Kỹ thuật nuôi rắn mối đơn giản – làm giả ăn thật

Thời gian gần đây, rắn mối được thị trường quan tâm và trở nên khan hiếm. Nhu cầu ngày càng cao kéo theo nghề nuôi rắn mối phát triển.

Mô hình nuôi rắn mối đã được nhân rộng tại nhiều địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế khá tốt cho bà con.

Tuy nhiên, để thành với con vật này thì đòi hỏi người nuôi cần nắm được những kỹ thuật cơ bản và đam mê với công việc. Cùng hilgum.com tìm hiểu kỹ thuật nuôi rắn mối từ nhỏ đến lớn, mang lại hiệu quả cao.

Hướng dẫn chọn con giống và phân biệt rắn mối đực cái

Chọn con giống

Để nuôi rắn mối sinh sản thành công thì việc chọn giống tốt rất quan trọng. Chọn những con có kích thước nhỉnh hơn trong đàn, nhanh nhẹn – khỏe mạnh, linh hoạt. Tứ chi phát triển, không dị tật.

Tùy theo quy mô chăn nuôi, cũng như mức đầu tư mà bà con mua con giống nhiều hay ít. Nên chọn tỉ lệ đực cái là ngang nhau để đạt hiệu quả khi chúng bước vào thời kỳ sinh sản.

Ngoài ra, nếu như lần đầu chăn nuôi thì bà con cân nhắc nuôi thử với số lượng tương đối (khoảng 50 cặp) để thử nghiệm trước khi mở rộng quy mô.

Mẹo phân biệt giới tính ở rắn mối

Phân biệt đực cái ở rắn mối đòi hỏi kinh nghiệm nhiều hơn. Một số đặc điểm dưới đây có thể giúp người nuôi phân biệt.

  • Con đực: Chân khỏe, đuôi dài, phần đầu lớn, chân thon. 2 bên hông có 2 sọc đỏ chạy dọc.
  • Con cái: Chân nhỏ, đuôi nhỏ, và phân đầu cũng nhỏ – di chuyển không nhanh bằng con đực. Phần hông cũng có 2 sọc đỏ nhưng ngắn vào nhỏ hơn con đực. Ngoài ra, rắn mối cái có sọc đen trên lưng và phần lưng trơn hơn con đực.
Xem thêm  Hướng dẫn nuôi gà thả vườn - hiệu quả kinh tế cao

Xem thêm:

Kỹ thuật làm chuồng nuôi rắn mối

Chuồng nuôi rộng bao nhiêu là hợp lý?

Số lượng con đực, và diện tích chuồng nuôi cần phù hợp để đảm bảo không gian sống thoải mái cho các cá thể phát triển.

Thông thường, với mỗi 20m2 diện tích chuồng sẽ phù hợp với 1000 con rắn mối trưởng thành sinh sống. Còn với rắn mối con, thì khoảng 5m2 cho mỗi 1000 con.

Theo kinh nghiệm của higlum.com thì tốt nhất là bà con nên xây chuồng có diện tích 20m2 cho mỗi 1000 con.

Chi tiết cách làm chuồng

Tùy theo điều kiện tự nhiên, cũng như không gian hiện tại mà bà con cân nhắc lựa chọn xây chuồng bằng gạch xi măng, hay sử dụng tôn.

Cách thứ nhất: xây chuồng bằng gạch, xi măng

Ban đầu sử dụng gạch và xi măng xây 4 bức tường xung quanh phần diện tích nuôi. Tiếp đến, sử dụng gạch ốp bóng để ốp từ nền lên 50-60cm để rắn không bò được ra ngoài.

Phía bên trong, bà con cần tính toán hệ thống thoát nước và che chắn để chuồng luôn khô ráo thoáng mát.

Đây là cách xây chuồng được kiến nghị nếu như bà con muốn làm lâu dài. Tuy kinh phí tốn kém, nhưng đảm bảo môi trường nuôi đảm bảo.

Cách thứ hai: Sử dụng tôn phẳng để làm chuồng

Cũng tương tự như việc xây chuồng bằng gạch, bà con sử dụng các tấm tôn phẳng ghép lại với nhau để làm chuồng nuôi.

Với cách xây dựng này, ưu điểm là thời gian nhanh – chi phí tiết kiệm hơn. Chuồng nuôi từ tôn này có độ bền khoảng 4-5 năm.

Xem thêm  Nuôi dê cần chuẩn bị gì? cách chọn giống và chăm sóc

Với 2 cách làm trên, phần phía trên bà con cũng cần phải có phương pháp lập mái che chắn nắng và mưa tạt vào chuồng. Tốt nhất là sao để ánh nắng buổi sáng có thể chiếu vào ½ diện tích nền chuồng cho rắn tắm nắng.

Nền chuồng chỉ cần ghép gạch hoặc tráng xi măng ½ diện tích. Phần còn lại để nền đất, bà con có thể trồng cỏ ở phần này để tạo không gian sân chơi và thức ăn cho rắn.

– Phần phía trong chuồng, bà con có thể tạo những hang giả để rắn ẩn náu. Để tiết kiệm, có thể sử dụng gạch lỗ xếp chồng đặt giữa chuồng. Vào những ngày trời lạnh, hoặc chuồng nuôi rắn sinh sản cần cho thêm rơm rạ và cỏ khô, lá chuối khô để rắn giữ ấm đồng thời rắn con sinh sống.

– Chỉ cần vài bước như trên là bà con đã có một chuồng nuôi đạt chuẩn. Trong quá trình nuôi, cũng cần thường xuyên kiểm tra bảo trì. Vệ sinh chuồng sạch sẽ thì rắn sẽ ổn định sức khỏe và sớm được thu hoạch.

Rắn mối ăn gì? cách tìm kiếm thức ăn cho rắn mối

Con mối chính là thức ăn ưa thích nhất của rắn mối, nhưng đây là loại thức ăn khó kiếm và giá khá đắt. Ngoài rắn mối, thức ăn của rắn là các loại côn trùng nhỏ: châu chấu, dế, cào cào, giun, … các loại băm nhỏ, ếch nhái, .. 

Rắn mối cũng có thể ăn một số loại trái cây có vị ngọt như dưa hấu, chuối, …

Thức ăn được cho ngày 3 lần, sau khi ăn cần dọn dẹp sạch sẽ. Không nên để thức ăn thừa, ôi thiu, mốc bẩn – khi rắn ăn vào sẽ sinh bệnh hoặc kém phát triển.

Nếu như bà con nuôi với số lượng lớn, có thể sử dụng các máy băm – thái công nghiệp để tiện việc chuẩn bị thức ăn 3 lần mỗi ngày.

Rắn mối sinh sản – nhận biết và cách chăm sóc

Thời điểm sinh sản của rắn mối?

Rắn mối cái khi được khoảng 6 -7 tuổi thì bắt đầu bước vào giai đoạn sinh sản. Thời điểm rắn mối bắt đầu sinh sản là bước vào mùa mưa. Lúc này, bà con tiến hành thả chung rắn mối bố mẹ vào trong chuồng để chúng tiến hành giao phối.

Xem thêm  Chim trĩ có đặc điểm gì? cách chăm sóc và chọn chim giống

Khi thấy bụng của rắn mẹ to hơn bình thường, thì đem nhốt riêng chúng sang chuồng dành cho rắn sinh sản.

Thời gian mang thai của rắn mối là khoảng 2.5 tháng. Thời điểm sinh ra một bọc chứa rắn mối con, và chúng có khả năng tự cắn vỡ màng bọc để chui ra ngoài. 

Mỗi bọc như vậy chứa khoảng 12 đến 15 con. Tuy vậy, mỗi năm rắn mối chỉ sinh có một lần.

Kinh nghiệm chăm sóc rắn mối sinh sản

Về cách chăm sóc rắn mối sinh sản cũng tương đồng với chăm sóc rắn mối thương phẩm. Ngoài ra, có một số lưu ý dưới đây:

  • Khi rắn mối cái mang thai, cần được tách ra chuồng riêng để đảm bảo an toàn cho rắn con. Tránh bị rắn đực, hoặc các sinh vật khác ăn thịt.
  • Môi trường nuôi cần yên tĩnh, ở một khu vực riêng. Tránh tiếng động lớn.
  • Trong chuồng nuôi rắn sinh sản, cần chuẩn bị lá chuối khô hoặc rơm rạ. Ngoài ra, cần thay thường xuyên để đảm bảo vệ sinh an toàn.
  • Trong quá trình mang thai, cần bổ sung cám dinh dưỡng cho rắn mẹ. Thức ăn cho rắn con cần được nghiền nhỏ.
  • Nước uống trong chuồng nuôi cần được để cố định chắc chắn. Tránh làm đổ nước, ảnh hưởng sức khỏe của rắn mối con.

Làm gì để hạn chế việc rắn mối sinh sản bị mắc bệnh?

Bà con cần thay rơm rạ, hoặc lá chuối khô định kỳ 2-4 ngày một lần để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi.

Luôn chuẩn bị thức ăn tươi mới, tránh thức ăn ôi thiu. Cần dọn dẹp sạch sẽ sau khi rắn ăn mỗi ngày. Đồng thời, trong chế độ ăn cần bổ sinh vitamin và khoáng chất cho rắn khỏe mạnh.

Hàng ngày cần quan sát biểu hiện, tập tính sinh hoạt để phát hiện sớm những cá thể bị bệnh. Cách ly những con bệnh để điều trị, đồng thời có biện pháp bảo vệ những con còn lại. Tránh ảnh hưởng bệnh đến cả đàn.

Kết

Qua bài viết này, higlum.com đã gửi tới bà con những kỹ thuật nuôi rắn mối được chia sẻ theo kinh nghiệm của chuyên gia. Từ cách làm chuồng, chọn rắn giống, thức ăn và lưu ý khi nuôi rắn sinh sản.

Chúc bà con sớm thu hoạch được đàn rắn mối khỏe mạnh, với kinh phí đầu tư hợp lý.

Rate this post