Có nên trồng Cây Vạn Lộc không? Ý nghĩa và cách chăm sóc

Trong phong thủy, cây Vạn Lộc hay Thiên Phú được biết đến là loại cây mang đến tài lộc và may mắn cho gia chủ. Loài cây này thích hợp để trang trí nhiều nơi như trên bàn ăn, bàn làm việc, quán cà phê hay những góc nhỏ khác trong nhà.

Cùng #higlumcom tìm hiểu về loài cây này bạn nhé!

Có nên trồng cây vạn lộc không? Tác dụng và ý nghĩa

Đặc điểm

Cây vạn lộc có nguồn gốc từ Thái Lan và Indonesia với chiều cao từ 20 – 60cm. Thân cây nhỏ, mềm mang màu xanh lục. Tán lá cây lớn, hình bầu dục và có những đốm xanh đỏ xen kẽ trên bề mặt.

Ý nghĩa phong thủy của cây vạn lộc
Ý nghĩa phong thủy của cây vạn lộc

Lá cây mọc dọc theo thân mang sắc xanh hoặc đỏ nổi bật. Màu sắc chủ đạo của lá vẫn là hồng với đường viền màu xanh. Hoa vạn lộc màu trắng ngà đặc trưng. Nhiều hoa nhỏ li ti dính vào nhau thành cụm và được bao bọc bên ngoài bởi lá bắc trắng xanh.

Kỹ thuật trồng cây vạn lộc khá đơn giản và được nhân giống bằng cách tách chồi. Bạn có thể lựa chọn cây mẹ to, khỏe mạnh, chồi lá rậm rạp để tách cây con ra khỏi bụi và đem trồng ở nơi có điều kiện thích hợp.

Cây vạn lộc có ý nghĩa phong thủy gì?

Hầu như mọi người đều quan niệm rằng đỏ chính là gam màu mang lại sự may mắn cùng những cơ hội tốt đẹp cho con người. Vì thế, cây vạn lộc đỏ hồng thường tượng trưng cho điềm lành, điều tốt. Chưng cây trong nhà sẽ mang lại năng lượng tích cực và giúp gia tăng vận khí tốt cho gia chủ.

Xem thêm  Cây cau tiểu trâm có ý nghĩa gì? kinh nghiệm chăm sóc luôn xanh tốt

Trong quan điểm xưa, cây vạn lộc còn có tác dụng trừ tà đem lại vận may và thịnh vượng. Do đó, người ta thường bày cây chính giữa phòng làm việc hoặc ở những vị trí tài vị của phòng khách. Họ tin rằng cây sẽ hạn chế điều xui rủi và mang lại may mắn trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh.

Có nên trồng cây vạn lộc không?
Có nên trồng cây vạn lộc không?

Từ ngay tên gọi của cây, vạn lộc chính là đem đến trăm ngàn tài lộc phú quý. Người trồng cây này với mong muốn mở rộng đường tài lộc, hanh thông tiền bạc gia sản dồi dào. Đặc biệt, vạn lộc ra hoa được coi như một báo hiệu tốt cho một cuộc sống vui vẻ, tràn đầy hạnh phúc.

Người mệnh gì nên trồng cây vạn lộc?

Sắc hồng, nền đỏ là màu chủ đạo của nên cây thường phù hợp với người mang mệnh hỏa. Những người này thường có tính cách nồng nhiệt, sôi nổi và sống tình cảm, ấm áp như ánh lửa rực giữa đêm đông.

Họ có sự tự tin ở chính mình và thích dấn thân vào những thứ mạo hiểm, rủi ro để đạt được mục đích mong muốn. Do đó, đường tài vận công danh của những người mệnh hỏa thường thuận lợi và êm đẹp. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, sự cuồng nhiệt quá mức khiến họ dễ bốc đồng với những người xung quanh.

Sức mạnh của lửa có thể thiêu cháy và làm lụi tàn mọi vật khác, kể cả tiền bạc. Vì vậy, người mệnh hỏa có khả năng kiếm tiền rất giỏi nhưng tiêu xài cũng rất hoang phí, thậm chí quanh năm lúc nào cũng thiếu thốn.

Lưu ý thêm

Cây vạn lộc sẽ đem lại may mắn với mệnh hỏa và giúp sự nghiệp của họ thăng tiến hơn. Cây đỏ gặp mệnh lửa tựa như lưỡng hỏa thành viêm và tạo nên sức nóng mạnh mẽ không ai bì kịp.

Đồng thời, lưỡng hỏa hỏa diệt nên bạn cần chú ý chọn chậu màu trắng, xanh dương hoặc đen để trồng cây vạn lộc nhằm khắc chế bớt. Đặc biệt, màu sắc của chậu không được lấn áp hay nổi bật hơn cây vì có thể sẽ phạm vào đại kỵ.

Xem thêm  Cách chăm sóc hoa dạ ngọc minh châu - vẻ đẹp nhẹ nhàng
Chăm sóc cây vạn lộc để bàn
Chăm sóc cây vạn lộc để bàn

Bên cạnh đó, loại cây này khá hợp với người mệnh hỏa theo ngũ hành tương sinh là mệnh Thổ. Lưu ý để tránh xung khắc, tuyệt đối không nên trồng cây vạn lộc đối với người mệnh Kim và Mộc. Riêng với người mệnh Thủy, loài cây này phải trồng trong chậu thủy sinh và thêm vài viên sỏi trắng nếu muốn trồng.

Xem thêm:

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vạn lộc đúng chuẩn

Thuộc loại cây thân thảo, khi còn non cây có lá màu hồng nhạt và trở nên hồng đậm hay đỏ lúc già nhìn rất bắt mắt. Vào mùa hoa nở, từng chùm bông trắng thỏa sức khoe sắc.  Cây có rễ chùm nên rất dễ sống và chăm sóc.

Điều kiện ánh sáng

Như một số loài cây cảnh văn phòng khác, cây vạn lộc ưa bóng mát, thích sáng sớm hay chiều muộn khi có ánh sáng nhẹ. Vì thế, cạnh cửa sổ là nơi rất thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển. Nếu đặt cây ở những nơi khác, thỉnh thoảng bạn nên cho cây ra nắng để cây có điều kiện hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.  

Đất trồng

Cây vạn lộc dễ dàng thích nghi với nhiều điều kiện và môi trường đất khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên chọn loại đất có pha trấu, xơ dừa hay tro để cây phát triển mạnh mẽ nhất (tham khảo: cách trồng hồng tú cầu

Cần lưu ý là bạn cũng không nên cho quá nhiều xơ dừa bởi có nhiều nấm mốc trong xơ dừa chưa được khử sẽ rất dễ gây bệnh cho cây. Thay vào đó, bạn có thể trồng cây với đất Tribat có bán ngoài tiệm.

Nước tưới

Nếu trồng cây trong văn phòng hay trong nhà, bạn có thể tưới 2 lần/tuần vì lượng nước thoát đi cũng không nhiều. Trong trường hợp để ngoài trời, bạn cần tưới nhiều hơn, khoảng 3 lần/tuần. Mỗi lần tưới chỉ cần một lượng cho đất đủ ẩm.

Xem thêm  9 cách trồng rau mầm tại nhà - cho rau ăn quanh năm

Trồng cây thủy canh

Với hình thức thủy canh, bạn cần thay nước định kỳ 5 – 7 ngày một lần. Đồng thời bạn cũng cần cắt bỏ phần rễ hư và bổ sung đủ dung dịch dinh dưỡng cho cây. 

Cây vạn lộc trồng theo cách này hay bị thối rễ và úng lá sau một thời gian. Do đó, bạn nên đặt cây ở nơi có ánh sáng tự nhiên tạt vào như cửa sổ hay ban công để hạn chế tình trạng này.

Phòng sâu, bệnh hại

Một số bệnh cây thường gặp là héo lá, thối rễ do vi khuẩn hay thân cây chuyển sang màu đen và hư hỏng. 

Ngoài ra, cây vạn lộc còn là món ăn được cào cào, ốc sên, rày…hết sức ưa chuộng. Đây chính là các tác nhân gây hại cho cây trồng trong đất. Khi trồng trong nước, tình trạng sâu bệnh sẽ được hạn chế đáng kể.

Cây vạn lộc có độc không? Sự thật về độc tố trong cây vạn lộc

Đến nay, chưa có một bằng chứng khoa học nào liên quan đến độc tính của cây vạn lộc. Tuy nhiên bạn cũng không nên chủ quan vì cây vạn lộc thuộc nhóm cây họ ráy. Loại cây này có thể gây ngứa và nhựa cây nếu vô tình dính vào mắt sẽ rất khó chịu (tương tự như hoa cây trạng nguyên)

Khi ăn phải, cây thường gây nên cảm giác ngứa họng, tê môi, đỏ lưỡi, nói khó,… Thậm chí, trẻ em nếu không may hái hoặc ăn phải lá, hoa, quả có thể sẽ bị ngộ độc.

Bạn cần đặc biệt chú ý nếu gia đình có trẻ em.

Theo các chuyên gia, khi bị ngứa do dính nhựa cây, bạn không nên gãi hay chà xát mà chỉ cần hơ nóng vùng da đó. Một lời khuyên hữu ích khác cho bạn là nếu dính nhựa vào miệng, mắt, bạn hãy súc miệng, rửa mắt ngay bằng nước ấm rồi hơ ấm ngứa bằng máy sấy tóc.

4. Lời kết

Trên đây là một số thông tin cơ bản về đặc điểm nhận dạng, cách trồng cũng như những quan điểm phong thủy về cây vạn lộc.

Mong rằng với những kiến thức trên, #higlumcom đã giúp bạn có được những kinh nghiệm hữu ích cho mình trong việc nuôi trồng và chăm sóc cây đúng cách để luôn may mắn trong cuộc sống!

Tham khảo :

5/5 - (1 vote)