Cách úm gà con cho người mới bắt đầu – đơn giản đến hiệu quả

Chăm sóc gà mới nở hay úm gà là giai đoạn quan trọng, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của công việc chăn nuôi gà. 

Có nhiều vấn đề cần lưu ý trong giai đoạn này, nhiều lỗi sai tuy nhỏ nhưng hệ quả dẫn đến chậm phát triển sinh trưởng của đàn gà sau này.

Cách úm gà con cho người bắt đầu
Cách úm gà con cho người bắt đầu

Trong bài viết này, higlum.com sẽ mang đến một số kinh nghiệm trong việc chăm sóc đàn gà con mới nở, qua đó bước đầu mang tới sự thành công trong việc nuôi gà cho bà con.

Làm chuồng úm gà con

Chuồng nuôi quyết định lớn đến % tỉ lệ gà con úm thành công. Nên chọn vị trí xây chuồng ở đầu hướng gió, tránh xa khu vực nuôi gà lớn (trưởng thành) để tránh bị lây bệnh.

Chuồng úm cần luôn được thông thoáng, có mái che nắng – mưa tạt, gió lớn. Xung quanh cần có cót quây hoặc lưới cao ít nhất 45cm để tránh các động vật xâm phạm như chuột, mèo, rắn, …

Thực hiện rửa sạch nền chuồng bằng dung dịch sát khuẩn. Để khô ráo, rồi rải một lớp trấu dày 10  đến 15 cm, tiếp đến lắp máng ăn và máng uống chuyên dụng cho gà con.

Như vậy là đã xong khâu chuẩn bị chuồng nuôi, bà con thực hiện thả gà con vào chuồng theo tỉ lệ mật độ như sau

  • Tuần 1 : Khoảng 35 đến 40 con/m2
  • Tuần 2 : Khoảng 20 đến 30 con/m2
  • Tuần 3 : Khoảng 15 đến 25 con/m2
  • Tuần 4 : Khoảng 12 đến 20 con/m2
Tạo môi trường úm cho gà con
Tạo môi trường úm cho gà con

Chú ý về nhiệt độ môi trường úm

Ở ngoài tự nhiên, khi gà con mới sinh được gà mẹ chăm sóc và ủ ấm, giúp cân bằng nhiệt độ cho gà con. 

Tương tự như vậy, lồng úm cần làm sao để có thể cung cấp lượng nhiệt phù hợp cho gà con bằng cách sử dụng đèn sưởi. 

Xem thêm  Nuôi dúi có khả thi không? cách nuôi và phòng bệnh

Bóng đèn hồng ngoại được nhiều trang trại sử dụng, đây là loại đèn dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ – đồng thời không gây hại cho gà con. Tham khảo bảng dưới đây để biết nhiệt độ phù hợp.

  Ngày tuổi        Nhiệt độ chuồng nuôi Nhiệt độ trong lồng úm
1 – 7 24 – 26 (℃)    32 – 35 (℃)
8 – 14  22 – 24 (℃) 29 – 32 (℃)
15 – 21 20 – 21 (℃) 25 – 28 (℃)
Sau 22  18 – 20 (℃) 20 – 24 (℃)
Bà con cần chú ý theo dõi thường xuyên nhiệt độ trong lồng úm
Bà con cần chú ý theo dõi thường xuyên nhiệt độ trong lồng úm

Lưu ý về nhiệt độ

Bình thường:  Quan sát thấy nếu đàn gà ăn uống, di chuyển đi lại bình thường trong lồng úm thì có nghĩa là nhiệt độ đã phù hợp (không cần điều chỉnh).

Có gió lùa: Nếu như đàn gà nằm chụm lại một góc, nằm đè lên nhau thì nhiều khả năng có gió lùa vào trong lồng úm. Bà con cần kiểm tra, che chắn lại (đặc biệt là vào thời tiết mùa đông).

Nhiệt độ đang thấp: Quan sát đàn gà con thấy túm lại ngay dưới bóng đèn, không di chuyển đến chỗ máng ăn – máng uống, thì nhiệt độ trong lồng úm chưa đủ, đàn gà đang bị lạnh. Cần hạ thấp bóng đèn, hoặc thêm bóng đèn để cung cấp đủ nhiệt lượng cần thiết.

Nhiệt độ đang cao: Khi nhiệt độ vượt quá mức bình thường, đàn gà sẽ tản ra xa bóng đèn. Liên tục kêu chiếp chiếp, há miệng và uống nhiều nước. Lúc này cần giảm bớt lượng bóng đèn và treo cao những bóng đèn hiện tại. Bổ sung nước vào máng uống.

Xem thêm:

Gà con ăn gì? Thức ăn cho gà con từng giai đoạn úm

Giai đoạn này, thức ăn cho gà úm khá đơn giản. Các loại hạt ngũ cốc hoặc thức ăn có sẵn như tấm gạo, bột ngô, bột nhạt, … đều có thể sử dụng làm thức ăn cho gà con.

Xem thêm  5 giống bò tốt - được nhiều người nuôi tại Việt Nam

Nếu có điều kiện, khi gà mới nở cần tiêm vacxin theo quy chuẩn. Thời gian đầu cho gà vào lồng úm cần cho uống nước được pha từ vitamin nhóm B + đường glucose. Đặc biệt, vào những ngày trời nắng nóng có nhiệt độ cao cần bổ sung vitamin C vào nước uống.

2-3 tiếng đầu khi mới nở chỉ cho gà uống nước. Tiếp đến cho thức ăn được nghiền nhỏ vào bìa cứng, hoặc khay giấy để cho ăn.

Bước sang ngày thứ 2 – thứ 3, bà con có thể cho gà ăn hỗn hợp thức ăn (đỗ tương, ngô, gạo, …) được nghiền nhỏ thành bột mịn.

Bên cạnh đó, bà con có thể sử dụng máy ép cám viên để ép hỗn hợp trên thành cám. Loại cám ép này có thể sử dụng lâu dài, thay cám công nghiệp. Giai đoạn đầu, cần bổ sung lượng vitamin cao nên tỉ lệ bột cá, bột đỗ tương cần nhiều hơn.

Qua mỗi tuần, lượng thức ăn mỗi ngày cũng cần được tăng lên. Tuần đầu nên cho chúng ăn thành 5-6 lần, qua mỗi tuần có thể giảm dần số lần cho ăn mỗi ngày.

              Tuần tuổi                         Lượng thức ăn (g/con/ngày)                
1 tuần 6g – 7g
2 tuần 10g – 11g
3 tuần 14g – 15g
4 tuần 16g – 22g

Với gà dưới 1 tuổi, không nên cho chúng ăn rau xanh. Tuy nhiên, nếu gia đình không có premix vitamin thì có thể sử dụng rau xanh thái nhỏ, trộn với các loại hạt cho gà ăn.

Ngoài ra, có một cách tốt hơn đó là thái nhỏ rau xanh trộn cùng các nguyên liệu khác rồi đem ép thành cám viên. Làm như vậy sẽ kích thích gà ăn rau xanh nhiều hơn.

Nếu như có ý định chuyển loại thức ăn sang thức ăn mới, bà con cần làm từng bước tránh đổi đột ngột có thể làm gà bị tiêu chảy. Mỗi ngày trộn lượng nhỏ thức ăn mới vào thức ăn cũ, tăng lên theo từng ngày.

Lưu ý về nước uống cho gà con

– Cần phải cung cấp đầy đủ nước cho gà trong giai đoạn này. Đặc biệt vào mùa hè không để tình trạng thiếu nước. 

Xem thêm  Kỹ thuật nuôi lợn rừng hiệu quả - chăm sóc và lưu ý

– Có thể sử dụng nước giếng đào, giếng khoan hay nước máy. Không nên sử dụng nước sông suối, nước ao.

– Mỗi ngày cần thay nước uống ít nhất 1 lần, tránh để nước quá lâu mới thay. Khi thay cần vệ sinh, sạch sẽ cọ rửa.

Chú ý về việc phòng bệnh cho gà con

Chuồng úm gà cần độc lập, được bảo vệ an toàn. Tránh mèo, chó, rắn, chim, … tấn công.

Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe, phân gà để phát hiện kịp thời bệnh. Có biện pháp cách ly kịp thời, đưa ra phương pháp chữa nhanh hiệu quả.

Định kỳ tiêu độc, vệ sinh chuồng nuôi. Khơi thông nước đọng, phát quang xung quanh khu vực nuôi. 

Với những chuồng trống đã nuôi gà trước đây, để tiếp tục nuôi lứa mới thì bà con cần rửa sạch, phun khử khuẩn với chất tẩy rửa chuyên dụng. Đồng thời để chuồng nghỉ ngơi một thời gian, trước khi tiếp tục cho lứa tiếp theo.

Đánh giá hiệu quả của việc úm gà con

Để đánh giá hiệu quả của việc úm gà, bà con cần ghi lại chi tiết số liệu trong từng giai đoạn. Số lượng bao gồm số lượng gà chết, trọng lượng gà sau mỗi tuần, chi phí thức ăn – chăm sóc, trị bệnh.

Mục tiêu cần đạt là sau 7 ngày, thì tỉ lệ gà con bị chết không vượt quá 20% tổng số lượng. Cùng với đó là cân nặng của gà tăng từ 2,5 đến 3 lần đối với gà ta – gà ri. Trọng lượng tăng 4 đến 4.5 lần đối với gà công nghiệp.

Thời gian úm gà con kéo dài từ giai đoạn mới nở đến 3 tuần tuổi. Nếu như là mùa hè, thời gian có thể rút ngắn xuống còn 14 ngày là bà con có thể tháo quây.

Lời kết

Để đạt hiệu quả trong chăn nuôi thì giai đoạn úm gà con rất quan trọng. Khi nắm vững được kỹ thuật thì việc hao hụt số lượng gà úm cũng giảm đáng kể, góp phần giúp cho đàn gà bước sang giai đoạn nuôi hậu bị, hoặc sinh sản thuận lợi hơn rất nhiều. 

Qua bài viết này, higlum.com chúc bà con thành công với mô hình chăn nuôi gà thả vườn sắp tới.

Rate this post