Cách trồng Lan Long Tu – thân khỏe, hoa ra đúng dịp

Ngoài cái tên là lan long tu thì nhiều người còn gọi nó là hoàng thảo long tu. Danh pháp là Dendrobium primulinum. Loại lan này được nhiều người chọn chơi vào dịp tết. Bởi lẽ không chỉ hoa đẹp mà còn có mùi thơm dễ chịu. Chưa kể giống lan này cũng rất dễ trồng và chăm sóc nữa.

Cùng #higlum tham khảo cách trồng và chăm sóc lan long tu chuyên nghiệp nhé! 

Nhận biết lan long tu và đặc điểm từng loại

Loại lan nào cũng thế, bạn muốn chăm sóc chúng tốt thì cần tìm hiểu kỹ đặc điểm của nó đã. Có như vậy thì cây mới khỏe mạnh được. 

Đây là loại lan có nhiều ở các nước châu Á nên chủng loại nhiều cô cùng. Ở nước ta có một vài loại lan có độ phổ biến cao. Đó là:

Long tu xuân

Long tu xuân thơm nhẹ, hoa không quá to nhưng lại nở vào đúng dịp Tết. Chính vì thế mà rất nhiều người mê cái vẻ nhỏ nhắn yêu kiều của nó. 

Đây là loại lan nằm trong họ hoàng thảo nên mùi thơm và vẻ đẹp không cần bàn cãi. Thân cây dài màu tím, hoa nở ra cũng cho màu tím đậm. Còn cây thân trắng sẽ cho hoa trắng. 

Hướng dẫn trồng và chăm sóc lan long tu
Hướng dẫn trồng và chăm sóc lan long tu

Lan long tu thường được tìm thấy ở những khu rừng rụng lá có độ cao trên 500 đến 1000m so với mực nước biển. Giống lan này có nhiều ở miền Bắc và khu vực Bảo Lộc, Lâm Đồng. 

Thân cây dài tầm 30 đến 50cm và thõng xuống. Lá chỉ rộng cỡ 2 đầu ngón tay chụm lại và dài tầm 10cm. Hoa to như chiếc chén nhỏ mọc ở các đốt trên thân cây đã rụng hết lá. Hương thơm của hoa nhẹ nhàng. Mùa hoa tầm xuân hè. Thời gian lưu hoa khoảng 14 ngày. 

Cách chăm sóc

Giống này thích hợp với nơi nhiều nắng, dễ trồng và dễ chăm nên ghép vào giá thể nào cũng được. Chỉ cần chú ý ghép vào mùa hoa nghỉ là được. Sau đó thì phơi nắng để cây con khỏe mạnh.

Khi cây vào mùa sinh trưởng thì cần tưới nhiều nước. Lúc trời mát thì giảm lượng nước và số lần tưới đi.

Đối với cây con cần tưới nhiều nước quanh gốc và chú ý tưới phân 20-20-20 hoặc 15-15-15 với nồng độ 4ml cho 4l nước. Bón phân đều đặn mỗi tuần. Khi tưới nước cần chú ý rễ khô mới tưới cho cây. Khi cây có dấu hiệu rụng lá vào mùa nghỉ thì không bón phân nữa và giảm lượng nước xuống tối đa. Có thể phun sương cho cây khỏi héo là được. 

Giống lan này cần nơi thoáng mát và không cần thay chậu. Vì thế lúc tồng nên thêm vỏ cây hoặc ít dương xỉ vào. 

Nếu thay chậu nhiều có thể khiến lan bị chết. Khi cây ra nụ cần ngưng tưới nước. Chừng 1 tháng bạn nên hạ nhiệt độ ban đêm xuống cuống chừng 40 đến 50 độ F là được.

Lan long tu Lào

Long tu lào là loại lan rừng đẹp và hiếm. Loại này dễ trồng, dễ chăm nhưng cho hoa tuyệt đẹp nên giới sành làn rất thích. Giống lan này mọc ở những khu rừng có độ cao tầm 500 đến 1000m so với mực nước biệt. Một vài nước có loại lan này là Lào, Việt nam và Thái Lan. Tại Việt Nam thì nó có nhiều ở Lâm Đồng.

Xem thêm  Hướng dẫn trồng cây Bạch Thiên Hương xanh tốt, cho hoa đẹp
Phương pháp trồng long tu
Phương pháp trồng long tu

Đặc điểm của lan long tu lào

Lan long tu lào thân tròn và chỉ cao tối đa đến 50cm. Còn không tầm 30cm thôi. Thân cây có nhiều đốt và được bọc trong 1 lớp vỏ mỏng rất dễ bong. Mỗi đốt lại có các vết lõm sâu. Vào thời kỳ cây trưởng thành thân cây sẽ căng mọng và có màu xanh đậm.

Mỗi lá của cây dài tầm 10cm khá dày và bóng. Hoa long tu lào lại hay mọc ở những cành già và to. Nó sẽ mọc ở các chỗ đốt có vết lõm sâu. Ho có màu trắng và chia thành 3 thìa với 3 sọc vàng nổi bật. Nếu chăm sóc tốt 1 cây trưởng thành sẽ nở hoa trên 4 đến 5 cành. Mỗi cành tầm 15 đến 20 bông. Mùa hoa tầm vào độ xuân hè. 

Thân cây có 1 lớp lông tơ. Khi mùa nghỉ đến thân cây sẽ căng mọng, lớp vỏ bên ngoài cũng sẽ đổi sang màu nâu. Bằng mắt thường bạn cũng thấy được chỗ các mắt sẽ có màu trắng nhạt. Đó cũng chính là nơi nụ hoa sẽ bật ra sau này. 

Cách trồng và chăm sóc

Giống long tu lào được người chơi lan đánh giá là dễ trồng và chăm sóc. 

Vì đây là cây nhiệt đới nên nhiệt độ cần cho nó phát triển tối đa không nên quá thấp. Thông thường nên duy trì từ 20 đến 32 độ.

Lượng ánh sáng cần cho cây rất nhiều. Đồng thời nơi trồng độ ẩm cũng tối thiểu phải 70%.

Tùy sở thích mà bạn có thể chọn giá thể trồng lan khác nhau. Người thì dùng chậu với giá thể là than hoa và xơ dừa. Người thì dùng khúc gỗ mục. Nhưng dù là giá thể nào thì cũng nên ghép khi mùa đông đến và lá đã rụng hết. Sau đó thì đem phơi nắng để cây có điều kiện phát triển tốt. Mùa hè tới thì dùng 1 tấm lưới che lại là được.

Khoảng tầm đến tháng 3 dương cây sẽ bắt đầu nhú nụ, trên thân cũng có nhiều chồi non. Lúc này chỉ cần tưới ít nước cho cây là được đủ để mầm non lớn lên. Các chất kích thích hay phân cũng không nên dùng. Chú ý chỉ tưới vào gốc không tưới nhiều sẽ làm hỏng cây con. Khi nào nụ nhô hẳn ra ngoài mới tăng lượng nước lên.

Khi hoa mọc cũng là lúc các mầm non bên dưới phát triển.  Lúc này là thời điểm để bạn bón phân cho cây. Lúc này nên dùng phân NPK 30-10-10 là tốt nhất. Có thể thêm B1 vào rồi tưới cho cây là được. Nếu có phân hữu cơ đã phơi ải thì bón cho cây càng tốt. Nếu đủ chất thì đến mùa trưởng thành cây sẽ rất tốt. 

Theo nhiều người thì thời gian nghỉ của long tu lào sớm hơn các loại khác. Tầm tháng 10 dương là đã có dấu hiệu mùa nghỉ rồi.

Lúc này ngọn cây thắt lại, lá cũng bé đi. Thời điểm mùa nghỉ bắt đầu sẽ giảm lượng nước xuống và đến tháng 12 là cây chính thức vào mùa nghỉ. Mùa nghỉ nên treo cây ở nơi có nhiều ánh sáng. Sang tháng 2 dương thì mỗi ngày tưới nước cho cây 1 lần để nó ra chồi.

Lan long tu đá

Giống này thân ngắn màu xanh có nhiều sọc trắng nổi trên thân. Lá cây mỏng. Dù lúc tươi hay lúc gần xuống lá thì nó vẫn có màu xanh. So với long tu xuân thì loại này cho màu tím đậm hơn. Ngoài ra còn có cả màu trắng nữa. hoa cũng có nhiều lông. Nhìn chung nếu không chăm sóc kỹ thì loại này khó ra hoa và cũng khá khó trồng. 

Hoàng thảo vôi

Loài này thân to đốt ngắn. Mỗi đốt lại có 1 lớp vỏ mỏng rất dễ tróc ra. hoa thơm khá giống hoa nhài. Ở mỗi cánh lại có nhiều lông tơ. Hoa có màu nhạt, họng hoa có các sọc đỏ tía.

Xem thêm  Cách trồng nấm kim châm đơn giản - ít bệnh - nhanh thu

Thực tế trên thị trường có nhiều loại lan khác nhau. Nhưng hiện tại thì những giống này có độ nhận biết cao. Nếu thích chơi lan thì bạn có thể tìm theo nhiều loại lan long tu nữa. 

Xem thêm:

Hướng dẫn trồng và chăm sóc lan long tu nói chung

Trong họ nhà lan thì lan long tu là giống lan được trồng nhiều nhất. Vì chúng dễ trồng, dễ chăm lại phổ biến. Dù ở vùng miền nào cũng có thể trồng được giống cây này và cho hoa đẹp.

Nhất là dịp Tết đến có 1 vài giỏ lan Long Tu treo trong nhà thật sang trọng phải biết. Chưa kể hương thơm dễ chịu còn khiến tâm hồn thư thái rất nhiều nữa. 

Nên ghép lan lúc nào?

Nhiều người thường tự hỏi thời điểm tháng mấy thì ghép lan thòng và 3 loại trên là thích hợp. Thực ra không cần quan tâm tháng mấy đâu. Khi nào thấy giả hành đã rụng hết và chuẩn bị nhú nụ thì tiến hành ghép lan. Cùng lắm là khi có mầm non nhưng chưa có rễ. Nhìn chung vào độ tháng 10 đến tháng 2 âm lịch năm sau. 

Giá thể trồng lan

Tùy vào sở thích mỗi người mà có thể dùng giá thể khác nhau. Nhưng theo đánh giá thì trụ dớn hay bảng dớn vẫn là dễ chăm nhất, cây cũng phát triển gần như tối đa. Sau đó thì mới đến miếng gỗ hay trụ gỗ. Cuối cùng là gỗ lũa và chậu. 

Xử lý cây giống sơ bộ

Bước 1: Xử lý lan giống sơ bộ

Thông thường lan mua về sẽ có vài giả hành chưa ra hoa (chừng dưới 1 tuổi) và khá nhiều giá hành từ 2 tuổi trở lên. Đối với người mới chơi lan thì nên chia theo cặp cho tiện chăm sóc. Sau đó dùng dao thật sắc mà mỏng để cắt vào chỗ mối nối giữa 2 giả hành. Nếu dao không đạt yêu cầu sẽ khiến 2 giả hành bị xé toạc ra. Nhẹ thì hỏng mắt ngủ. Nặng có khi hỏng cả nửa giỏ lan luôn. 

Sau đó tiến hành tỉa các rễ già đi. Không nên tỉa ngắn quá mà nên giữ lại chừng 2 đốt ngón tay để gắn ghim vào bảng dớn. Phần còn lại thì tỉa bỏ hết.

Bước 2: Ngâm gốc lan

Cứ 1ml Physan 20 thì hòa với 1l nước. Hoặc 2ml Benkona hòa với 1l nước rồi cho lan vào ngâm 10p. Sau đó vớt ra treo lên cho ráo nước.

Cũng nồng độ như trên nhưng hòa B1 và Atonik với nhau và ngâm nửa tiếng. Chú ý không nên lạm dụng Atonik nhé! Bởi Atonik bạn bắt buộc phải cho cây đủ ẩm và dinh dưỡng. Nếu không sẽ trở thành thuốc hại cây. Hiện nay thì người ta dùng nhiều chế phẩm Hùng Nguyễn hơn. Cũng liều lượng như trên nhưng ngâm tầm 30 đến 120p rồi vớt ra để ráo mới đem đi ghép.

Bước 3: Ghép lan và treo lan đúng cách

Dùng ghim hoặc vật dụng nào đó cố định chắc chắn gốc lan vào bảng dớn. Theo kinh nghiệm thì những lan cùng tuổi thì nên ghép cùng 1 bảng dớn cho dễ chăm sóc. Hành giả nào dài thì cùng ghép vào 1 giò cho dế. Tương tự ngắn cũng thế. Như vậy vừa tiện chăm sóc mà ra hoa cũng đều và đẹp.

Tốt nhất là dùng các  dụng cụ bằng nhựa còn không dùng càng ít sắt thép thì càng tốt. 

Ghép xong liền lập tức treo lên giàn cho thoáng và để ở nơi có độ chiếu sáng chừng 70%. Đơn giản nhất chính là dùng 1 lấm lưới che lại là được. Khi treo lan nên để gốc lan càng xa lưới càng tốt. 

Xem thêm  Cách trồng rau muống sạch trong thùng xốp - xanh mơn mởn

Bón phân cho cây

Thông thường 1 tuần người ta phun cho cây bằng chế phẩm Hùng Nguyễn. Nồng độ cứ 1ml dùng cho 1l nước. Hoặc có thể dùng Atonik và B1 cũng được. Một điều cần đặc biệt chú ý là Atonik chỉ dùng khi cây đã có giả hành, giả hành đó phải mọng nước mới có hiệu quả. Dùng Atonik cũng sẽ để lại nhiều hậu quả không tốt. Vì thế bạn nên cân nhắc. Bạn tiến hành phun đến khi cây có rễ mầm non khỏe thì thôi. 

Tiếp tục khoảng 7 đến 10 ngày phun TE 30-10-10 hoặc 20-20-20 cho cây. Đến khi mầm rễ non dài được chừng 1 ngón tay thì tiến hành gắn phân 13-11-11 ME của Nhật cho cây. Mỗi nửa tháng thì tiến hành phun phân trung và vi lượng cho cây.

Khi cây được 8 tháng thì bắt đầu phun TE 6-30-30 cách nhau mỗi lần là 10 ngày. Khi đến tháng thứ 9 thì giảm lượng nước xuống tối đã, Mục đích là để lá rụng hết. Khi nào cây được 11,5 tháng thì lại tưới đẫm nước cho gốc. Số lần tưới tùy thuộc vào giá thể. Sau đó thì khoảng 10 đến 20 ngày sau cây sẽ có nụ.

Tùy vào kích thước nụ mà bạn điều chỉnh lượng nước và ánh sáng. Nếu nụ to thì giảm sáng giảm nước và ngược lại. Sau đó thì chỉ cần tưới phun sương cách nhau chừng 3 đến 4 ngày mà thôi. Khi tưới cũng chỉ cần tưới đẫm rễ là được. Phải giữ được rễ thì năm sau hoa mới nhiều được.

Phân chuồng của động vật nào cũng được. Miễn là bạn phơi ải đi để ngăn vi khuẩn là được. Chú ý bón phân phải đúng nếu không sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cây lan của bạn đấy! Thậm chí ủ phân sai cách cũng sẽ khiến cho tình trạng cây lan không hề tốt chút nào đâu.

Phòng trừ sâu bệnh cho lan

Trong thời gian trồng thì khoảng 2 đến 3 tuần bạn tiến hành phun Movento hay Pesieu 1 lần cho cây. Mục đích là để phòng rầy, bọ trĩ hay nện đỏ.

Đồng thời 2 đến 4 tuần thì pha thêm chút thuốc trừ nấm để phun cùng 1 lần cho cây. Thuốc nấm bạn có thể dùng Aliette, Antracol,.. Thuốc vi khuẩn có thể dùng Poner, Physan hay Kasumin đều được. Khi pha thuốc thì cứ 1 phần thuốc nấm 1 phần thuốc vi khuẩn là được. Chú ý đừng để lan bị bệnh vì chữa rất khó. 

Thông thường người ta hay dùng Nano bạc hoặc đồng để chữa cho cây. Cứ khoảng 2 đến 3 tuần phun 1 lần xen kẽ nhau. Khi nào nhiệt độ ban ngày trên 33 độ sẽ không phun nữa. 

Lưu ý khi trồng và chăm sóc lan long tu

Hiện tại lan long tu thường được trồng bắt đầu từ tầm tháng 11, 12 và kéo dài tới tận tháng 1, tháng 2 năm sau. Còn cây ra hoa khi nào thì lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm của từng nơi. Chứ không có thời gian cụ thể chính xác được. 

Ví dụ đối với giống lan Việt Nam ở miền Nam thì nở đúng vào dịp Tết nhưng ngoài Bắc lạnh hơn thì không thể đúng dịp Tết được. Hơn nữa màu hoa cũng phụ thuộc khá nhiều vào lượng mưa trong năm đó cũng như thời gian hoa nở vào ngày nào. 

Nhìn thì có vẻ khó thể thôi nhưng cách trồng và chăm sóc lan long tu thực tế đơn giản hơn nhiều. Bạn có thể tự cảm nhận được khi bắt tay vào trồng loại loan này. Và điều đặc biệt là cách trồng này hoàn toàn có thể áp dụng cho Hoàng Thảo Vôi, Long Tu Đá hay Hạc Vĩ nhé! 

Kết luận

Với những kiến thức chúng mình đã chia sẻ ở trê, hi vọng các bạn đã biết cách trồng và chăm sóc lan long tu  đúng cách. Đồng thời cũng có thể phân biệt được các loại lan long tu đẹp đẽ.

Đừng quên chia sẻ bài viết này để nhiều người biết đến những kiến thức thú vị này hơn nhé!

Xem thêm:

4.7/5 - (4 votes)