Trồng bầu hồ lô có khó không? cách chăm sóc và lưu ý

Hiện nay người ta trồng rất nhiều loại cây khác nhau vừa đem lại giá trị cảnh quan lại vừa đem lại hiệu quả kinh tế. Một trong số loại cây được ưa chuộng đó là bầu hồ lô. 

Vậy trồng cây bầu hồ lô như thế nào? Làm thế nào để trồng được bầu hồ lô cho ra những quả to tròn và đẹp mắt? Đây có lẽ đang là câu hỏi thắc mắc của hầu hết những người trồng cây hồ lô. Bởi lẽ bầu hồ lô là một loại quả có hình dạng khá đặc biệt, chúng tượng trưng cho đất trời, đem lại nhiều may mắn cho gia chủ. 

Bầu hồ lô có đặc điểm gì? Có nên trồng hay không? (Nguồn: higlum)
Bầu hồ lô có đặc điểm gì? Có nên trồng hay không? (Nguồn: higlum)

Và hôm nay, cùng #higlum tìm hiểu và loại cây này cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bầu hồ lô nhé. Let’s go!

Bầu hồ lô có đặc điểm gì? Có nên trồng hay không?

Trước khi tìm hiểu về các kỹ thuật trồng thì chúng ta cần phải biết các đặc điểm của bầu hồ lô nha. Ngay bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu về các đặc điểm của loại cây đặc biệt này nhé. Họ thực vật Cucurbitaceae (Bầu bí) chính là họ mà cây bầu hồ lô thuộc đó nha. Chắc hẳn các bạn chưa biết cây bầu hồ lô có tên khoa học là gì đâu nhỉ? Lagenari vugaris chính là tên khoa học của chúng.

Bầu hồ lô là loại cây thân mềm có những tua bám cùng với đó là tuổi thọ trung bình của loại cây này là khoảng 5 tháng.

Điều đặc biệt ở cây bầu hồ lô chính là chúng có sức sống vô cùng mãnh liệt cũng như lớn rất nhanh. Chính vì thế mà cách trồng cũng như kỹ thuật chăm sóc của bầu hồ lô cũng khá đơn giản.

Bạn chỉ cần sử dụng một chậu hoặc thùng xốp kết hợp với một giàn nho nhỏ nơi ngoài trời như ban công hay trên sân thượng hoặc cửa sổ thôi cũng đã đủ để cây cho ra quả rồi đấy.

Hướng dẫn trồng bầu hồ lô đúng chuẩn – cây phát triển nhanh

Lựa giống

Muốn sở hữu được cây bầu hồ lô đẹp thì yếu tố đầu tiên và vô cùng quan trọng đó là chọn giống cây trồng. Khi bạn chọn giống trồng bầu hồ lô thì hãy chú ý chọn giống sạch bệnh đồng thời không bị hỏng hay bị lép.

Xem thêm  Có nên trồng lan trần mộng không? đặc điểm và cách chăm sóc

Hiện tại, ta có 2 giống trồng phổ biến nhất, đó là giống cây ngắn ngày và sẽ cho thu hoạch sau khoảng 42 ngày gieo trồng. Còn một giống nữa đó là giống thường, chúng sẽ cho thu hoạch sau khoảng từ 50-55 ngày sau khi được gieo trồng.

Bầu hồ lô trồng làm cảnh được nhiều gia đình lựa chọn!
Bầu hồ lô trồng làm cảnh được nhiều gia đình lựa chọn!

Chọn chậu (thùng xốp) trồng

Sau khi đã chọn giống tốt để trồng, tiếp theo bạn nên chọn thùng xốp hay chậu cây sao cho phù hợp. Với việc trồng bầu hồ lô thì bạn nên chọn loại chậu to bởi vì khi chậu cây càng to thì cây càng có được nhiều không gian để sinh trưởng và phát triển mạnh. 

Chính vì thế khi bạn nên chọn chậu trồng loại cây này cần chọn chậu có đường kính tối thiểu khoảng 30cm. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng chậu có đường kính là 30cm thì hãy chỉ nên trồng khoảng 1 cây/ 1 chậu thôi nhé. Nếu bạn sử dụng thùng xốp cỡ to để trồng thì bạn có thể trồng khoảng 2-3 cây bầu hồ lô vào 1 thùng.

Đất trồng

Để trồng một loại cây nói chung và bầu hồ lô ói riêng thì cần chuẩn bị rất nhiều những thứ cần thiết, và một yếu tố không thể bỏ qua đó chính là đất trồng.

Cây bầu hồ lô là loại cây dễ dàng sinh trưởng và phát triển nên chúng có thể sống sinh trưởng tốt trong nhiều điều kiện loại đất khác nhau. Nhưng để tốt nhất bạn nên sử dụng loại đất sinh học sạch và giàu dinh dưỡng, điều này giúpcây phát triển một cách khỏe mạnh và  hạn chế tối đa sâu bệnh tấn công.

Chi tiết các bước trồng

Đối với kỹ thuật trồng hồ lô ở trong thùng xốp thì bước đầu tiên trước khi tiến hành các kỹ thuật này là bạn cần phải ươm hạt giống. Với đặc điểm của vỏ hạt bầu hồ lô khá dày cũng như cứng vì vậy bạn cũng có thể thực hiện ngâm hạt giống vào nước ấm nhẹ khoảng từ 4 đến 12 tiếng trước khi bạn mang đi gieo trồng.

Đối với kỹ thuật trồng cây bầu hồ lô thì bước đầu khi ươm hạt đất phải được bạn xới sao cho tơi xốp, tiếp đó bạn mới được đặt hạt giống cây lên đất nhé. Đồng thời khi đặt thì hãy đặt ở tư thế nằm ngang nha. Bước cuối cùng chính là phủ lên chúng một lớp đất sạch, dày khoảng từ 1-2cm. Lưu ý nhỏ cho bạn là chỉ cần bạn phủ nhẹ đất lên trên thôi nhé, tuyệt đối không được cố gắng nén chặt xuống. Việc này để giúp hạt mầm cây bầu hồ lô có thể thoải mái cựa mình khi mà chúng nhú mầm.

Xem thêm  Dây leo Cát Đằng - bí quyết trồng, chăm sóc cho nhiều hoa

Để đảm bảo được đất trồng đủ độ ẩm giúp hạt giống nảy mầm thì sau khi bạn gieo hạt, bạn chỉ cần phải phun một lượng vừa phải thôi nhé, bạn không nên tưới quá đẫm. Sau khoảng thời gian từ 7-14 ngày thì hạt sẽ nảy mầm và chúng sẽ phát triển thành cây con.

Sau đó, khi hạt bầu này đã nảy mầm được khoảng 1 tuần thì cây con ấy sẽ có chiều cao khoảng từ 20-30cm, đồng thời có khoảng từ 3 – 4 lá thật. Vào lúc này thì các bạn đã có thể đem cây non ra trồng được rồi. Lưu ý cần nhẹ nhàng khi đánh cây bầu hồ lô con ra khỏi bầu ươm nhé bởi rễ bầu hồ lô vô cùng nhạy cảm. Khoảng cách bạn trồng giữa 2 cây bầu hồ lô thích hợp nhất là vào khoảng 20cm trở lên nha.

Phương pháp chăm sóc bầu hồ lô ( nhiều trái – nhanh thu hoạch)

Như bạn đã đọc ở trên, các kỹ thuật trồng cây bầu hồ lô tương đối đơn giản và các cách chăm sóc chúng cũng khá đơn giản như thế. Khi mà cây bầu hồ lô phát triển và cao khoảng 1m thì bạn có thể thực hiện đắp quanh gốc cây bằng những bã chè hay tưới nước vo gạo đồng thời tưới nước sạch hàng ngày. 

Sau khoảng từ 1-2 tháng thì bạn cần bổ sung thêm cho chúng đất mới vào nơi gốc để giúp cây bầu có thêm nhiều chất dinh dưỡng để sinh trưởng phát triển.

Thụ phấn cho bầu

Cây bầu hồ lô sẽ ra hoa cũng như đậu trái vào khoảng một tháng sau khi được trồng. Tuy nhiên, để cây bạn trồng có được năng suất cao thì các bạn nên thực hiện tự thụ phấn cho hoa. 

Vô cùng đơn giản, bạn chọn một bông hoa đực mà bạn thấy nở to cùng hạt phấn đã bung ra xung quanh thì hãy ngắt ra. Sau đó bạn cho chúng tiếp xúc với những nhụy hoa cái.

Xem thêm  Hướng dẫn trồng dưa hấu trong thùng xốp - quả sai trĩu trịt

Khi này bạn thấy được phấn hoa của nhị bông đực đã dính lên thùy của bông hoa cái, thì tức là bạn đã thực hiện tự thụ phấn rất thành công. 

Hãy lưu ý sau khi bạn thực hiện thụ phấn mà trời lại đổ mưa thì các bạn nên sử dụng túi nilon  và trùm vào hoa cái mà vừa được bạn thụ phấn lại, như vậy sẽ tránh được tình trạng trôi phấn tốt hơn.

Phòng trừ bệnh hại

Có lẽ vấn đề sâu bệnh là vấn đề đáng lo ngại nhất của những người trồng cây. nếu không thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc này thì gần như mọi công sức sẽ đổ sông đổ bể bởi những con sâu bọ.

Trong kỹ thuật trồng cây bầu hồ lô thì sâu bệnh chính là vấn đề phiền phức nhất, đặc biệt nhất và thường gặp nhất đó là bệnh thối nhũn. 

Trong trường hợp bạn gặp phải trường hợp này thì bạn hãy sử dụng những loại thuốc sinh học ví dụ như: giã sao cho nát củ riềng sau đó trộn mạnh cùng nước với tỷ lệ 1:1, tiếp đó để nước từ củ riềng ra sao cho hết và rồi thực hiện lọc sạch chúng và phun lên cây trồng.

Với cách này thì tương đối hiệu quả và điều đặc biệt hơn là không hề độc hại. Ngoài ra cũng vô cùng tiết kiệm cũng như rất phù hợp trong trường hợp bạn trồng cây bầu hồ lô tại nhà. 

Nếu bạn nhận thấy các lá có những rệp hay nấm mốc, thì bạn có thể thực hiện  pha thuốc betadine với nồng độ cực nhẹ cùng thuốc xanh methylen sau đó phun lên lá.

Thu hái

Trong kỹ thuật trồng bầu hồ lô thì thu hái chính là công đoạn cuối cùng. Bạn đều có thể thu hoạch những trái bầu hồ lô non hay già tùy với sở thích của bản thân.

Mẹo giúp bạn có thể kiểm tra được quả bầu hồ lô là quả non hoặc già với cách vô cùng đơn giản. Đó là sử dụng ngón tay bạn búng nhẹ lên quả bầu hồ lô. Nếu bạn nghe thấy tiếng kêu đục thì là quả còn non, còn là tiếng kêu thanh thì chính là quả đã già.

Lời kết

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về loại quả bầu hồ lô rồi, các kỹ thuật khá đơn giản phải không bạn? Hãy thực hiện đúng kỹ thuật như trên thì thành quả bạn nhận được sẽ ngoài sự mong đợi đấy nhé. Chúc bạn thành công!

Rate this post