Kỹ thuật trồng Dưa Lưới tại nhà – trái lớn – nhanh thu hoạch

Nếu bạn là một người yêu thích hoa quả và sự mát lành của thiên nhiên, chắc hẳn bạn sẽ yêu thích loại quả dưa lưới. Dưa lưới là một loại quả bổ dưỡng, chứa nhiều vitamin tốt đối với sức khỏe con người.

Cũng chính vì vậy mà giá của dưa lưới cũng không phải là rẻ mà chất lượng thì không biết có đảm bảo hay không. Vì vậy trồng dưa lưới cũng là mối quan tâm của nhiều người, hãy đọc bài viết của #higlumcom để hiểu biết thêm về cách trồng loại cây này nhé.

Chuẩn bị kiến thức trước khi trồng dưa lưới tại nhà

Dưa lưới là loại cây thích hợp trong điều kiện môi trường ấm áp, khô ráo và có nhiều ánh sáng. Trong những mùa khô ráo và ít mưa, cây dưa lưới rất dễ trồng và phát triển tốt bởi nó là loại cây ưa nhiệt. Khoảng từ tháng 2 đến tháng 9 là khoảng thời gian thích hợp nhất để trồng dưa lưới.

Dưa lưới
Dưa lưới

Để trồng dưa lưới, đất trồng là yếu tố đầu tiên, cần phải tơi xốp và thoát nước tốt. Loại đất phù hợp để trồng dưa lưới là những loại đất như đất thịt nhẹ hay đất cát pha hoặc đất phù sa, đặc biệt loại đất phù hợp nhất là đất trộn trấu.

Chọn giống cây

Chắc chắn vấn đề đầu tiên khi trồng dưa lưới đó là chọn giống cây trồng. Nếu bạn muốn có những trái dưa ngon lành thì phải chọn được những hạt giống tốt, phù hợp với vùng miền của mình. Nếu bạn trồng là hạt giống F1 thì hạt giống ấy sẽ chuẩn và tỉ lệ nảy mầm sẽ cao hơn.

Nếu hạt giống bạn chọn là những hạt giống nội địa hay những hạt giống không mang thương hiệu thì đó là hạt giống có khả năng nảy mầm và sức đề kháng của nó khá kém, đặc biệt là nó có thể ảnh hưởng đến khả năng cho ra những trái dưa lưới chất lượng.

Thực hiện ươm cây con

Khi bạn đã có giống cây trồng tốt thì sau đây hãy thực hiện ươm cây non. Trước khi đem đi gieo trồng bạn cần phải ngâm ủ hạt. Tuy nhiên nếu là loại hạt F1 thì bước này không cần nữa, bạn có thể gieo trồng trực tiếp xuống đất.

Cách ngâm ủ như sau: bạn ngâm hạt giống với nước ấm (với tỉ lệ 2 sôi: 3 lạnh) khoảng từ 4 đến 6 tiếng, tiếp đó dùng mảnh vải (mà nó có khả năng giữ ẩm tốt) để dùng ủ hạt. Khi bạn đã bắt đầu thất hạt xuất hiện hiện tượng nứt nanh thì đây là thời điểm thích hợp để tiến hành cho vào bầu ươm.

Sau khi bạn đã ủ hạt thì bạn hãy cho hạt giống vào bầu ươm, tiếp theo đó phủ thêm một lớp đất mỏng lên trên, hãy nhớ để nó ở nơi có bóng mát và thường xuyên chú ý tưới nước giữ ẩm cho hạt.

Ươm giống cây con
Ươm giống cây con

Lưu ý khi ủ hạt

Khi ươm hạt, loại đất tốt nhất nên sử dụng là đất trộn cùng với phân trùn quế (khoảng 30%), loại đất này có thể giúp cây con khỏe mạnh hơn do có nhiều chất dinh dưỡng trong đó.

Xem thêm  Rau mồng tơi có tác dụng gì? lưu ý khi sử dụng và cách trồng

Cây sẽ bắt đầu nảy nở mầm chồi sau khoảng 2 ngày khi bạn ươm giống. Lúc này, việc bạn phải làm là cần chăm chỉ cung cấp nước vừa đủ cho cây để cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh. Cây sẽ bắt đầu cho 2 lá thật tầm khoảng 8 đến 10 ngày sau khi ươm giống. 

Tuy bạn cần chăm chỉ tưới nước để tránh đất bị khô mầm không thể phát triển nhưng cũng phải chú ý không nên tưới quá đạm dẫn đến việc hạt sẽ bị ngập úng dẫn đến việc bị thối và không thể nảy mầm.

Giá thể ươm hạt nên thường trộn thêm cùng các loại phân như phân trùn quế hay phân chuồng hoai mục. Việc này giúp hạt được bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng tốt để hạt mau nảy mầm. Khoảng vài ngày sau, khi bạn thấy cây bắt đầu trổ những lá thật thì hãy đem đi trồng.

Chuẩn bị đất trồng

Giá thể để trồng có rất nhiều loại, tuy nhiên loại thích hợp nhất cho việc trồng cây dưa lưới sinh trưởng tốt là tro trấu, xơ dừa hay phân trùn quế. 

Nếu bạn chưa biết cách trộn giá thể thì bạn hãy làm theo gợi ý sau nhé:

  • Từ 60 đến khoảng 65% xơ dừa
  • Từ 5 đến 10% loại tro trấu hun
  • Khoảng 30%  đối với phân trùn quế 
Trồng và chăm sóc dưa lưới
Trồng và chăm sóc dưa lưới

Với các loại giá thể trên hãy chia theo đúng tỉ lệ và trộn đều, sau đó dùng một màng phủ đậy thật kín và hãy nhớ tưới nước ẩm trước khi bạn đem trồng khoảng 1 tuần. 

Một lưu ý nhỏ dành cho bạn là xơ dừa cần phải rửa cát trước khi bạn trồng nhé.

Xem thêm :

Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa lưới chuẩn – cho quả lớn

Thực hiện trồng

Sau khi ươm giống, một khoảng thời gian ngắn sau cây sẽ cho ra 2 lá thật. Khi đó bạn có thể bắt đầu tiến hành trồng vào đất đã được chuẩn bị trước đó. Khi trồng bạn nhớ phải chọn loại thùng xốp hay loại chậu có kích thước to lớn, phải có độ sâu và rộng, lí do bởi khi cho ra quả dưa lưới sẽ cho ra những trái to.

Bạn hãy tạo một hố đất sâu sau đó nhấc nhẹ cây dưa lưới non ra. Tiếp đó rạch bao ni lông rồi đặt bầu đất vào lỗ đã tạo sẵn, bạn vùi bầu cây xuống đất cho kín sau đó đôn cho thật chặt gốc. Hãy nhớ bạn phải luôn giữ ẩm cho cây trong thời gian đầu này nhé.

Thời gian trồng cây thích hợp là vào buổi chiều mát khi mà mặt trời đã tắt nắng. Sau khi bạn trồng cây non xong, nhớ che phủ bóng râm cho cây và tưới nước đều đặn mỗi ngày 2 lần trong khoảng 1 tuần đầu để cây non này hồi lại sức và phát triển tốt hơn.

Quá trình chăm sóc dưa lưới

Dưa lưới là loại cây cần đất trồng phải tơi xốp và cần phải tưới nước thường xuyên đều đặn. Mách nhỏ cho bạn để cây trồng nhanh ra hoa và dễ đậu trái là hãy bón thêm nhiều phân NPK nhé.

Nếu không bạn cũng có thể dùng cách khác như sử dụng các loại phân hữu cơ, ví dụ như phân trùn quế hay phân chuồng hoai mục,.. Điều này giúp cho đất trồng có nhiều chất dinh dưỡng hơn để nuôi cây và khi ra trái, dưa lưới sẽ ngọt và thơm hơn.

Điều đặc biệt nhất là khi bạn sử dụng phân hữu cơ, nó sẽ giúp bạn cho ra những nông sản an toàn và nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe nhất.

Xem thêm  Cách trồng cây măng tây hiệu quả - thu hái quanh năm
Chăm sóc dưa lưới trên sân thượng
Chăm sóc dưa lưới trên sân thượng

Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố rất cần thiết trong việc nuôi trồng cây trái. Đối với cây dưa lưới, tùy vào từng giai đoạn phát triển khác nhau mà cây cần có những chất dinh dưỡng khác nhau.

Do vậy sẽ có nhiều công thức khác nhau cho từng giai đoạn. Với giai đoạn đầu bạn cần bón nhiều chất đạm. Với giai đoạn cây cho ra hoa đậu trái ngọt thì bạn cần bón nhiều lân. Cuối cùng là giai đoạn sắp được thu hoạch, bạn cần sử dụng nhiều kali cho cây.

Cắt tỉa

Tuy không phải là loại cây kiểng nhưng bạn cũng cần chú ý đến việc cắt tỉa. Khi bạn nhận thấy cây đã ra từ 5 đến 6 lá thật thì hãy chú ý phải cắt tỉa toàn bộ các nhánh lẻ. Hãy nhớ bạn chỉ được phép giữ lại nhánh lẻ thì đó là khi cây đã phát triển đến lá thứ 8.

Khi cây đến giai đoạn ra hoa, người nuôi trồng cần thụ phấn cho cây trong vòng từ 3 đến 5 ngày để đạt được chất lượng cao nhất. Khi bạn thấy sống lượng ít thì bạn có thể dùng tay để thụ phấn. Nếu quá nhiều hoa thì nên nhờ sự trợ giúp thụ phấn của những chú ong

Bạn nên cắt bỏ bớt ngọn khi thấy cây đã phát triển được từ 22 đến 25 lá, việc này giúp cho cây có thể tập trung vào nuôi quả.

Bạn nên tiến hành lập giàn cây cho dưa lưới khi đã bắt đầu thấy cây xuất hiện từ 5 đến 6 lá thật, có nhiều cách bạn có thể làm như đóng cọc hay bạn cũng có thể dùng nilon buộc nhẹ vào chiếc giàn lưới.

Lưu ý quan trọng khi chăm sóc

Với việc trồng cây dưa lưới, nếu muốn gặt hát được quả ngọt thì bạn cần chú ý một số điều nhỏ sau khi chăm sóc chúng. Khi cây của bạn cho ra số lượng lớn hoa đậu quả thì bạn nên cắt bỏ bớt chúng.

Chỉ giữ lại khoảng từ 2 đến 3 quả trên một cây để cây có thể tập trung nuôi quả cho ra những sản phẩm chất lượng. Việc này giúp tránh được hậu quả cây nuôi quá nhiều khiến năng suất cũng như quả của cây bị giảm chất lượng.

Khi đã thấy cây cho quả mà quả đã phát triển lớn rồi, bạn nên để ý đến việc treo quả, giúp cho việc tránh quả nặng quá khiến cho thân cây bị gãy.

Từ khoảng thời gian quả bắt đầu to dần đến khi quả chín tính ra chỉ mất khoảng 1 tháng. Trong khoảng thời gian quan trọng này, bạn hãy nhớ cần phải bón phân NPK cho cây đều đặn hằng tuần để quả có thể phát triển tốt nhất. Bạn cũng nên bón thêm kali cũng như đạm hằng tuần cho tới lúc bạn được thu hoạch khoảng 15 ngày. 

Thu hoạch trái

Trong khoảng thời gian nuôi trồng dưa lưới từ 75 đến 80 ngày là bạn có thể thu hoạch sản phẩm.

Đặc điểm khi đã chín của quả dưa lưới là trái dưa mang màu trắng ngà hay màu vàng, có mùi thơm, xuất hiện rất rõ rệt gân lưới. Cuống của quả dưa lưới sẽ bị nứt ở xung quanh.

Xem thêm:

Dưa lưới và một số thông tin hữu ích khác

Dưa lưới luôn là một loại trái cây mà được nhiều người tin dùng và yêu thích không chỉ bởi nó có độ ngon ngọt khó cưỡng mà độ dinh dưỡng của nó cũng vô cùng nhiều.

Có nên ăn dưa lưới không? Tác dụng là gì?

Có lợi cho mắt

Dưa lưới là một loại trái cây rất bổ dưỡng, nó có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Nếu bạn là một người có đôi mắt yếu thì nên ăn nhiều dưa lưới nhé, loại quả này rất có lợi cho đôi mắt của bạn đấy.

Xem thêm  Cách trồng cây đại phú gia xanh tốt - ý nghĩa tài lộc

Trong dưa lưới có chứa chất lutein cùng với chất zeaxanthin, đây đều là những chất có lợi cho đôi mắt, giúp đôi mắt sáng và luôn khỏe mạnh. Nếu bạn thiếu chất lutein và zeaxanthin thì sẽ rất nguy hiểm đấy, nó dẫn đến hiện tượng thoái hóa điểm vàng và bệnh đục thủy tinh thể.

Ngoài ra, trong dưa lưới còn vô cùng giàu folate cũng như vitamin nhóm B, đây toàn là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi, đồng thời còn giúp ngừa bệnh thiếu máu.

Trên thực tế, nếu người mang thai thiếu hụt folate có thể gây đến hiện tượng thai nhi bị chậm phát triển, cũng như não sẽ có nhiều nguy cơ mắc các loại bệnh tật hay dẫn đến dị tật thần kinh bẩm sinh hoặc trẻ em sẽ mắc chứng chậm phát triển

Giúp ngăn ngừa ung thư

Ngoài tác dụng có lợi cho mắt, dưa lưới còn là một loại hoa quả có tác dụng giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Trong trái dưa lưới chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa dưới dạng như polyphenol.

Đây là một loại chất rất có lợi trong việc chăm sóc sức khỏe con người, nó có thể tăng cường hệ miễn dịch cho chúng ta cũng như ngăn ngừa phòng chống nguy cơ mắc ung thư.

Tốt cho hệ tim mạch

Tim có lẽ là bộ phận quan trọng nhất đối với cơ thể con người chúng ta. Nếu bạn là một người quan tâm đến sức khỏe thì đừng bỏ qua loại trái thơm ngon bổ dưỡng dưa lưới nhé.

Trong trái dưa lưới cũng có chứa chất adenosine, đây là một loại chất có lợi cho tim mạch vì nó mang đặc tính có thể làm loãng máu. Đặc tính này giúp ngăn ngừa việc máu bị tụ đông nơi trong hệ tim mạch.

Ngoài ra vitamin C trong dưa lưới giúp ngăn ngừa hiện tượng xơ cứng động mạch, trong khi đó folate có tác dụng trong việc ngăn ngừa có thể xảy ra các cơn đau tim.

Có tác dụng giảm cân

Nếu bạn nào đang có ý định giảm cân thì nhớ đừng bỏ qua loại quả này nhé. Không chỉ giúp cho chúng ta có một trái tim khỏe mạnh, một cơ thể sạch bệnh mà nó cũng có tác dụng trong việc giảm cân.

Vì dưa lưới có chứa nhiều chất xơ mà chất này rất có lợi cho việc giảm cân, nó sẽ ở trong dạ dày lâu hơn so với các loại thức ăn khác, từ đó khiến cho bạn luôn mang trong mình một cảm giác no, không thèm ăn.

Quá trình tiêu hóa chậm này sẽ có tác dụng ngăn cản giúp bạn ăn quá nhiều loại thức ăn khác nữa.

Bí quyết lựa chọn dưa lưới ngon (mua bên ngoài)

Bí quyết chọn dưa lưới cho bạn để “đáng đồng tiền bát gạo” thì bạn cần trang bị cho mình những tip nhỏ lựa chọn dưa như sau:

  • Đối với loại quả dưa già, đã chín thì thường cuống nó rụng một cách tự nhiên. Nếu dưa mang màu vàng và cuống còn chưa rụng thì thường là nó chưa đủ độ chín và ngọt.
  • Những quả dưa vàng ngon thường có vỏ dày, khô ráo và nổi gồ lên chứ nó sẽ không bằng phẳng mướt mịn.
  • Ngoài ra mùi thơm cũng là một trong những dấu hiệu tốt giúp chọn lựa để quả đã chín hay chưa. Nhưng nếu quả có mùi thơm quá ngọt và khi ấn thấy nhũn thì quả đó bị quá chín, sẽ không ngon. 
  • Đặc biệt bạn nên tránh những quả dưa có những vết thâm hay mang vết đốm có màu khác lạ bởi đó là những lỗ bị hỏng, nó có thể đã lan vào ruột.

Dưa lưới là loại quả mang trong mình rất nhiều lợi ích, vì thế hãy làm bạn với quả dưa lưới để giữ gìn sức khỏe cho bạn cũng như gia đình của bạn nhé

Lời kết

Trên đây là những thông tin chia sẻ của mình về loại cây dưa lưới. Nếu bạn là một người yêu thích hoa quả và quan tâm đến sức khỏe thì đừng bỏ qua nhé. #higlumcom chúc bạn sẽ có những trái dưa lưới ngon ngọt bổ dưỡng!

Tham khảo:

4.8/5 - (5 votes)