Theo Đông y cây chùm ngây có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người ví dụ như ổn định tim mạch, làm đẹp da, chắc xương, nâng cao sức bền cơ bắp, lưu thông tuần hoàn máu tốt, ngăn ngừa ung thư hiệu quả hay duy trì huyết áp ở trạng thái cân bằng,…
Còn đối với y học hiện đại đây là loại cây có nhiều dinh dưỡng cực kỳ tốt cho sức khỏe. Chính vì những công dụng này mà cây chùm ngây được rất nhiều người yêu thích trồng tại nhà.
Vậy cách trồng cây chùm ngây tại nhà như thế nào? Cùng #higlumcom tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Table of Contents
Cây chùm ngây là gì? Đặc điểm và tác dụng của cây chùm ngây
1. Đặc điểm của cây
Cây chùm ngây có danh pháp là Moringa oleifera L. Đây là giống cây nằm trong họ chùm ngây. Loại cây này chính là một trong những dược liệu quý hiếm được trồng nhiều ở nước ta. Nó có rất nhiều công dụng mà phổ biến nhất chính là cung cấp dưỡng chất cho cơ thể từ đó mà nâng cao sức khỏe tuyệt vời.
Cây chùm ngây thân gỗ nhưng mềm. Chiều cao trung bình của nó đạt từ 5 đến 10m. Cây có nhiều cành mỗi cành lại phân nhiều nhánh. Vỏ cây màu xám hơi mốc, lá cây khá giống lá rau ngót là lá ba lần kép, có màu xanh nhưng vẫn cho cảm giác mốc meo.
Hoa của cây màu trắng to và khá giống hoa đậu. Mỗi hoa có 5 cánh và có 5 tiểu nhị. Trái cây là trái cứng có thể dài tới hơn 1 gang tay, kích thước tương đương ngón tay trỏ. Khi phơi khô trái chúng sẽ nở thành 3 mảnh lộ ra nhiều hạt màu đen bên trong.
Trên vỏ có những chỗ lõm và 3 cạnh xếp ở những chỗ đó, sẽ có các cánh mỏng như cánh ve bao lấy các hạt màu đen. Mùa hoa thường kéo dài từ tháng 12 năm nay đến tận tháng 1 năm sau và sau đó 1 tháng thì có thể thu hoạch hạt được rồi.
2. Công dụng của cây
Công dụng của cây chùm ngây đã được cả y học hiện đại và y học truyền tống chứng minh. Nếu áp dụng đúng các kỹ thuật trồng cây chùm ngây tại nhà thì có thể đảm bảo giữ được nguyên vẹn dưỡng chất của chúng. Theo đó những dưỡng chất mà nó mang lại vô cùng nhiều, bởi theo nghiên cứu có tới hơn 90 loại dưỡng chất có trong cây chùm ngây.
Điển hình đó là các chất đạm, hay vitamin cần thiết cho cơ thể, chất tiền vitamin A beta- carotene, cùng với đó là gần 18 loại axit amin cùng với nhiều hợp chất phenol cũng như khoáng chất khác nữa.
Theo đánh giá hàm lượng canxi có trong chùm ngây cao gấp 4 lần sữa, lượng vitamin A cũng cao hơn cà rốt tới 74 lần, thậm chí vitamin C còn nhiều hơn cam tới 7 lần nữa,… Không chỉ có vậy chùm ngây có có nhiều các chất chống oxy hóa hay các chất kháng viêm tự nhiên cực tốt cho cơ thể nữa.
Hãy nhớ áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chùm ngây để giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng củ nó nhé!
Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây chùm ngây đúng cách
Chuẩn bị trước khi trồng
Dụng cụ trồng
Dụng cụ trồng cây chùm ngây tại nhà không cần quá cầu kỳ. Bạn có thể tận dụng các bao xi măng, bao túi nilon hay các khay nhựa, thùng xốp. Nếu có một khoảnh đất riêng ở vườn thì càng tốt.
Nếu trống trong các khay hay túi thì nhất thiết phải đục lỗ thoát nước ở đáy chậu. Còn trồng trong vườn thì chọn nơi có thể thoát nước tốt là được. Lưu ý dụng cụ trồng không được quá nhỏ, đường kính tối thiểu phải nửa mét mới được.
Đất trồng
Nhìn chung thì cây chùm ngây có thể sống được trên nhiều loại đất khác nhau, dù hơi khó khăn nhưng nó vẫn sẽ sinh trưởng và phát triển được chỉ là năng suất không cao mà thôi.
Nên bạn có thể tự mua sẵn đất ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp hoặc lấy đất thịt trộn cùng xơ dừa, phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ để nâng cao dinh dưỡng của đất rất tốt cho cây sau này.
Giống
Giống để trồng cây chùm ngây khá đa dạng. Bạn có thể trồng chúng từ hạt, từ hom thân, cành hay là hom củ của cây mẹ đều được.
Hạt giống chùm ngây có thể lấy từ các cây đã trồng sẵn hoặc mua tại các cửa hàng bán hạt giống cây trồng về tự ươm và trồng là được.
Cách trồng cây chùm ngây
1. Trồng cây từ hạt giống
Đầu tiên rửa hạt giống với nước sạch cho hết tạp chất sau đó ngâm vào nước ấm chừng 50 độ khoảng 8 tiếng để kích thích hạt nảy mầm nhanh hơn. Tiếp theo đó vớt hạt ra và để thật ráo nước mới mang đi ủ với cát ẩm đã chuẩn bị sẵn. Khoảng 1 tuần sau hạt sẽ bắt đầu nứt nanh. Lúc này thì chuẩn bị bầu đất để cấy hạt vào.
Bầu đất gieo hạt nên rộng từ 8 đến 10cm cao chừng 1 gang tay là đủ. Sau đó lấy ngón trỏ ấn vào giữa bầu 1 lỗ sâu chừng bằng 2 đốt ngón tay, sau đó đặt 1 hạt vào lỗ đó rồi lấy đất phủ kín lại. Tưới thêm chút nước cho đất ẩm rồi để cây vào chỗ râm mát. Sau đó mỗi ngày đều tưới nước cho cây. Chừng 1 tháng sau hạt sẽ nảy mầm. Khi hạt nảy mầm đến độ cao mầm như ý thì đem đi trồng
Khi cây trồng được 6 tuần thì chiều cao đạt được chwufng 25 đến 30cm, lúc này làm một hố có đường kính 30cm và sâu 30cm và đào cây lên rồi trồng vào hố đó. Trồng nhiều thì chú ý mật độ, mỗi hố cách nhau từ 1,5 đến 2m.
Đất đã chuẩn bị xong thì lúc này mới cắt đáy bầu, dùng dao sắc rạch hai bên hông bầu chú ý không quá tay để không chạm vào rễ cái. Sau đó lấy 1 lớp đất xốp đổ xuống hố trước rồi mới đắt bầu xuống và gỡ túi nilon ra.
Cuối cùng là phủ đất xốp lên và nén chặt lại ở 2 bên và bên trên. Trong 2 đến 3 tuần đầu thường xuyên giữ ẩm cho cây mới trồng thì sau đó cây khỏe mạnh rồi không cần tưới nước thường xuyên nữa.
2. Trồng cây bằng củ, cành hay hom rễ
Đối với cách giâm cành thì bạn chọn lấy cành non đã có đường kính cỡ ngón tay trỏ rồi cắt mỗi cành dài từ 50 đến 100cm. Chú ý khi cắt không được cắt xéo. Sau đó chốn cành non đã cắt vào đất ẩm với độ sâu chừng 10cm từ phần gốc.
Sau đó nén chặt đất ở xung quanh để cành không nghiêng ngả cũng như đảm bảo được ngọn luôn hướng lên trên. Sau đó mỗi ngày đều đặn tưới nước cho cây. Khoảng 1 tháng sau thì cành sẽ đâm chồi mới.
Đối với việc trồng bằng hom rễ, củ thì chọn cây đã được trồng hơn 6 tháng, sau đó dùng rễ khỏe mạnh cắt lấy 1 đoạn rồi giâm vào đất ẩm. Cát phảu đủ ẩm thì mới giữ mát được cho phần rễ mới này. Khoảng nửa tháng đến 1 tháng sau từ đây sẽ mọc lên cây con mới. (nguồn : higlumcom)
Cách chăm sóc cây chùm ngây
Cách chăm sóc
Khi cây đã được 3 đến 4 tuần tuổi thì bạn chú ý kiểm tra vườn trồng và dặm ngay đối với những cây bị chết. Chú ý khi đó cũng tiến hành vun gốc và làm cỏ cho cây luôn.
Mỗi năm tiến hành chăm sóc cây 2 lần gồm các công việc như làm cỏ, bón phân vun gốc cho cây. Chú ý khi vun nên vun rộng chừng 1m để cây phát triển. Khi bón phân cũng không nhất định phải bón quá nhiều mỗi gốc chỉ cần từ 1 đến 2 lạng NPK là được rồi. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì trong 3 năm đầu đời bón đều ặn như vậy sẽ giúp cây khỏe mạnh và sinh trưởng tốt.
Nhìn chung cách trồng cây chùm ngây tại nhà khá dễ, chăm sóc cũng không quá khó khăn, sau 1 năm là cây đã cao từ 4 đến 5m rồi. Đường kính cổ rễ cũng đạt từ 5 đến 6cm. Lúc này cây cũng chơ hoa và kết quả lần đầu tiên.
Nếu chỉ trồng để gia đình bạn ăn, thu hoạch hoa và lá, nói chung là tự cung thì có thể trồng ở những nơi đất xốp bằng hạt như cách bên trên chúng mình đã hướng dẫn. Mỗi hạt giống cách nhau chừng 40cm, cách trồng tương tự ớt là được.
Thu hoạch
Nếu thu hoạch lá thì cần sau 3 tháng là đã có thể thu hoạch đợt đầu tiên được rồi. Lúc cây đã đạt chiều cao chừng 60cm thì ngắt bỏ cành cà ngọn để giúp cây giữ sức sớm đâm chồi hơn. Sau đó khi cây đã 6 tháng tuổi thì cây cũng đã cao chừng 2m, đây là thời điểm thu hoạch lá chính rồi.
Nếu muốn thu hoạch củ thì cần phải đợi đến khi cây đạt 5 tuổi thì mới tiến hành được. Lúc này cây có thể cho củ nặng từ 3 đến 10kg, mang lại giá trị kinh tế và dinh dưỡng rất cao. Lúc nào cây cho hoa và đậu quả thì đều có thể thu hái quả được. Có thể phơi khô tách lấy hạt rồi rang ăn như đậu phộng vậy.
Một vài lưu ý khi trồng cây chùm ngây tại nhà bạn cần biết
Cây chùm ngây có khả năng chịu hạn tốt và nó cũng là cây thích nơi khô ráo do đó mà đất cằn cỗi 1 chút cũng có thể phát triển được.
Bản thân cây khi trưởng thành thì cần đến nơi nhiều ánh sáng mới có thể mọc nhanh được nhưng khi cây còn non nó lại khá ưa bóng râm nên bạn có thể trồng xen với các cây kích thước lớn khác. Lúc cây lớn thì chú ý đến ánh sáng để cây phát triển và đâm chồi.
Lúc này nên chú ý cả đất trồng cho cây cần có đọc ẩm cao, đất xốp và nhiều dinh dưỡng để cây lớn tối đa.
Cây chùm ngây khi trồng thì cũng có thể gặp các loại sâu bệnh điển hình như ruồi đục quả Gitona Spp hay các loại bọ cánh cứng tập trung hại lá và cây non, chồi non. Điển hình như là Ptochuc ovulum, Myllocerus discolor hay M.viridans. Ngoài ra còn có các thực vật ký sinh khác như Dendrophthoe falcata. Nó cũng có thể gặp phải các loại nấm gây hại cho cây như là Cercospora moricola, Polyporus gilvus, Sphaceloma morindae, Oidium sp hay Puccinia moringae.
Nếu có ý định trồng cây chùm ngây thì trồng quanh năm đều được không cố định mùa. Nhưng nếu trồng hạt hay trồng các cây non trong bầu đã được 6 tuần tuổi thì nên tiến hành vào khoảng tháng 5 đến tháng 11 là tốt nhất.
Kết luận
Vậy là bạn đã có được cách trồng cây chùm ngây tại nhà đơn giản và giữ nguyên được các giá trị dinh dưỡng của cây rồi đấy! Cách trồng cây này không hề khó đúng không?
Nhưng chúng mình tin với các thông tin trên cũng như các bước làm đơn giản như trên sẽ chẳng khó khăn để bạn trồng được những lùm cây chùm ngây tươi tốt đâu.