Mặc dù màu sắc không nổi bật như Giả hạc cũng không nồng nàn như trầm hay nhẹ nhàng như long tu, nhưng ấy vậy và người ta lại rất thích. Bởi càng chơi lâu mới thấy được cái vẻ đẹp yêu kiều của nó.
Để biết rõ hơn về loại lan này thì bạn có thể tham khảo bài viết này nhé! Không những vậy còn có thể biết cách trồng lan hoàng phi hạc tuyệt đẹp nữa đấy!
Table of Contents
Tìm hiểu về lan hoàng phi hạc
Vì dễ trồng và dễ chăm cũng như ra hoa nhiều và màu sắc cũng hấp dẫn nên hiện nay người ta rất thích lan hoàng phi hạc. Danh pháp của nó là Dendrobium signatum.
Hình thái
Dù là loại lan thân thẳng hay thòng thì đều có xu hướng mọc hướng về phía mặt trời mọc. Sau đó tùy từng loại thân mà phát triển theo mỗi cách khác nhau.
Thông thường gốc cây sẽ nhỏ hơn phần ở giữa. Chiều cao chỉ đạt tối đa tầm 60cm. Thông thường thân sẽ to cỡ 1 ngón tay cái. Tuy nhiên kích thước của cây còn phụ thuộc vào điều kiện trồng cây đó nữa.
Thân cây hơi dẹt với nhiều nếp nhăn thẳng từ đầu đến cuối thân. Thân cây có nhiều màu khác nhau như xanh, vàng hay xanh ánh vàng. Ngoài ra cũng có loại có sọc trắng chạy dọc thân nữa. Thân cây chia thành nhiều đốt dài ngắn khác nhau. Tại mỗi đốt sẽ có 1 lá. vào dịp xuân thì cây sẽ ra mầm và lá ở các gốc. Đến cuối năm lá sẽ rụng và cây vào mùa nghỉ. Lúc này lá rụng hết chỉ còn các bẹ trắng ôm lấy thân mà thôi.
Thông thường lan hoàng phi hạc sẽ có nhiều lá. Các lá sẽ mọc so le nhau chừng 2 đến 4cm. Mỗi lá có thể dài đến 6cm và to khoảng 2 đầu ngón tay chụm lại. Tuy nhiên kích thước cũng có thể thay đổi do từng loại và cách chăm sóc. Đuôi lá nhọn và tổng thể lá có hình thoi. Tùy vào việc cây có đủ nước hay không mà lá có màu xanh vàng hay xanh đậm. Mặt lá có nhiều sọc trắng hoặc lá gân lá.
Đến cuối năm cây sẽ rụng lá nhưng vẫn ra ngọn, và vẫn ra hoa vào đầu năm. Thường thì thân rễ có màu trắng sữa. Nhìn chung ít có màu khác lắm. Nếu thời tiết không lạnh thì rễ cây mọc quanh năm được. Nếu lạnh thì có thể không phát triển nữa hoặc lá phát triển chậm. Theo thời gian rễ bắt đầu nhiều lên và dài ra để tìm cách hút nước.
Hoa thường mọc theo chùm và mọc từ ngay mắt của thân. Mỗi chùm có thể dài 5cm. Và có thể có 1 hay nhiều hoa hơn. Mức độ nhiều hay ít hoa thì phụ thuộc vào việc nó có nhận đủ nắng không?
Loại lan này hay được tìm thấy ở những nơi cận nhiệt đới ẩm như Nam Á. Ở nước ta nó có nhiều ở Lào Cai hay Sơn La,…
Đặc điểm sinh học khác của cây lan hoàng phi hạc
Mùa hoa thường cuối xuân đầu hè. Hoa không nở 1 đợt mà nở rải rác. Chính vì thế mà căn cứ vào khí hậu nơi trồng mà bạn điều chỉnh cho thích hợp.
Hoa thường có cánh vàng lưỡi nâu đỏ. Nếu là loại đột biến sẽ vàng tuyền hay trắng tuyền. Nhưng nhìn chung rất hiếm.
Các loại lan Hoàng phi hạc rừng màu sắc có thể khác nhau nhưng đặc điểm của hoa đều xoăn tít lại trông rất hay ho. Mỗi cây lại xoăn 1 kiểu khác nhau nên phải chơi lâu mới nhận ra sự khác nhau đó. Thời gian chơi hoa khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Nhưng khi thời tiết nóng, độ ẩm thấp thì có thể ít hơn. Thời tiết mát lạnh thì dài hơn.
Xem thêm:
- Lan tam bảo sắc có gì đặc biệt?
- Dâu tây có tốt đối với sức khỏe không?
- Ổi và những tác dụng bất ngờ đối với sức khỏe
Một số loại lan hoàng phi hạc được ưa chuộng và cách nhận biết
Màu sắc của cây phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và sinh thái của từng vùng mà cây mọc. Nhưng gần như hình thái hoa và màu sắc không có sự khác biệt lắm. Hoa vẫn xoắn và có màu trắng hay tím nhạt.
Loại màu vàng
Loại hoàng phi hạc vàng thì thân vừa to vừa cứng. Chiều cao tầm từ 20 đến 60cm. Thân cây vàng óng với nhiều sọc chạy khắp thân. Phần ngọn và gốc thân cây nhỏ còn phần giữ phình ra.
Lá cây mềm và đầu tròn. Mùa thay lá là mùa thu. Hoa mọc thành từng cụm 2 bông 1 ở những đốt của cây đã rụng hết lá. Mỗi bông sẽ có đường kính chừng 7cm. Họng hoa vàng, lá đài xoăn lại.
Loại màu xanh
Không khác hoàng phi hạc vàng về ngoại hình. Chỉ có điều họng hoa lại có màu xanh tươi chứ không vàng. Loại hoa này không thích hợp ở nơi mưa nhiều hay ẩm ướt. Bạn có thể trồng giỏ hay giá thể gỗ đều rất được. Miễn sao phải thoát nước nhanh là được.
Hoa sẽ mọc thành từng chùm, kích thước nhỏ hơn hoàng phi hạc vàng 1 chút. Hoa hay mọc ở mắt của thân. Hoa có thể nhiều hay ít cánh phụ thuộc vào kích thước cây hay mức độ nhận được ánh sáng. Nếu cây hứng được nhiều nắng thì càng ra hoa nhiều.
Loại màu tím
Khác với 2 loại trên loại này cánh xanh nhưng họng tím. Mùi hương cũng đậm hơn so với 2 người anh em ở trên. Rễ giống lan tím là rễ chùm với phần đầu rễ màu xanh pha trắng. Những phần còn lại của rễ thì là trắng pha vàng. Vào mùa đông rễ cây sẽ chậm phát triển hoặc ngừng phát triển hẳn.
Loại đột biến
Cũng như các loại lan đột biến khác thì loại này rất hiếm và giá thành lại cao. Thường có màu vàng tuyền hoặc trắng tinh.
Cách nhận biết lan hoàng phi hạc
– Thân cây thuần chủng cao tối đa 60cm nhưng thường chỉ tầm 40cm mà thôi. Giả hành của cây đứng và dài. Nhưng cũng có khi sẽ cong. Nhưng tất cả đều có đặc điểm là phần gốc nhỏ hơn phần trên. Thân cây có các rãnh vàng chạy dọc. Lá cây mềm và đầu nhọn như mũi mác. Thời điểm cây thay lá vào mùa thu.
– Hoa có đường kính như 1 chiếc cốc, cứ 2 hoa 1 cụm. hoa tập trung ở các đốt của các thân đã rụng hết lá. Mùa hoa là độ Đông Xuân. Thời gian chơi hoa và lưu hương lâu. Thông thường hoa sẽ có màu trắng thỉnh thoảng phớt hồng nhẹ. Những cánh ở bên cùng với lá đài sẽ xoăn lại. Trong khi môi hoa thì cuộn lại.
Hướng dẫn trồng lan hoàng phi hạc cho người mới chơi lan
Xử lý cây giống sơ qua trước khi trồng
– Không có thời gian chính xác thời gian trồng lan khi nào là tốt. Chỉ cần khi mầm ở gốc chưa nảy hoặc cùng lắm là chưa ra rễ thì nên tồng. Thông thường là từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau tính theo lịch âm. Còn nếu mầm đã có rễ bạn cần kỹ lượng hơn vì nó dễ bị chột.
– Đầu tiên là tỉa sạch rễ của những giả hành đã trên 10 tháng. Lá nào dập nát cũng bỏ.
– Bạn có thể tách giả hành theo đôi hoặc 3 giả hành 1 với nhau. Vừa tiết kiệm lại có nhiều mầm.
– Ngâm cây giống trong dung dịch nano bạc, Benkona hay Physan 20 đã pha theo chỉ dẫn chừng 10p.
– Sau đó để cây cho ráo rồi tiếp tục ngâm với chế phẩm Hùng Nguyễn thêm 1 tiếng nữa là được.
Lựa chọn giá thể cho cây
Giá thể dành cho hoàng phi hạc khá đa dạng. Tùy vào điều kiện và sở thích mà bạn cho giá thể cho thích hợp. Nhưng đặc điểm chung nên là có tuổi đời từ 5 năm trở lên.
Trồng trên gỗ và lũa sẽ rất đẹp. Tuy nhiên năm đầu bạn phải tốn nhiều công chăm sóc, tưới nước, cây cũng không chắc chắn lắm. Nên nhiều người chọn trồng chậu và dùng dớn vụn và vỏ thông. Chậu dùng loại nào cũng được nhưng nhiều người cho biết rằng dùng chậu gỗ sẽ tốt nhất.
Nhưng dù là trồng bằng giá thể nào thì bạn cũng cần ngâm nó ít nhất 2 tiếng với nước vôi và rửa cho sạch lại để ngăn vi khuẩn gây bệnh.
Kỹ thuật trồng lan đúng cách
Trồng đứng thẳng vẫn là tư thế tốt nhất. Vì giả hành sẽ cứng và mầm non ra sẽ hướng lên trên đẹp hơn các tư thế khác.
Nếu trồng trên lũa hay thân gỗ thì bạn khoan 1 lỗ nhỏ rồi đặt 1 chiếc đũa vào. Cuối cùng dùng dây cố định giả hành vào đũa cho chắc chắn. Nhớ là mắt ngủ phải lộ thiên và gốc cây phải chắc chắn. Như vậy cây mới mau bám rễ và tạo điều kiện ra mầm được.
Còn trồng chậu thì cắm vài thanh tre cho chắc rồi thêm 1 chiếc đũa cố định ở chỗ móc treo. Cuối cùng gắn giả hành vào thanh trẻ và đũa là được.
Ánh sáng
Mức độ chiếu sáng để cây phát triển tối đa là từ 20 đến 50%. Bạn có thể đặt lan dưới 1 tấm lưới che nắng là được. Lưới che nắng cho lan có thể sản xuất ở bất cứ nước nào. Công dụng của nó không khác nhau là mấy đâu.
Cây con mới trồng chưa cứng cáp bạn chỉ nên duy trì mức độ chiếu sáng 20% mà thôi. Nhưng mức độ chiếu sáng này sẽ tăng lên 40% nếu nhiệt độ dưới 30 độ. Đến khi cây cứng cáp thì mức độ chiếu sáng chỉ cần 30% là cây đủ phát triển và khỏe mạnh suốt 4 mùa rồi.
Tưới nước cho cây
Nước tưới cho cây phải đảm bảo sao cây đủ ẩm, giá thể thoáng để rễ phát triển cũng như giúp lá cây sạch sẽ. Nếu ghép cây vào thân gỗ hoặc thân cây ống mỗi ngày phải tưới 1 lần. Nếu nhiệt độ trên 30 độ thì phải tưới 2 lần 1 ngày.
Còn nếu cây trồng chậu thì giảm số lần tưới cũng như lượng tưới nước xuống. Vì lúc này cây giữ ẩm rất tốt. Khi tưới nên tưới nhẹ nhàng để tránh dập lá và thân cây.
Bạn có thể dùng bình tưới phun sương hoặc vòi tưới có điều chỉnh xa gần.
Điều cần chú ý để cây ra hoa là nhiệt độ và độ ẩm của vườn trồng. Thường thì cuối năm cây sẽ rụng hết lá. Nhưng điều này cũng không quyết định được cây nhiều hoa hay không.
Dù là cây non hay cây đã cứng cáp bạn vẫn phải cung cấp đủ độ ẩm và ánh sáng cũng như đảm bảo bộ thông thoáng cho rễ cây. Khi mùa đông đến cần để cây ở chỗ thoáng gió giúp cây phát triển khỏe mạnh cho mùa sau.
Bón phân
Theo kinh nghiệm của nhiều người thì phân bón tối giản sẽ tốt hơn. Vừa tiết kiệm thời gian, tiền bạc mà hiệu quả vẫn tốt.
– 1 đến 2 tuần dùng NPK Te 20-20-20 cùng với chế phẩm Hùng Nguyễn phun cho cây. Khi nào rễ non dài được khoảng 7 đến 10cm thì dừng.
– Khi rễ đã bắt đầu bám giá thể hoặc xuyên qua giá thể thì dùng 1 túi lưới đựng phân tan chậm để sát thành chậu. Không nên để phân chạm vào đầu rễ. Bạn có thể dùng phân tan chậm Nhật 14-13-13 hoặc loại TE 5-5-5 đều được.
Sau đó thì cứ 1 đến 2 tuần dùng chế phẩm Hùng Nguyễn để phun. Cùng với đó bón phân trung vi lượng và nano đồng cho cây 1 lần. Liều lượng cũng như trên. Khi nào giả hành có dấu hiệu thắt ngọn và kéo dài được 1 tháng thì thôi.
– Sau đó bạn dùng phân NPK 6-3-30 để bón cho cây. Hoặc loại phân nào có nhiều lân và kali. Mỗi tuần phun 1 lần. Phun 3 lần là được.
– Khi thời điểm chờ mùa hoa đến sẽ lặp lại quy trình này. Nhiều người lúc này giảm lượng nước đi khoảng 50 đến 75% để nhiều hoa hơn. Nhưng thực tế không cần thiết lắm.
Phun thuốc cho cây
– Vào mùa mưa cứ khoảng 10 đến 20 ngày bạn dùng nano bạc, Benkona hay Agrifos để phun cho cây. Liều lượng như trên bao bì. Khi phun thì phun vào buổi sáng sao cho đẫm mặt lá dưới, nền trồng và giá thể trồng cây.
Còn mùa khô thì chỉ cần giãn ra tháng phun 1 lần thôi.
– Khi lan bị bệnh thì bạn sẽ căn cứ vào tình trạng của lan để tìm thuốc điều trị thích hợp. Còn muốn ngừa bệnh thì có thể tham khảo các cách phòng ngừa trên mạng. Còn bên dưới là cách dùng các loại thuốc với nhau để tăng hiệu quả.
– Tối thiểu 1 tháng phải phun thuốc ngừa bọ trĩ cho cây 1 lần. Ngoài ra còn có gián, kiến, mối, ruồi vàng,… cùng nhiều loại côn trùng gây bệnh cho cây khác. Bạn có thể dùng Pesiu, Sk Enspray 99 hay Fendona đều được.
Mặc dù các loại thuốc này là thuốc sinh học nhưng bạn cũng cần chú ý nếu côn trùng quá nhiều thì các thuốc này không tiêu diệt hết được. Lúc này hãy dùng loại độc và kích độc để tiêu diệt. Đương nhiên bạn phải có biện pháp bảo vệ sức khỏe người thân nếu dùng loại độc hay kịch độc rồi. (Nguồn: higlum)
Thuốc phòng ngừa sâu bệnh hại cho cây hay bất cứ thuốc nào bạn cũng nên phun khi chiều mat. Có như vậy thuốc mới phát huy hiệu quả được. Khi tưới chú ý tưới đẫm mặt lá dưới, nền đất và giá thể trồng lan. Bạn có thể pha chung Movento và Pesiu hoặc Sk Enspray99 và Fendona với nhau.
Tùy vào điều kiện môi trường mà lượng phân bón và nước tưới bạn điều chỉnh sao cho hợp lý. Để cây của bạn phát triển tốt nhất.
Kết luận
Với cách trồng lan hoàng phi hạc như trên chúng mình đã chia sẻ, bạn hoàn toàn có thể trồng được cho mình 1 cây lan như ý. Vừa đẹp lại vừa tỏa hương thơm ngát.
Xem thêm: