Hướng dẫn nuôi nhím sinh sản – một vốn bốn lời

Thời gian gần đây, nhu cầu về thịt nhím của thị trường ngày càng tăng mạnh. Kéo theo ngành chăn nuôi nhím cũng phát triển.

Tất cả các bộ phận trên cơ thể nhím đều có thể sử dụng. Thịt nhím có giá trị dinh dưỡng cao, thơm ngon là đặc sản của nhà hàng. Bệnh đau dạ dày có thể chữa từ thuốc làm từ dạ dày nhím. Lông nhím có thể chữa viêm tai giữa hoặc sử dụng làm đồng trang sức….

Hướng dẫn nuôi nhím
Hướng dẫn nuôi nhím

Nhận thấy nhu cầu cao từ thị trường, nên nhiều bà con đã chuyển hướng phát triển kinh tế sang nuôi nhím. Trong bài viết này, higlum.com xin chuyển tới quý bà con kỹ thuật nuôi nhím đơn giản, hiệu quả – một vốn bốn lời.

Chọn giống nhím nuôi cho hiệu quả

Để có đàn nhím khỏe mạnh, sinh sản tốt thì khâu chọn giống rất quan trọng. Bà con nên lựa chọn những cơ sở giống uy tín, nguồn gốc nhím bố mẹ rõ ràng. Tránh mua phải nhím rừng, rất khó chăm sóc – hạn chế sinh sản.

Để thu được hiệu quả kinh tế cao, bà con không nên bắt đầu với những con nhím già (bị thải loại và khả năng sinh sản kém). Nên bắt đầu với nhím non (vừa tách mẹ, hoặc mới ăn tập ăn thành thục). Hoặc chọn những con nhím con dưới 6-7 tháng tuổi.

  • Nhím cái nên chọn những con hiền lành, ăn nhiều và sức khỏe tốt.
  • Nhím được nên chọn con nhanh nhẹn, hung dữ – khỏe mạnh và mập mạp. Nếu chọn nuôi nhím sinh sản, cần chọn con đực có tinh hoàn to đều.
  • Nếu mục đích nuôi là nhím thịt thì bà con có thể chọn những cá thể cùng đàn. Còn nếu nuôi nhím sinh sản, ko nên chọn nhím cùng đàn để tránh hiện tượng cận huyết.
Quy mô làm chuồng nuôi nhím với số lượng lớn
Quy mô làm chuồng nuôi nhím với số lượng lớn

Làm chuồng nuôi nhím

Với đặc tính dễ chăm sóc, việc làm chuồng nuôi nhím cũng khá đơn giản. Với mỗi con nhím, trung bình cần 1 m2. Bà con có thể tận dụng nuôi tại sân thượng, hoặc ban công nếu không có nhiều diện tích.

Xem thêm  Chồn hương giống có gì cần lưu ý? cách chọn và chăm sóc

Đặt chuồng ở khu vực yên tĩnh, tránh gió và ánh nắng trực tiếp. Che chắn chuồng nửa sáng, nửa tối. Cần tránh mưa hắt, và luôn đảm bảo nền chuồng sạch sẽ – khô thoáng.

Nếu nuôi nhiều, xung quanh hệ thống chuồng trại bà con làm lưới thép B40 cao khoảng 1.5m để bảo vệ. Nền chuồng cần láng bê tông dày 8 đến 10 cm, nghiêng nhẹ để tránh đọng nước.

Sử dụng những tâm tôn uốn cong (đường kính 50 – 60cm) để làm hang giả cho nhím trú ẩn. Đồng thời vất vào trong nền chuồng vài khúc gỗ nhỏ, đá hoặc xương để loài gặm nhấm này mài răng (hạn chế chúng ngứa răng lại phá chuồng).

Chia chuồng nhím thành cách ô nhỏ, kích thước mỗi ô khoảng 1m x 1.5m x 1m (dài – rộng – cao). Sử dụng lưới sắt hoặc gạch xây ngăn giữa các ô (nếu sử dụng lưới sắt để ngăn ô thì phần phía dưới 20 – 30 cm cần phải bịt kín, để tránh chúng thò chân sang chuồng bên cạnh). 

Mỗi ô cần có 2 cửa trước và sau, để lùa nhím ra và dọn vệ sinh chuồng.

Nguồn thức ăn cho nhím đa dạng và phong phú
Nguồn thức ăn cho nhím đa dạng và phong phú

Xem thêm:

Nhím ăn gì? Thức ăn của nhím là gì?

Tương tự như nuôi dúi, thức ăn của nhím rất đa dạng và phong phú. Thành phần chủ yếu là mầm cây, quả, rễ cây, rau củ, … 

Nhím đặc biệt thích ăn rau xanh, và thành phần thức ăn xanh này chiếm tới 90% lượng thức ăn cần thiết. Bao gồm các loại lá cây, phụ phẩm nông nghiệp, rau củ quả. Đây là thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển của nhím. Và nhìn chung thì cũng không quá khó để kiếm những loại thức ăn xanh này.

Ngoài ra, bà con có thể sử dụng lá cây cho nhím ăn. Là loài không kén chọn, nên hầu hết các loại lá thì nhím đều có thể ăn. Một số loại lá ưa thích của nhím có thể kể đến như cỏ đồng, cỏ họ đậu, đọt dứa, …

Xem thêm  Hướng dẫn nuôi đà điểu - chọn giống, thức ăn và chăm sóc

Một loại thức ăn nữa có thể kể đến của nhím là các loại củ, quả như khoai tây, cà rốt, củ cải, khoai lang, … Đây là loại thức ăn cung cấp nhiều đường, kích thích hệ tiêu hóa của nhím.

Một số phụ phẩm nông nghiệp như bã bia, bã rượu, xác các loại đậu, … có thể sử dụng cho nhím ăn. (Thường áp dụng trong trường hợp các thức ăn xanh, củ quả bị hạn chế, không nên lạm dụng loại thức ăn phụ phẩm nông nghiệp này).

Trung bình mỗi ngày thì 1 con nhím trưởng thành cần khoảng 2kg thức ăn. Bà con có thể bổ sung vitamin, chất khoáng cho nhím qua một số loại thuốc bổ tẩm vào thức ăn thêm.

Lưu ý: thức ăn thừa cần được loại bỏ và vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, tránh để chúng ăn lại thức ăn ôi thiu dẫn đến gây bệnh.

Chuồng nuôi cần luôn được vệ sinh sạch sẽ
Chuồng nuôi cần luôn được vệ sinh sạch sẽ

Một số lưu ý trong quá trình nuôi nhím

Vệ sinh chuồng nuôi thường xuyên

  • Chắc chắn rằng chuồng nuôi luôn sạch sẽ, khô ráo, được cọ rửa thường xuyên.
  • Máng ăn, uống cần được cọ rửa sạch sẽ hàng ngày.
  • Không để thức ăn thừa tồn lâu trong máng
  • Có kế hoạch định kỳ tổng vệ sinh khu vực chuồng trại chăn nuôi và môi trường xung quanh. Để hạn chế khả năng phát sinh bệnh, giảm thiểu những tác nhân không mong muốn.

Lưu ý về thức ăn cho nhím nuôi

Đảm bảo thức ăn luôn sạch sẽ, không ôi thiu. Được để nơi khô ráo, đảm bảo những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn.

Mỗi ngày cho nhím ăn 2 lần, một bữa chính vào buổi tối và bữa phụ vào buổi trưa. Nên cho ăn đúng giờ mỗi ngày, để nhím tạo thành thói quen và cũng tốt cho dạ dày của chúng.

Nước uống trong máng cần được thay thường xuyên mỗi ngày, đảm bảo nước luôn sạch sẽ. Trung bình mỗi ngày 5 con nhím cần khoảng 1 lít nước.

Trong quá trình chăm sóc hàng ngày, cần theo dõi xem có con nào bị bệnh không để nhanh chóng cách ly và chữa trị.

Mô hình nuôi nhím sinh sản đã và đang được áp dụng thành công tại nhiều địa phương
Mô hình nuôi nhím sinh sản đã và đang được áp dụng thành công tại nhiều địa phương

Xem thêm: các giống bò tốt

Hướng dẫn nuôi nhím sinh sản 

Kỹ thuật nhân giống

Khi phát hiện con cái có biểu hiện động dục, tiến hành nhốt cả con đực và con cái vào trong lồng và đặt vào chuồng của con cái. Như vậy sau 1, 2 ngày chúng quen mùi nhau thì mở cửa lồng cho chúng quan hệ. Nếu như bỏ qua bước này, khi thả nhím đực vào chuồng nhím cái thường xảy ra t

Xem thêm  Kỹ thuật nuôi dế sinh sản - đơn giản, hiệu quả cho bà con

Thời gian giao phối thường là từ 2 đến 5h sáng. Bà con nên ghép đôi chúng khoảng vài ngày, có khi tới vài tháng nếu như nhím cái chưa có thai. 

Phát hiện nhím cái có thai nhờ vào cân nặng sẽ tăng, khi đó bà con tách nhím đực ra ngoài để nhím cái tự sinh và chăm sóc con.

Chăm sóc nhím trong quá trình sinh sản

90 đến 95 ngày là khoảng thời gian nhím cái mang thai. Ở giai đoạn này, bà con nên bổ sung thức ăn nhiều rau, chuối, lạc, củ, … Đến thời kỳ đã sinh xong, bổ sung nhiều thức ăn tinh cho nhím. Thông thường, nhím sinh con vào ban đêm.

Là một trong số những loài yêu quý con của mình, nhím cái bảo vệ và chăm sóc con của mình rất tốt nên người nuôi không cần phải bận tâm quá nhiều.

Hướng dẫn nuôi nhím
Hướng dẫn nuôi nhím

Chăm sóc nhím con sau sinh

Khi mới sinh ra, nhím con nặng khoảng 100g. Thời kỳ đầu chúng lớn nhờ sữa mẹ, sang tháng thứ 2 thì nhím con đã biết tập ăn, chúng ăn cùng các thức ăn của nhím mẹ.

Sử dụng cỏ khô lót trong hang nhân tạo để nhím con nằm trong tháng đầu tiên. Chú ý thay cỏ (hoặc rơm khô) thường xuyên để tránh bệnh tật cho nhím con.

Quan sát phân của nhím con, nếu chúng ở dạng viên là sức khỏe ổn định. Nếu phân ở dạng lỏng, bà con cần phải có biện pháp xử lý kịp thời.

Nhím con sẽ mon men ăn lá rau khi được khoảng 1 tuần tuổi, và khi được khoảng nửa tháng chúng có thể ăn thức ăn như nhím trưởng thành.

Tầm được 2 đến 2,5 tháng thì cho nhím con cai sữa. Tách nhím con ra khỏi nhím mẹ trong 2 chuồng riêng biệt, mỗi ngày cho bú 1 lần đến khi nhím con có thể ăn tốt thức ăn.

Thông thường, nếu được chăm sóc chu đáo thì mỗi con nhím sẽ tăng trung bình 1kg mỗi tháng. Sau năm đầu tiên, chúng có thể đạt được trọng lượng 10kg và tăng chậm lại trong những năm tiếp theo.

Lời kết

Như vậy, higlum.com đã vừa cùng bà con tìm hiểu cách nuôi nhim sao cho hiệu quả. Cùng với đó là kỹ thuật chăm sóc, cho ăn và phòng tránh bệnh cho nhím sinh sản. Chúc bà con sớm sở hữu đàn nhím nuôi khỏe mạnh.

Rate this post