Kỹ thuật nuôi dế sinh sản – đơn giản, hiệu quả cho bà con

Nuôi dế sinh sản là một hướng đi kinh tế bền vững. Không cần đầu tư nhiều vốn, cách nuôi đơn giản, dế nuôi ít bệnh tật cùng với đó là thời gian thu hoạch nhanh.

Đặc thù là loài có vòng đời ngắn, nên để bà con hạn chế rủi ro khi nuôi dế thì những kiến thức được chia sẻ trong bài viết này sẽ rất hữu ích.

Cùng higlum.com tìm hiểu kỹ thuật cũng như các bước nuôi dế đơn giản, cho hiệu quả kinh tế tối ưu ngay nào!

Bước 1: Làm chuồng nuôi dế

Dế là con vật có khả năng thích nghi tốt với môi trường, chúng có thể sống sót khi nhiệt độ lên tới 45 độ C. Do vậy việc chọn vị trí nuôi dế cũng không quá vất vả.

Bà con có thể sử dụng sân thượng, nhà kho, vườn, …. Những vị trí yêu cầu cần có mái che, tránh nước mưa hắt trực tiếp vào.

Vật dụng cần thiết để làm chuồng có thể tận dụng như xô chậu, thùng gỗ, bìa carton, …

Mô hình nuôi dế đem lại hiệu quả kinh tế vững vàng cho bà con
Mô hình nuôi dế đem lại hiệu quả kinh tế vững vàng cho bà con

Sử dụng thùng xốp

Sử dụng thùng xốp để nuôi dế con dưới 15 ngày tuổi. Trong giai đoạn này, bà con sử dụng băng dính dán 1 đường rộng ở xung quanh mép thùng để dế con không bò được ra ngoài.

Đây là giai đoạn chăm sóc khá dễ dàng, không cần dọn vệ sinh thùng trong thời gian này. Dế cần phải chuyển sang thùng khác sau khi được 15 ngày tuổi.

Sử dụng thùng carton

Với trung bình 1 đến 2 kg dế có thể nuôi được trong thùng bìa carton kích thước 60 x 60 (cm). Đặc tính hút ẩm, không mùi, khô thoáng của thùng carton thích hợp cho việc nuôi dế. Có thể tận dụng 1 thùng nuôi tới 3 lứa mới phải bỏ đi.

Dùng thùng gỗ

Nếu tính đến phương án nuôi lâu dài thì bà con nên đầu tư thùng gỗ. Như vậy mới chủ động được việc chăm sóc, diện tích chuồng và giữ ấm cho dế vào mùa đông. Một số kích thước tiêu chuẩn bà con có thể tham khảo dưới đây:

  • Với thùng gỗ kích thước : 60 x 120 (cm) thì bà con có thể nuôi tới 5kg dế thương phẩm. Hoặc nuôi được 20 nghìn con dưới 15 ngày tuổi.
  • Với thùng gỗ có kích thước : 120 x 120 (cm) thì bà con có thể nuôi tới 10kg dế thương phẩm. Hoặc khoảng 40 nghìn con dế dưới 15 ngày tuổi.
Thùng nuôi dế
Thùng nuôi dế

Sử dụng xô nhựa hoặc thùng lưới

Xô nhựa đặc biệt thích hợp với việc nuôi dế ở giai đoạn sinh sản. Với mỗi xô 45 lít thì bà con có thể thả 20 dế cái và 10 dế đực. Xô dung tích 80 lít có thể thả được 30 dế cái sinh sản và 15 dế đực.

Xem thêm  Kỹ thuật nuôi cá rô phi tại ao nhà - đơn giản, nhanh thu

Ngoài những vật liệu trên, bà con có thể sử dụng thùng lưới để nuôi dế. Ưu điểm của thùng lưới là chi phí rẻ, diện tích tùy ý và tạo nên một không gian thông thoáng.

Xem thêm: chăm sóc đà điểu thương phẩm

Lưu ý quan trọng trong việc chọn thùng nuôi

Để việc nuôi dế đạt hiệu quả tốt, thì bà con cần lưu ý tới một số vấn đề về việc chọn thùng nuôi dưới đây:

  • Đặt thùng ở khu vực nuôi an toàn với các động vật, tránh mưa tạt và nắng trực tiếp. Đồng thời, mỗi thùng cần có nắp đậy để ngăn cho dế không bay được ra ngoài.
  • Có thể sử dụng nắp lồng bàn để che đậy miệng thùng.
  • Thùng nuôi luôn cần đảm bảo sự thông thoáng. Có thể sử dụng que sắt nung nóng để chọc các lỗ nhỏ (khoảng 50 – 60 lỗ mỗi thùng).

Bước 2: Chọn các giá thể trong thùng nuôi

Khay chứa thức ăn

Sử dụng khay thức ăn để đựng cám. Còn những thức ăn khác như rau xanh và cỏ sẽ được bỏ trực tiếp vào chuồng nuôi.

Bà con cũng có thể giảm chi phí bằng cách sử dụng miếng bìa carton, nắp xô nhựa, đĩa, … để đựng cám ăn.

Cần loại bỏ thức ăn thừa hàng ngày, để đảm bảo thức ăn trong khay luôn sạch sẽ – không bị ôi thiu.

Dế ăn gì? chuẩn bị thức ăn cho dế
Dế ăn gì? chuẩn bị thức ăn cho dế

Khay chứa nước uống

Cỏ và rau xanh có thể cung cấp một lượng nước nhất định cho dế. Tuy nhiên, bà con vẫn cần đặt khay chứa nước uống vào trong để dế uống.

Sử dụng những khay nhựa thấp (thành cao khoảng 0.5 đến 1cm). Đổ lượng nước mỏng dính cao khoảng 2-3mm. Không nên đổ mực nước quá cao, sẽ gây nên tình trạng chết đuối. Ngoài ra, cần quan sát và tiếp thêm nước hàng ngày cho dế (đặc biệt những ngày nắng nóng).

Giá thể cho dế đậu

Đặc tính của dế là thích nghỉ ngơi ở trên cao. Bà con có thể sử dụng những cái rế xếp chồng lên nhau và đặt vào thùng cho hắn nghỉ.

Một tác dụng khác của việc đặt rế vào trong thùng là có thể giúp việc tách đàn dễ dàng hơn. Mới những hộ gia đình nuôi quy mô lớn thì cần chuẩn bị đến vài trăm cái rế để thuận lợi chăm sóc.

  • Đặt một cái rế vào trong thùng nuôi khi dế được 4 đến 5 ngày tuổi.
  • Sử dụng 3-4 cái rế chồng nên nhau khi dế được 20 đến 30 ngày tuổi.
  • Khi dế được 30 đến 50 ngày tuổi, bà con có thể đặt 5-6 cái rế trong thùng để cho chúng đậu.

Để đảm bảo an toàn vệ sinh, bà con cần phải làm sạch rế bằng cách rửa với xà phòng và phơi nắng cho khô kiệt.

Chuẩn bị khay cho dế đẻ

Loài dế có tập tính đẻ vào cát, nên trong chuồng nuôi dế sinh sản cần chuẩn bị những khay đẻ sử dụng cát. Tạo hình giống như một cái gạt tàn thuốc.

Xem thêm  Chim trĩ có đặc điểm gì? cách chăm sóc và chọn chim giống

Vào mùa sinh sản, bà con cần chuẩn bị hàng trăm khay đẻ trứng. Trung bình, mỗi thùng cần trên 20 khay mỗi lứa sinh sản. Thường là dế đẻ vào buổi tối, sáng ngày hôm sau bà con có thể nhặt khay trứng mang đi ấp.

Bình tạo ẩm (phun sương)

Sử dụng một bình phun nước nhỏ, để phun nước tưới ẩm lên cỏ (kiểu như cho uống nước ở giai đoạn dế còn non).

Ngoài ra, ở giai đoạn ấp trứng cùng cần phun tạo độ ẩm trên lớp bề mặt.

Bước 3: Chọn giống dế sinh sản tốt (năng suất cao)

Có tới hàng trăm loại dế khác nhau để bà con lựa chọn. Nhưng thông thường, ở nước ta có 3 loại dế được nhiều gia đình nuôi là dế Thái, dế ta và dế cơm. Trong đó, dế cơm có kích thước to – chất lượng cao và giá thành đắt. Tuy nhiên, dế cơm khó chăm sóc và khó nuôi sinh sản.

Để an toàn, bà con có thể chọn giống dế thái hoặc dế ta để bắt đầu. Khi có nhiều kinh nghiệm, bà con có thể nuôi kèm dế cơm để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Bí quyết phân biệt dế đực, cái

Một trong những yếu tố quyết định thành công của việc nuôi dế sinh sản là cách phân biệt dế đực cái, để có tỷ lệ thích hợp. Dưới đây là một số đặc điểm của dế đực, cái:

  • Dế cái: Phần bụng lớn hơn, có cánh bóng láng – đen nháy. Không biết gáy như dế đực và ở dế cái có một máng dài đựng trứng ở phần đít.
  • Dế đực: Có phần bụng nhỏ, thuôn dài và phần đầu to hơn dế cái. Cánh có màu đen hoặc đen nâu, ko bóng loáng như dế cái. Đặc biệt khi bước vào mùa sinh sản, dế đực sẽ gáy suốt đêm để gọi dế cái.

Bí mật lựa con giống tốt

  • Chọn những con dế đực to, khỏe mạnh tiếng gáy to và di chuyển linh hoạt
  • ở dế cái, chọn những con có bụng to – cánh mượt mà.
  • Tỉ lệ giữa đực và cái sinh sản là khoảng ½ hoặc ⅓. Nghĩa là cứ 1 con đực sẽ phục vụ 2 hoặc 3 con dế cái.

Bước 4: Dế mèn sinh sản ăn gì? Thức ăn của dế mèn

Chọn thức ăn

Có thể chia thức ăn của dế thành 3 loại: thức ăn tinh, thức ăn thô xanh, và củ quả:

  • Thức ăn tinh: Chủ yếu là các loại cám dành cho hoặc gà. Nếu như nuôi dế thương phẩm thì đây là loại thức ăn không thể thiếu. Giúp cung cấp các loại dưỡng chất vỗ béo, dế sẽ tăng cân nhanh và sớm được xuất bán.
  • Thức ăn thô xanh: Chủ yếu là các loại lá cây non, cỏ, lá rau các loại như xà lách, bắp cải, khoai lang, … Nếu nuôi với số lượng lớn, bà con có thể chủ động trồng rau – cỏ để đảm bảo nguồn thức ăn thô xanh cho dế.
  • Thức ăn củ quả: là các loại củ quả phổ biến như cà rốt, dưa hấu, dưa hồng, khoai lang, bí đỏ, …

Kỹ thuật cho dế mèn ăn

Dế là loài rất nhạy cảm với mùi lạ, nên thức ăn các loại khác nhau cần được để ra khay riêng. Sau khi ăn phải vệ sinh máng ăn sạch sẽ, tránh để thực phẩm ẩm mốc – ôi thiu.

  • Thức ăn xanh: Bó cỏ hoặc rau xanh thành các búi nhỏ, để 1-3 bó nhỏ vào các thùng. Nên bó vào để tránh bỏ vương vãi ra các loại thức ăn khác, và cũng dễ vệ sinh hơn. Khi dế ăn hết mới cho bó mới vào, đảm bảo cỏ luôn được tươi.
  • Thức ăn tinh: các loại cám cho dế ăn cần được nghiền mịn nhỏ. Có thể trộn các loại cám với nhau, nhưng cần trộn đều để đảm bảo  tính đồng nhất. Rải mỗi 1-2 thìa cà phê cám nên khay nhựa mỏng, sau khi ăn hết mới rải lượt mới. Tránh đổ số lượng lớn, cho dế ăn dài ngày.
  • Thức ăn củ quả: Không giống các loại thức ăn khác, củ quả là thức ăn bổ sung. Cần cắt mỏng củ quả, để riêng vào khay nhỏ để bổ sung dinh dưỡng cho dế. Đặc biệt là dế sinh sản.
Xem thêm  Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản - đơn giản và hiệu quả

Bước 5: Công thức nuôi dế mèn sinh sản (thành công 100%)

Dế có vòng đời ngắn, khi được 40 đến 60 ngày tuổi chúng đã thành thục các kỹ năng và sẵn sàng bước vào thời kỳ sinh sản. Ở dế đực đã cất tiếng gáy gọi bạn tình. Thời điểm 45 đến 50 ngày tuổi, sau lần lột xác thứ 3 thì dế đực trở lên hung hãn – sẵn sàng đánh nhau tới chết để dành bạn tình.

Dế cái sẽ đẻ liên tục trong 20 đến 25 ngày sau khi thụ tinh. Trung bình, mỗi con cái sẽ đẻ được 6 đến 7 trăm quả trứng.  Sau đó dế cái sẽ chết.

Thời điểm nào thì dế sinh sản?

Dựa vào tiếng gáy của dế đực để nhận biết thời kỳ sinh sản. Sau 2-3 ngày từ khi dế đực bắt đầu gáy là thời gian đủ để cho dế cái thụ tinh. Bước tiếp theo là chuẩn bị các khay đẻ trứng xếp vào thùng.

Một cách khác là quan sát phần hậu môn phía sau của dế cái. Nếu như có chất dịch ngày màu trắng tiết ra là đặc điểm nhận biết dế sắp đẻ. 

1-2 ngày sau đó, dế bắt đầu đẻ rải rác. Trứng nhỏ dài có màu trắng ngà như hạt gạo. 2 ngày đầu tiên thì trứng dế không có nhiều đực nên tỉ lệ ấp nở thành công thấp.

Hướng dẫn cho dế đẻ

Bước sang ngày thứ 3 và sau đó trở đi, trứng sẽ có tỉ lệ thành con cao. Bà con cần thu trứng hàng ngày. 

Do dế đẻ vào ban đêm, nên khoảng 6h chiều bà con đặt khay đẻ trứng vào trong thùng, sáng hôm sau thu khay trứng ra. Đến chiều lại cho một khay trứng mới vào bên trong để dế sinh tiếp.

Thực hiện ấp trứng dế

Sau khi thu trứng, bà con cần xếp lần lượt vào lồng ấp ( đánh số từng khay theo ngày giờ). Mỗi ngày, cần đem khay ra ngoài phun nước 2-3 lần, mục đích để giữ ẩm cho đất mà nước không bị ứ đọng lại. Nếu như phun quá nhiều nước, trứng sẽ bị ung và chuyển sang màu đen hoặc nâu. Nếu như quá ít hoặc thiếu nước, thì trứng cũng không nở được.

Điều chỉnh nhiệt độ phòng trong khoảng 24 đến 25 độ C. Trung bình khoảng 7-10 ngày trứng sẽ nở, gặp thời tiết lạnh sẽ lâu hơn (khoảng 2 đến 3 tuần). 

Khi sắp đến ngày nở, bà con cần đưa trứng ra thùng nuôi. Xếp từ 1 đến 3 khay mỗi thùng. Dế sẽ nở nhiều nhất vào ngày thứ 3 sau khi đưa ra, và nở hết trong vào 5 đến 7 ngày.

Tách thùng

Khi thấy trứng nở quá nhiều, bà con cần tách thùng để đảm bảo số lượng mật độ. Cũng như để các con đồng đều nhau, tránh những con nở sau nhỏ hơn không cạnh tranh thức ăn được với những con nở trước.

Chuyển dế lớn sang thùng khác bằng cách nghiêng thùng 1 góc 90 độ cho dế con dồn hết vào 1 mặt. Những con dế to sẽ nhảy xông lên, ta dùng 1 bìa carton để hứng và gạt nhẹ sang thùng khác.

Rate this post