Chim công giống giá tiền bao nhiêu? Có nên mua chim công giống không?

Tại Việt Nam, không có nhiều cơ sở chăn nuôi và cho bán chim công giống. Và giá bán chim cũng chênh lệch, thùy vào từng thời điểm và từng địa phương.

Xem thêm  Hướng dẫn nuôi trùn quế, chăm sóc và thu hoạch hiệu quả

Tuy vậy, bà con vẫn có thể tìm mua các loại chim giống từ trắng, ngũ sắc, chim công xanh Ấn ĐỘ, … Bên cạnh đó là chim giống đầy đủ độ tuổi từ 1 tuần, 2 tuần đến 1 tháng tuổi, … Nếu có nhu cầu mua cả chim bố mẹ về sinh sản thì đều đáp ứng được.

Chim công con
Chim công con

Dưới đây là bảng giá cho bà con tham khảo,

Chim công non

  • Chim công Ấn độ : giá từ 800 nghìn/con
  • Chim công ngũ sắc và chim công trắng : giá từ 2 triệu/con

Chim công bố mẹ

  • Chim công Ấn Độ : Giá từ 10 triệu/cặp
  • Chim công trắng : Giá từ 28 triệu/cặp
  • Chim công ngũ sắc: Giá từ 30 triệu/cặp

Lưu ý khi chọn mua chim công giống

Như bà con thấy ở phần trên, chim công xanh là loại có giá mềm nhất. Những loại còn lại giá tương đối cao, vì vậy cần cân nhắc thận trọng khi mua những con chim công đột biến.

Lý do khiến giá chim công cao hơn so với các loài khác, đó chính là do tỉ lệ sinh sản thành công của loài này rất thấp. Cùng với đó, chim non để nuôi được đến khi trưởng thành cũng tốn khá nhiều thời gian và công sức.

Khó khăn hơn với môi trường khí hậu ngoài Bắc, mỗi năm có 4 mùa thay đổi thời tiết liên tục dẫn đến việc phải bỏ nhiều công sức chăm sóc hơn.

Trang trại nuôi chim công giống
Trang trại nuôi chim công giống

Chim công Xanh Ấn Độ có dễ nuôi không? Cách chăm sóc chim công 3 tháng tuổi.

Với chim công xanh Ấn, việc chăm sóc cũng không quá phức tạp. Thức ăn chủ yếu là ngô, thóc và các loại rau xanh, cỏ. Rất dễ kiếm đối với bà con.

Xem thêm  Chích chòe lửa chăm sóc thế nào? Làm sao để chòe căng lửa

Không như , chim công không tốn quá nhiều thức ăn. Với chim con non dưới 3 tháng tuổi, chế độ ăn là 30% ngô (hoặc thóc nghiền) với 70% cám tổng hợp.

Khi chúng đến tầm 6 tháng tuổi, bà con có thể cho ra nuôi nhốt cùng chim trưởng thành và chế độ ăn cám tổng hợp chiếm 4-50%. Và cần bổ sung nhiều hơn các loại rau xanh, cỏ thái nhỏ.

Sử dụng nước sạch cho công, không sử dụng nước mưa cho chim uống – có khả năng dẫn đến bị tiêu chảy.

Với chim non, sử dụng nước sôi để nguội đảm bảo an toàn.

Chuồng nuôi chim công cũng không quá phức tạp. Nếu có thể bố trí không gian rộng rãi cho chim tự do di chuyển. Đồng thời cần đảm bảo chuồng nuôi ấm vào mùa đông, và thoáng (tránh nắng – nóng) vào mùa hè.

Nên mua chim công giống ở đâu uy tín?

Để mua được những con giống tốt, bà con cần tham khảo nhiều nguồn. Cùng với đó, hãy đến tận nơi quan sát và chọn lựa. Qua đó vừa học tập mô hình chăn nuôi, chăm sóc – vừa yên tâm về chất lượng con giống.

Miền Bắc

  • Bắc Ninh : Trang trại Nguyễn Hữu Khởi – xã Việt Đoàn, Tiên Du
  • Hưng yên : Trang trại Trần Huy Hợi  – xã Tống Phan, Phù Cừ
  • Hà Nội: Vườn chim việt – xã Đông Mỹ, Thanh Trì
  • Hà Nam : Xã Nhân Thịnh, huyện Lý Nhân.

Miền Nam

  • Bình Dương: 378 đường Cây Đa, p Tân Bình, Tx Dĩ An

Lời kết

Như vậy higlum.com đã cùng bà con tìm hiểu đặc điểm, cách phân loại chim công. Cùng với đó là mức giá tiền cần bỏ ra để sở hữu chim công giống, cũng như những lưu ý về việc chăm sóc chim công dưới 3 tháng tuổi.

Hi vọng rằng, bà con sớm sở hữu cho mình một đàn chim công khỏe mạnh.

Rate this post