Thời gian gần đây, việc nuôi chim trĩ ngày càng được nhân rộng ra nhiều địa phương. Giá trị kinh tế đem lại khá lớn, nhưng đòi hỏi người nuôi phải bỏ nhiều thời gian tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc.
Bên cạnh đó, việc tìm và lựa chọn con giống chất lượng cũng mất nhiều thời gian. Cùng higlum.com tìm hiểu trong bài viết này để có thêm thông tin!
Table of Contents
Chim trĩ có đặc điểm gì, hình dáng và cách phân biệt
Đặc điểm
Là một trong những loài chim đẹp, có vẻ ngoài bắt mắt. Chim trĩ được nhiều người chơi làm cảnh. Đặc biệt là những con chim trĩ trống, có vẻ ngoài sặc sỡ hơn những chú chim mái.
Với chiều dài cơ thể từ 70 đến 90cm, chim trĩ trống sở hữu bộ lông màu hung đỏ. Phần mào màu đỏ, phần họng và cổ trước có màu xanh.
Ở chim mái, bộ lông có màu vằn nâu. Được tô điểm bới các chấm màu xám mốc hoặc màu đen. Kích thước nhỏ hơn chim trống, với chim trĩ đỏ – bộ lông khá mượt, màu vàng chanh và có điểm hạt xanh, trắng, đỏ.
Cũng giống như gà, chim trĩ ăn các loại cám ngô hoặc cám tổng hợp, rau xanh, cỏ,…
Cách phân biệt chim trĩ trống mái
Bắt đầu từ tháng thứ 2 hoặc thứ 3 trở đi, chúng ta có thể dễ dàng phân biệt được sự khác nhau giữa chim trống và chim mái.
Những chú chim trống, màu lông sẽ chuyển từ nâu nhạt sang đỏ pha. Cùng với sự thay đổi về màu lông, kích thước của những chú chim trống cũng sẽ nổi bật hơn.
Thời điểm này, quan sát sẽ thấy những nhúm lông màu đồng trên cố chim trống. Phía bên dưới là màu xanh lá cây, hoặc màu tím sáng.
Phần lông đuôi chim trống có màu nâu đỏ, pha cùng với các vệt đen hoặc trắng nhạt.
Chim trống trưởng thành có khối lượng khoảng 2 đến 2.5kg. Chiều dài lông đuôi có thể đạt tới 0.6m. Môi trường nuôi và điều kiện chăm sóc sẽ ảnh hưởng lớn đến độ dài lông đuôi.
Ở chim mái, khi đạt 3 đến 5 tháng tuổi sẽ bước vào giai đoạn thay lông. Sau khi thay, bộ lông không có nhiều khác biệt so với trước khi thay. Chủ yếu là màu nâu, tối và có những đốm màu hạt dẻ.
Không giống những chú chim trống, chim mái trưởng thành có trọng lượng 1.5 đến 1.6kg. Phần đuôi chim trĩ mái cũng ngắn hơn chim trống.
Cách chọn chim trĩ giống chuẩn – cho năng suất cao
Để có một đàn chim khỏe mạnh, thì khâu chọn con giống rất quan trọng. Bên cạnh môi trường và cách chăm sóc, để nâng cao hiệu quả kinh tế thì bà con nên đầu tư nhiều hơn vào khâu chọn giống.
Bước đầu tiên, bà con cần phân biệt giới tính chuẩn xác cho chim. Có thể dựa vào kinh nghiệm của chủ trang trại, hoặc bắt những con chim giống đã cứng cáp thì sẽ dễ phân biệt hơn.
Tùy theo mục đích nuôi, bà con cân nhắc tỉ lệ chọn giữa chim trống và mái cho phù hợp. Nên chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn.
Có thể chọn chim giống dựa vào đặc tính của chim bố mẹ. Những cặp bố mẹ có gen tốt, thân hình to lớn là tiền đề cho ra những thế hệ sau đạt chuẩn.
Xem thêm :
Làm chuồng nuôi chim trĩ và những lưu ý
Bà con cần chuẩn bị lồng úm, cho những chú chim trĩ giai đoạn từ 1 ngày đến dưới 2 tuần tuổi.
Với kích thước lồng úm tiêu chuẩn : 1.5m dài x 1m rộng x 0.7m cao. Với phần không gian lồng úm như thế này, có thể chăm sóc tới 80 chim trĩ giống con.
Hết tuần thứ nhất, sang tuần thứ 2 thì bà con có thể tách số lượng chim ra thành 2 lồng cho thoải mái.
Hết thời gian 2 tuần, bà con chuyển chim ra khỏi lồng úm . Bố trí chúng ở các ô lưới lớn hơn, diện tích gấp 2 lần lồng cũ. Mục đích giúp chim có nhiều không gian hơn.
Tiếp đến giai đoạn từ 3 tuần tuổi đến 2 tháng. Người nuôi cần điều chỉnh phần diện tích cho phù hợp, với mật độ 1 đến 2 con/mét vuông.
Nền chuồng nên có một lớn xi măng phủ, và rải cát dày khoảng 3-5cm lên trên, giúp chim không tiếp xúc trực tiếp với đất, và đồng thời chim có thể tắm cát – đẻ trứng.
Bên cạnh đó, bố trí cây trong khu vực nuôi có bóng mát. Các thanh ngang để chim có thể đậu đỗ nghỉ ngơi.
Chim trĩ ăn gì? Thức ăn của chim trĩ
Với chim trĩ vừa nở khỏi trứng, trong 2 tiếng đầu chỉ cho uống nước. Tiếp sau đó cho ăn các loại cám gà tổng hợp cho gà con, hoặc cám dinh dưỡng. Sử dụng các máng ăn và bình uống nước chuyên nghiệp.
Bổ sung các loại rau xanh vào khẩu phần ăn, khi chim trĩ đạt được 7 ngày tuổi. Có thể cắt nhỏ, trộn vào cám hoặc để vào máng ăn.
Sau khi chim đạt 2 tháng tuổi, lúc này có thể coi như chim phát triển hoàn toàn các cơ quan nội tạng và khả năng đề kháng hoàn thiện. Bà con có thể cho chim ăn các loại hạt thóc, bắp, đỗ xanh, … bổ sung các loại rau để chim nhanh lớn.
Bước vào giai đoạn sinh sản, sử dụng các loại cám tổng hợp cho gà mái đẻ để chim trĩ mái ăn. Cho ăn vào sáng sớm mỗi ngày, lưu ý vệ sinh máng ăn sạch sẽ trước khi cho thức ăn tiếp theo vào. Ngoài ra, bà con có thể cho ăn bổ sung các thức ăn tươi như giun quế, cá nhỏ, dế, …
Xem thêm : chăm sóc chích chòe căng lửa
Phòng trị bệnh cho chim trĩ như thế nào?
Trong 2 ngày đầu tiên sau khi nở, cho chim uống thuốc úm gà con để đảm bảo sức khỏe của chim. Tại thời điểm này, sử dụng nước sạch đun sôi để nguội. Liều lượng tuân thủ như hướng dẫn trên bao bì gói thuốc.
Nguyên nhân cần uống thuốc trong giai đoạn này là do chim trĩ cũng như gà con, khi mới sinh thì phần lòng đỏ trong cơ thể còn sót lại. Nếu không uống thuốc, chim non dễ bị tiêu chảy.
Từ ngày thứ 3 trở đi, ngưng cho chim trĩ sử dụng thuốc. Để chim uống nước sạch, có thể bổ sung một số loại vitamin vào nước uống cho chim tăng sức đề kháng.
Để đảm bảo chim khỏe mạnh trong quá trình nuôi, bà con cho chim uống thêm thuốc trị tiêu chảy pha vào nước. Cứ cách 5 ngày thì pha vào nước sạch cho chim uống 1 lần.
Trong thời gian chăm sóc, thường xuyên quan sát phân và biểu hiện của chim để có thể kịp thời xử lý khi chim bị bệnh.
Chim trĩ giống giá bao nhiêu tiền?
Tùy vào từng địa phương và thời điểm, giá chim trĩ có thể thay đổi. Dưới đây là mức giá đưa ra để bà con tham khảo. Trước khi quyết định chọn mua, bà con nên tham khảo kỹ cơ sở chăn nuôi, và uy tín của trang trại nuôi để quyết định đầu tư.
Giá dưới đây tính trên đơn vị 1 con
- Chim dưới 1 tuần tuổi : 40 nghìn/ 1 con
- Từ 1 đến 2 tuần tuổi : 70 nghìn/ 1 con
- Từ 2 đến 3 tuần tuổi : 80 nghìn / 1 con
- Từ 3 tuần đến 1 tháng tuổi là 90 nghìn / 1 con
- Từ 1 đến 2 tháng tuổi là 150 nghìn/ 1 con
- Từ 2 đến 3 tháng tuổi là 250 nghìn / 1 con
- Từ 3 đến 4 tháng tuổi là 300 nghìn / 1 con
- Từ 4 đến 5 tháng là 350 nghìn / 1 con
- Từ 5 đến 6 tháng (hậu bị) là 400 nghìn/ 1 con
- Từ 6 đến 7 tháng (giai đoạn có thể sinh sản) là 450 nghìn / 1 con
Lời kết
Như vậy higlum.com đã cùng bà con tìm hiểu đặc điểm, cách phân biệt chim trĩ giống mái. Cùng với đó là một số thông tin về giá chim trĩ giống và cách nuôi, trị bệnh cho chim trĩ con.
Chúc bà con sớm sở hữu đàn chim trĩ khỏe mạnh, cho hiệu quả kinh tế cao.