Chích chòe lửa chăm sóc thế nào? Làm sao để chòe căng lửa


Thời gian gần đây, chích chòe lửa được các anh em nghệ nhân chọn nuôi nhiều. Bề ngoài nhỏ nhắn xinh xắn với chiếc đuôi dài cong vút, đi cùng với đó là giọng hót mê đắm lòng người. 

Nhưng làm sao để chú chim luôn có bộ lông bóng mượt, giọng hót căng lửa thì đòi hỏi người chơi nhiều công sức chăm sóc.

Trong bài viết này, higlum.com cùng bạn tìm hiểu thức ăn, cách tắm, phơi nắng, … để giúp chú chim luôn căng lửa. Cùng theo dõi nhé!

Chích chòe lửa là chim gì? Đặc điểm và hình dáng

Để chăm sóc một chú được tốt, đúng mong muốn của bản thân thì đầu tiên cần hiểu đặc điểm, tính cách của chú chim. Rồi mới đưa ra những phương án chăm sóc hiệu quả. Đảm bảo tốn ít thời gian, nhưng chim vẫn căng lửa.

Là một trong số những loại chim được nhiều người yêu quý
Là một trong số những loại chim được nhiều người yêu quý

Đặc điểm

Chòe lửa là một trong những loài chim vừa có giọng hót hay, vừa có một ngoại hình đẹp. 

Chích chòe lửa có điểm đặc trưng là bộ lông đuôi dài cong vút, gần giống như đuôi chim phượng hoàng nhưng mảnh hơn. Thân mình nhỏ nhắn, với dáng đứng siêu mẫu. Có ba màu chủ yếu đan xen là màu trắng, đen và nâu sẫm.

Người ta chơi chòe lửa một phần vì giọng hót, một phần vì ngoại hình đẹp. Giá tiền mua một chú chòe lửa phụ thuộc vào chiều dài phần lông đuôi hơn là giọng hót. Đuôi càng dài, thì giá càng cao.

Ở Việt Nam, chích chòe lửa hầu như tìm thấy nhiều ở miền Trung. Miền Bắc và Miền Nam có nhưng tương đối hiếm, và nếu có thì lông đuôi cũng không được đa dạng như chích chòe ở miền Trung. Khu vực tìm thấy nhiều chòe lửa đẹp như Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Thuận, Bình Phước, ...

Xem thêm  Nuôi dê cần chuẩn bị gì? cách chọn giống và chăm sóc

Chích chòe lửa thay lông vào tháng mấy?

Sau khi hết mùa sinh sản, cũng như các loại chim khác thì chòe lửa sẽ chuyển sang giai đoạn thay lông. Đó là tầm từ tháng 7 âm lịch trở đi. 

Với những chú chim nuôi trong lồng thì mua thay lông đến sớm hơn, đặc biệt với những con chim yếu thì thay lông càng sớm.

Giai đoạn thay lông chim sẽ ăn ít hơn, lười ăn và không còn căng lửa. Cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng, giúp chim nhanh chóng hoàn thành việc hay lông và căng lửa trở lại.

Chích chòe lửa non
Chích chòe lửa non

Chích chòe lửa sinh sản vào tháng mấy?

Mùa sinh sản hàng năm bắt đầu tầm tháng 3 đến tháng 4 âm lịch hàng năm. Đó là mùa mưa và thức ăn trở lên dồi dào hơn.

Tuy nhiên, trước đó tầm 1 tháng thì những cặp chim đã tìm đến nhau và làm tổ. Mỗi lứa, một cặp chòe trống mái có thể sinh từ 3 đến 5 trứng. Sau khi ấp được 16 ngày thì trứng nở, cả chim trống và chim mái thay phiên nhau chăm sóc con con.

Cách phân biệt chích chòe lửa trống mái (chuẩn 100%)

Phân biệt dựa vào hình sáng

Không như chào mào, chích chòe lửa khá dễ phân biệt trống mái khi chim đã bước vào giai đoạn trưởng thành.

 Ở giai đoạn này, chim trống sẽ có bộ lông mượt mà và đen óng. Đối với chim mái, bộ lông thay vì có màu đen óng thì hiện màu xám tro.

Đối với chim chích chòe lửa non, bạn có thể phân biệt dựa vào một số sợi lông mới nhú sớm ở phía dưới mỏ và lông ở mí mắt. Với chim trống, những sợi lông này sẽ có màu đen đậm. Còn ở chim mái, phần lông này có màu xám trắng. Tất nhiên mọi cái đều là tương đối, dựa vào may mắn nữa.

Hình ảnh chích chòe lửa đẹp
Hình ảnh chích chòe lửa đẹp

Phân biệt dựa vào giọng hót

Thật ra, nếu chim đã trưởng thành rồi thì chỉ cần dựa vào hình dáng là bạn đã đủ có thể phân biệt trống mái rồi. 

Xem thêm  Kỹ thuật nuôi rắn mối đơn giản - làm giả ăn thật

Tuy nhiên, nếu bạn muốn biết thêm về sự khác nhau về giọng hót thì ở chim trống sẽ hót được nhiều giọng hơn. 

Khả năng bắt chước giọng hót ở chòe lửa trống cũng đáng kinh ngạc. Nó có thể khiến bạn bất ngờ đấy.

Chim mái cũng có khả năng hót, tuy nhiên giọng hót đơn điệu và ít hót hơn chim trống.

Nên chọn chú chim để chăm như thế nào?

Có rất nhiều yếu tố để lựa chọn một chú chim. Tùy theo mục đích và điều kiện kinh tế để lựa chọn. higlum.com xin lưu ý rằng, chòe lửa thường có giá trị phụ thuộc vào độ dài lông đuôi. 

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chích chòe lửa đúng cách

Chọn lồng nuôi

Do chòe lửa có phần lông đuôi dài, nên việc chọn lồng nuôi phù hợp với chú chim cũng khá là quan trọng. Không giống như chào mào hay chòe than, lồng nuôi chòe lửa thường có kích thước lớn hơn.

Một số loại lồng nuôi có thể kể đến như

  • Lồng ngoại: là loại hàng nhập từ nước ngoài, điêu khắc tỉ mỉ và giá thành cũng khá “chát”.
  • Lồng “đặt”: là loại lồng được làm riêng, chuẩn chỉ, phù hợp với nhiều người. Giá thường dao động từ vài trăm đến vài triệu.
  • Lồng “chợ” : lồng nuôi cho những người mới tập chơi, có giá rẻ từ vài chục đến vài trăm nghìn.
Chọn lồng nuôi cho chích chòe lửa
Chọn lồng nuôi cho chích chòe lửa

Đối với chòe lửa, tùy theo độ dài lông đuôi để chọn kích thước lồng

  • Với chim có lông đuôi ngắn (<17cm) chọn lồng 64 hoặc 68 nan,
  • Với những chim có lông đuôi dài hơn (>17cm) nên chọn lồng từ 72 đến 80 nan.

Sử dụng cóng đựng thức ăn và nước uống phù hợp. Ngoài ra có thể dùng kẹp sâu, dế trong lồng để đựng thức ăn tươi sống.

Xem thêm:

Chích chòe lửa ăn gì? Thức ăn cho chích chòe lửa

Thức ăn khô (cám)

Cũng như chòe than hay chòe đất, thức ăn của chòe lửa bao gồm thức ăn khô như cám hàng ngày và bổ sung thức ăn tươi.

Xem thêm  Kỹ thuật nuôi dế sinh sản - đơn giản, hiệu quả cho bà con

Các ae mới chơi có thể tự làm cám bằng công thức dùng bột đậu phộng trộn với trứng theo tỉ lệ 30% - 40%. Sử dụng máy làm cám mini để tạo hình và phơi khô. Đơn giản và luôn đủ chất cho chim. 

Nếu không có thời gian, có thể tìm mua sẵn cám cho chòe ở các hiệu bán chim. Có một số loại cám giúp chim căng lửa, tuy nhiên tùy theo vùng miền mà ae chọn cho hợp lý. Có thể lên một số hội nhóm trên facebook để tìm hiểu thêm.

Về thức ăn tươi cho chích chòe lửa, ae có thể tham khảo dưới đây.

Thức ăn tươi

Giun đất: Bên ngoài tự nhiên, có thể nói giun đất là thức ăn khoái khẩu của chòe lửa. Bạn có thể bổ sung cho chúng ăn mỗi tuần 1-2 con, nhất là vào thời kỳ thay lông.

Dế: Đây cũng là loại côn trùng ưa thích của chòe lửa. Bổ sung chất dinh dưỡng, và có tính mát cho cơ thể. Mỗi tuần cho ăn vài bữa, mỗi bữa 1-2 con. 

Sâu gạo (sâu quy) : là loại sâu có thể dễ dàng mua tại các tiệm chim hoặc bạn có thể tự nuôi nếu muốn. Đây là loại sâu giúp chim căng lửa, duy trì sức khỏe tốt. Vì có tính nóng, nên bạn không nên cho chim ăn quá nhiều loại sâu này trong thời gian dài.

Trứng kiến: một trong những loại thức ăn bổ sung chất dinh dưỡng tuyệt vời cho chim. Chuẩn bị bước vào giai đoạn thay lông, bạn nên cho chúng thường xuyên ăn loại thức ăn này.

Tắm cho chim
Tắm cho chim

Chế độ tắm cho chim

Để giúp chim căng lửa và duy trì trong thời gian dài thì việc tắm cho chim là không thể thiếu. Thời điểm tắm và phơi năng thích hợp là tầm 8 đến 10h sáng, hoặc buổi chiều lúc trời vẫn còn nắng nhẹ. 

Cho chim sang lồng tắm nhẹ nhàng, tránh gây hoảng loạn hoặc dùng tay bắt chim.

Thường xuyên tắm cho chim, mỗi tuần khoảng 3-5 lần giúp chim sạch sẽ và giữ lửa. 

Ngoài các phương pháp trên, bạn có thể giúp chòe căng lửa bằng cách cho chúng đi dượt thường xuyên, tập lực và chế độ ăn - nghỉ (ngủ) hợp lý.

Lời kết

Như vậy higlum.com đã cùng bạn tìm hiểu đặc điểm của chích chòe lửa, cách phân biệt trống mái. Bên cạnh đó là những thông tin về thức ăn, cách tắm, … cho chim.

Hi vọng bạn sớm sở hữu cho mình một chú chích chòe căng lửa, và đẹp dáng.

Rate this post