Hướng dẫn nuôi gà thả vườn – hiệu quả kinh tế cao


Nuôi gà thả vườn không còn là xa lạ đối với bà con nông dân. Hướng phát triển kinh tế này đã giúp nhiều hộ dân tăng thu nhập đáng kể, có thể lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Nếu như nắm vững được kỹ thuật nuôi, thì hiệu quả của mô hình này là điều tất yếu.

Mô hình nuôi gà thả vườn cho hiệu quả kinh tế cao
Mô hình nuôi gà thả vườn cho hiệu quả kinh tế cao

Với mong muốn giúp bà con có thể dễ dàng nắm bắt được các kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà thả vườn. Bài viết này sẽ làm rõ hơn từ khâu chọn giống, chuẩn bị chuồng nuôi, chăm sóc cho đàn gà luôn khỏe mạnh và sớm được xuất chuồng.

Chọn giống gà trước khi quyết định nuôi

Để có một đàn gà khỏe mạnh, thì khâu chọn giống là rất quan trọng. Có nhiều kinh nghiệm chọn gà giống hay, theo higlum.com thì có một số lưu ý dưới đây:

  • Lựa những con gà khỏe mạnh, nhanh nhẹn và có thân hình cân đối. Mắt mở to, linh hoạt.
  • 2 chân đều nhau, không bị dị tật. Cách không bị xệ và luôn áp sát vào thân mình.
  • Nên chọn những con có đầu to cân đối, cổ dài và chắc chắn.
  • Hoạt động nhanh nhẹn, chịu tìm thức ăn trùn quế– mỏ to và chắc chắn.

Gà giống có giá tùy theo từng thời điểm và từng địa phương. Tuy nhiên, bà con cần tham khảo các trang trại giống uy tín, tránh ham rẻ để mang gà bệnh tật – lỗi.

Chuồng nuôi cần khô ráo, thoáng mát
Chuồng nuôi cần khô ráo, thoáng mát

Kỹ thuật làm chuồng

Để có đàn gà khỏe mạnh, nhanh tăng cân thì khâu chuồng trại khá quan trọng. Nên chọn những nơi thoáng mát, cao ráo làm chuồng. Đảm bảo ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè.

Nên chọn hướng Đông hoặc Đông Nam để làm chuồng. Mục đích hướng được nắng sớm buổi sáng, tránh gió lạnh vào mùa đông.

  • Nếu bà con nuôi nhốt thì mật độ trung bình khoảng 10 con trên mỗi mét vuông (nuôi nền), nếu như nuôi ở sàn cao thì mật độ là 8 con trên mỗi mét vuông.
  • Với mô hình gà thả vườn, bà con chú ý mật độ khoảng mỗi mét vuông 1 con.
  • Hướng cửa chuồng về phía Đông Nam, sàn và cửa làm bằng tre hoặc lưới đảm bảo khô ráo và thoáng mát, đồng thời dễ dàng dọn vệ sinh.
  • Xung quanh chuồng che chắn bằng lưới B40 hoặc tre gỗ, lưới đen. Đảm bảo tránh rắn, chuột và buổi đêm. Đồng thời dễ dàng lùa gà ra vườn hoặc sân chơi vào ban ngày.
  • Sử dụng vải bạt để che chắn cách vách khoảng 20cm. Đảm bảo cho đàn gà không bị rét vào mùa đông và tránh mưa gió tạt.
  • Chủ động xây dựng hệ thống thoát nước thải khi vệ sinh chuồng, đồng thời dễ dàng cho việc tiêu độc khử trùng trước khi nuôi.
  • Ngoài ra, bà con có thể lắp hệ thống máng ăn – nước uống tự động hoặc bán tự động. Giúp giảm thiểu sức lao động.
  • Môi trường xung quanh khu vực nuôi cần phát quang bụi rậm, khơi thông cống nước ứ đọng. Làm giảm nguy cơ mắc bệnh cho đàn gà.
Xem thêm  Hướng dẫn nuôi chim cút đơn giản - cho hiệu quả tốt
Sân chơi cho gà cần rộng rãi - có nhiều cây xanh
Sân chơi cho gà cần rộng rãi – có nhiều cây xanh

Chuẩn bị sân chơi (chăn thả) cho gà

Sân chơi hay còn gọi là bãi chăn thả rất quan trọng cho đàn gà nuôi được khỏe mạnh. Giúp chúng vận động làm tăng sức đề kháng, cũng như tiêu hao năng lượng. Tạo độ chắc và thơm cho thịt.

Chọn những nơi có bãi đất trống rộng rãi, có nhiều cây xanh che nắng thì càng tốt. Nếu nền bên dưới bằng cỏ thì tốt hơn, còn không sử dụng nền đất hoặc cát.

Bố trí các máng thức ăn và nước uống hợp lý trong vườn nuôi. Nếu có điều kiện thì làm máng uống nước tự động.

Đảm bảo diện tích khu chăn thả đủ rộng, mật độ khoảng 1 đến 2 con trên mỗi mét vuông.

Tương tự như khu chuồng nuôi, bãi chăn thả cũng cần phải đảm bảo thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ. Không nên để tình trạng các vũng nước ứ đọng, thức ăn dư thừa quá lâu, làm gà dễ bị  bệnh.

Sử dụng lưới B40 hoặc xây dựng hàng rào chắn để bảo vệ đàn gà. Tuy nhiên, cần tạo không gian thoáng mát, tránh xây kín gây bức bối cho đàn gà.

Bố trí máng ăn - máng uống hợp lý
Bố trí máng ăn – máng uống hợp lý

Xem thêm:

Hướng dẫn nuôi gà thả vườn theo từng giai đoạn tuổi

Chia theo giai đoạn chăm sóc sẽ giúp cho đàn gà phát triển đúng như mong muốn, đồng thời tránh gây lãng phí công sức, thức ăn, …

Xem thêm  Hướng dẫn nuôi trùn quế, chăm sóc và thu hoạch hiệu quả

Giai đoạn 3 tuần tuổi đầu tiên (từ lúc mới nở đến được 21 ngày)

Sử dụng thức ăn đặc chủng cho gà con ở giai đoạn này. Những chú gà bé tuy ăn ít nhưng cần ăn nhiều bữa ở trong thời gian này.

Đổ thức ăn ra khay mỏng, với độ dày khoảng 1cm. Trung bình cách khoảng 3 đến 4 giờ thì tiếp thêm thức ăn một lần. Lưu ý, trước khi cho ăn bà con cần cạo sạch lượng thức ăn dư thừa cũ. Không nên để cũ mới lẫn lộn, gà con dễ bị bệnh.

Ở giai đoạn này, sử dụng các bình uống nước bé khoảng 1.5 đến 2 lít. Giai đoạn gà lớn hơn, sử dụng các bình uống nước diện tích 4 đến 5 lít.

Máng uống nước cần kê cao cách sàn khoảng 1 đến 3 cm. Sắp xếp xen kẽ với các khay chứa đồ ăn, đồng thời cần thay nước mỗi ngày 3-4 lần.

Giai đoạn 3 tuần tiếp theo (từ tuần thứ 4 đến hết tuần tuổi thứ 6)

Ở giai đoạn này, vẫn sử dụng thức ăn như giai đoạn trước. Nhưng bổ sung thêm các loại hạt khác như thóc, lúa, gạo và rau xanh cho đàn gà nuôi thả vườn thêm nhiều chất dinh dưỡng.

Sử dụng loại máng trung P30 để cho gà ăn ở giai đoạn này. Khi gà lớn hơn, bà con thay thế bằng loại máng P50. Khi đặt máng ăn – cần đảm bảo chiều cao của máng cao ngang với phần lưng gà. Mỗi ngày cho gà ăn từ 3-4 lần, trung bình 30 đến 40 con cho mỗi máng ăn.

Với gà ở giai đoạn này sử dụng loại máng uống nước có thể tích 4 đến 8 lít nước. Đặt máng nước cách nền khoảng 5cm, với mỗi máng nước như trên sẽ đáp ứng được nhu cầu của khoảng 100 con gà.

Giai đoạn từ tuần thứ 7 đến lúc xuất chuồng

Đây là giai đoạn gà sinh trưởng và phát triển rất nhanh, đòi hỏi một chế độ chăm sóc khác so với giai đoạn trước. Bà con cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Tăng gấp đôi lượng thức ăn so với giai đoạn trước. Bổ sung nhiều chất đạm, rau xanh để gà đủ năng lượng phát triển.
  • Chú ý cung cấp đủ lượng nước uống, theo dõi thường xuyên và thay nước mới. Tránh để nước nhiễm bẩn do thức ăn hoặc các tác nhân khác. Đặc biệt, những ngày nắng nóng cần bổ sung nước thường xuyên cho đàn gà.
Xem thêm  Kỹ thật nuôi gà chọi chiến siêu chuẩn - không thể bại trận
Những mô hình nuôi gà thả vườn thành công cần được nhân rộng
Những mô hình nuôi gà thả vườn thành công cần được nhân rộng

Một số lưu ý khi nuôi gà thả vườn

Cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên

Để đàn gà luôn khỏe mạnh, không mắc một số bệnh thường gặp thì yếu tố vệ sinh sạch sẽ chuồng trại và môi trường xung quanh đóng vai trò quan trọng. Bà con cần quan tâm một số lưu ý dưới đây:

  • Tránh đặt chuồng ở những nơi đọng nước, ẩm mốc. Xung quanh chuồng nuôi cần được phát quang bụi rậm.
  • Định kỳ sát trùng xung quanh khu vực chuồng nuôi theo chỉ định của bác sĩ thú y.
  • Sử dụng chất độn chuồng sạch, và xới đào theo định kỳ. Phủ thêm theo mỗi chu trình thời gian. Sử dụng chất độn khô và có độ tơi xốp như mùn cưa,…
  • Thường xuyên vệ sinh máng ăn, uống nước.

Thực hiện phòng bệnh cho gà

Nếu như chăn nuôi với số lượng lớn và thời gian dài thì việc gà mắc bệnh là khó tránh khỏi. Bà con cần bình tĩnh, sớm phát hiện ra những cá thể bị bệnh và cách ly ra khỏi đàn để được chữa trị và tránh làm bệnh lan sang những con khác.

  • Sử dụng vacxin V4 hoặc Lasota nhược độc đông khô để trị dịch tả cho gà ở giai đoạn từ 3 đến 7 ngày tuổi. Pha với tỉ lệ 100 liều / lọ + 30ml nước cất để nhỏ vào mắt và mũi gà. 
  • Giai đoạn gà khoảng 20 ngày tuổi, vẫn pha V4 hoặc Lasota. Tỉ lệ 1 lít nước : 100 liều/lọ cho gà uống trong ngày.
  • Giai đoạn gà 35 đến 40 ngày tuổi. Sử dụng Niucatxơn pha với tỉ lệ 100 liều/lọ + 30ml nước cất để tiêm cho gà (tiêm dưới phần da cánh)
  • Ngoài ra, để yên tâm nhất bà con nên nhờ thú y địa phương tư vấn thường xuyên về cách phòng và chống bệnh cho gà ở từng giai đoạn.

Lời kết

Như vậy higlum.com đã cùng bà con tìm hiểu về cách nuôi gà thả vườn, cho hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời hướng dẫn bà con cách làm chuồng, chăm sóc gà theo từng giai đoạn tuổi và một số lưu ý trong quá trình nuôi.

Chúc bà con sớm thu hoạch được đàn gà khỏe mạnh.

Rate this post