Cây vú sữa từ lâu đã là loại cây được nhiều người yêu thích. Không chỉ mang lại những giá trị kinh tế cao khi cho ra những trái chín thơm ngọt mà nó còn là loại thuốc chữa bệnh hiệu quả được nhiều người tin dùng.
Chưa kể cây vú sữa còn gắn liền với những câu chuyện về tình mẫu tử thiêng liêng nên ai cũng yêu thích. Vậy cách trồng cây vú sữa tại nhà như nào cho sai quả? Cùng #higlum tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Table of Contents
Cây vú sữa là cây gì?
Quả vú sữa không chỉ khiến người ta nhớ tới câu chuyện về tình mẫu tử thiêng liêng mà nó còn mang lại những giá trị nhất định. Ví dụ như giá trị cảnh quan khi làm cây cảnh, cây bóng mát hay làm cây kinh tế, cây chữa bệnh và cả ý nghĩa phong thủy tốt đẹp nữa.
Ngoài tên là vú sữa nó còn được gọi là cây bầu sữa mẹ. Danh pháp của nó là
Chrysophyllum cainino đây là cây nằm trong họ Sapotaceae. Khởi nguồn của quả vú sữa là ở Tây Ấn Độ, sau đó thì xuất hiện nhiều ở Trung Mỹ. Hiện nay thì hầu hết các nước nhiệt đới, đặc biệt là Đông nam Á loại quả này được trồng rất nhiều. Ở nước ta vú sữa được trồng nhiều ở Đồng Tháp, Cà Mau,… cùng nhiều tỉnh miền Nam khác. Một số nơi ở miền Trung hay miền Bắc cũng trồng.
So với các giống ăn trái khác thì cây vú sữa chậm phát triển hơn, nhưng bù lại tuổi thọ của cây lại dài hơn hẳn, khả năng cho quả cũng kéo dài hơn. Đặc điểm của cây là tán lá dày như đã nói nhưng rễ chúng lại khá nông do đó không chịu được gió mạnh. Nên khi trồng bạn cần chú ý vấn đề này. Cây vú sữa cũng khá khó tính khi chỉ ra hoa và đậu quả ở những nơi có hai mùa mưa nắng rõ rệt. Đất trồng cây vú sữa tốt nhất là đất phù sa, hay đất thịt nhẹ, không chua nhiều, giữ ẩm được và thoát nước tốt.
Đây là giống cây tự thụ phấn, thân gỗ, tuổi thọ dài, chiều cao của nó có thể đạt từ 10 đến 15m. Cành cây tương đối mềm chia đều ra các hướng với tán là dày và rộng. Các lá màu xanh nhạt hình bầu dục. Nhìn thoáng thì mặt dưới lá có màu nâu vàng và khá bóng. Vỏ cây có nhiều nhựa có thể dùng làm thuốc. Hoa vú sữa thơm có màu trắng hơi tím. Hạt vú sữa đen và dẹt khá giống hạt hồng xiêm.
Thời gian từ khi cây đậu quả cho đến khi thu hoạch được mất chwufng 6 đến 7 tháng. Thông thường khi thu hoạch người ta hay thú vào độ tháng 2 đến tháng 3 hằng năm. Hiện nay có rất nhiều loại vú sữa các bạn có thể chọn lựa như vú sữa nâu tím, vú sữa vàng, nhất là giống vú sữa lò rèn cực kỳ nổi tiếng.
Từ 7 tuổi trở đi là cây đã có thể quanh năm ra quả được rồi. Hình dạng của quá vú sữa tròn lẳn, da nhẵn mịn, kích thước tương đương quả cam. Khi còn non chúng có màu xanh và khi chín sẽ có màu tía hoặc phớt hồng tùy từng loại. Khi cắt ngang quả ta sẽ thấy lớp cùi thịt được chia thành 5 phần giống như ngôi sao. Cũng có giống vú sữa cho quả màu trắng màu hơi xanh. Cùi thịt khi ăn ngọt thanh, nhiều nước trắng đục như sữa.
Theo các nhà nghiên cứu thì cứ 100g thịt vú sữa thì chứa tới 3,1g chất béo tốt cho cơ thể, phốt pho chiếm 45mg, carbohydrate chiếm khoảng 8g, sắt có 0,8mg, protein có tới 1g nhưng chỉ có khoảng 64kcal mà thôi. Ngoài ra quả vú sữa còn có nhiều các vitamin tốt cho cơ thể khác như vitamin C, A hay B1,… Chưa hết, trong quả vú sữa còn có nhiều axit malic, đây là chất giúp kháng khuẩn cũng như ngăn ngừa tình trạng nám da tốt.
Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây vú sữa
Có nên trồng cây vú sữa trước nhà không?
Cây vú sữa hiện tại được trồng rất nhiều, trở thành loại quả phổ biến ở nước ta. Không chỉ trồng trong vườn mà nó còn được trồng ở đường phố, công viên, ban công,.. Không chỉ lấy quả ăn mà còn tạo cảnh quan, bóng mát cho những không gian nóng nực. Hơn nữa cây vú sữa được đánh giá là lành tính nên dù nhà có trẻ con hay thú cưng đều có thể trồng được mà không cần lo lắng.
- Những chất độc hay bụi bặm sẽ được cây vú sữa hút sạch sẽ đồng thời nhà ra oxy để điều hòa không khí mang lại cảm giác trong lành cho nơi sống.
- Quả vú sữa mang nhiều dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể nên hieejn nay đã trở thành loại quả kinh tế ở nhiều nơi. Theo kinh nghiệm của nhiều người quả mà vỏ màu tía thì cùi và thịt đặc ăn ngon hơn quả mà có màu lâu xanh, vì cùi nhão.
- Một số nơi dùng lá vú sữa nấu nước để làm chè giúp ngăn ngừa thấp khớp và đái tháo đường rất tốt.
- Vỏ của cây nấu nước uống cũng chữa ho rất tốt.
Những ai nên trồng cây vú sữa trước nhà?
Bản thân cây vú sữa và quả của nó đều có màu xanh lá cây dù xanh hay già, đây cũng là màu của người mệnh Mộc, nên theo đó người mệnh Mộc nên trồng cây này trước nhà là thích hợp nhất.
Những người mệnh Mộc như sinh năm 2002 (Nhâm Ngọ), 1959, 2019 (Kỷ Hợi), 1988 (Mậu Thìn), 2003 (Quý Mùi), 1972 (Nhâm Tý), 1989 (Kỷ Tỵ), 2011 (Tân Mão), 1981 (Tân Dậu), 1980 (Canh Thân), 2010 (Canh Dần), 1973 (Quý Sửu) nên trồng cây vú sữa trước nhà.
Theo quan niệm ngũ hành thì mộc sinh hỏa nên người mệnh hỏa cũng có thể trồng cây vú sữa trước nhà đê mang lại hạnh phúc, viên mãn, thuận lợi trong công danh.
Cây vú sữa có kích thước lớn nên đối với những hộ gia đình ở chung cư sẽ hơi khó khăn để trồng. Lúc này nếu muốn trồng cây thì bạn nên tìm đến những đơn vị thiết kế chung cư uy tín để người ta giúp cho. Các chuyên viên, kỹ sư sẽ tư vấn cho bạn cách chọn thiết bị, nội thất cũng như cách bố trí sao cho khoa học, đẹp mắt mà vẫn đảm bảo các yếu tố như bạn yêu cầu.
Cách trồng cây vú sữa trước nhà
Chuẩn bị
Nên chuẩn bị cành ghép đã treo bầu từ trước để việc thực hiện tiến hành nhanh hơn. Nơi trồng cây cần có diện tích thoáng đãng, ít nhất chiều dài và rộng là mỗi bề 6m.
Cách trồng
Đầu tiên trên mô đất trồng đào 1 hố vừa với bầu cây, diện tích chừng 20 đến 125cm là được, sau đó cắt bớt gốc ghép đi.
Tiếp theo dùng dao sắc rạch bỏ lớp bao nilon bao ngoài bầu đất rồi đặt cây con cùng bầu vào trong hốc, lấy đầu dao hơi cạo nhẹ phần tiếp xúc giữa cành và gốc ghép. Lấy đất xung quanh lấp đến chỗ vừa cạo để cây có thể có 1 lớp rễ mới sau vài tháng.
Tiếp tục dùng đất nén chặt vào gốc cây đã trồng rồi dùng 3 cọc tre cắm xung quanh, dùng cây buộc cố định lại để không nghiêng ngả, đồng thời che nắng cho cây.
Cuối cùng là đến bước chăm sóc cho cây. Khi chăm sóc cần chú ý những điều sau:
- Bản thân cây vú sữa dễ tính nên hầu như đất nào cũng thích ứng được. kể cả đất phèn mặn. Nhưng tốt nhất thì nên chuẩn bị đất thịt, nhiều mùn, nhiều dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt cho cây.
- Không cần ngày nào cũng tưới nhưng mỗi tuần nên tưới 3 đến 5 lần, mỗi lần dùng 20 đến 30l tưới đẫm cho cây để nó hút từ từ. Vào mùa nắng nên tăng lượng nước tưới mỗi lần và số lần tưới để hạn chế cây bị chết héo.
- Nếu trời nhiệt độ cao quá nên dùng rơm rạ phủ gốc để ổn định độ ẩm cho cây. Đồng thời khi phủ rơm rạ nên làm cỏ để tránh cro dại mọc nhiều, tranh ẩm của cây, không tốt.
- Cây vú sữa thích hợp ở nơi có nhiều ánh sáng chính vì thế bạn cần để cây ở nơi có nhiều ánh sáng để cây quang hợp và phát triển đầy đủ cũng như hấp thụ được các chất dinh dưỡng.
Cách chăm sóc và bón phân cho cây
- Dưới một năm tuổi thì bạn dùng Greenfield 555 chừng 70 đến 80ml để tưới cho gốc cây, cùng với đó là bón thêm 20g ure cho mỗi gốc. Khi bón phân nên hòa cùng với nước bón cho cây sẽ tốt hơn. Mỗi tháng bón 1 lần là được.
- Khi cây bắt đầu từ 1 đến 3 năm tuổi thì bạn dùng 1 đến 2 cân ure, cùng với greenfield 555 và NPK 16-16-8 (cũng có thể dùng loại 20-20-15) theo tỉ lệ 1:3:1 (không sai lệch) rồi sau đó lại chia thành 4 phần để bón đều cho 4 mùa trong năm. Lượng phân bón này sẽ thay đổi khi cây lớn lên. Theo đó năm đầu dùng 1 cân, các năm sau thì tăng lên.
Việc tỉa cành và tạo tán cho cây thường được tiến hành trong năm đầu tiên. Mục đích của việc này là để cành lá của cây phân bổ đều theo bốn phương, giúp tán cây tròn đều, đẹp mắt. Khi tỉa những cành nào vượt, hay cành trong tán, cành bị sâu bệnh thì loại bỏ.
Chú ý khi trồng cây vú sữa trước cửa nhà
Mặc dù cây vú sữa tốt cả về giá trị kinh tế và giá trị tâm linh, nhưng cần chú ý một số điều trước khi trồng cây vú sữa trước cửa nhà để nó phát huy hết khả năng của mình.
Theo các chuyên gia phong thủy việc trồng cây vú sữa trước nhà là cách thu hút dương khí vào nhà và hạn chế âm khí xuất hiện. Chính vì thế việc này được rất nhiều người quan tâm. Theo đó nếu trồng vú sữa thì cần chú ý không nên trồng ở nơi hạn chế sự phát triển của cây, bởi như thế làm ảnh hưởng cực xấu đến phong thủy gia đình.
Không nên trồng cây ở chính giữa cửa ra vào, hay nơi nhiều người qua lại. Nên chọn trồng quanh nhà, chỗ thoáng đãng, ít người đi lại. Cũng không nên trồng quá sát nhà vì khi lớn có thể làm ảnh hưởng đến móng nhà.
Thường xuyên cắt tỉa cành để cây thông thoáng cũng như tránh cản trở khí lưu thông vào trong nhà.
3. Ý nghĩa và những tác dụng tuyệt vời mà vú sữa mang lại
Bởi vì tán lá của cây dày và rộng nên đấy là sự lựa chọn thích hợp để trồng làm cây cảnh ngoại thất, hay làm cây bóng mát, cây điều hòa không khí cho các khu vực có diện tích lớn.
Cũng có nhiều người tạo dáng cây vú sữa kích thước nhỏ hơn để trồng chậu làm cây bonsai trưng trong nhà. Đối với những người mê cây cảnh thì họ chẳng ngại tìm những cây vú sữa nhỏ nhỏ xinh xinh để làm đẹp vườn cây cảnh của mình.
Người ta hay lấy lá của cây vú sữa phơi khô rồi nấu nước để uống như chè. Theo Đông y cách làm này sẽ ngăn chặn được tình trạng đái tháo đường hay thấp khớp tốt. Vỏ của cây cũng được tận dụng để nấu nước uống chống ho, vì trong đó có nhiều chất bổ.
Quả vú sữa ngọt ngào là loại quả ai cũng thích, không chỉ có tác dụng thanh mát, chữa bệnh mà còn là loại quả mang lại lợi ích kinh tế cao nữa. Hiện nay Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới xuất khẩu được vú sữa ra nước ngoài.
Chắc hẳn ai cũng nhớ câu chuyện về nguồn gốc của cây vú sữa đúng không? Quả thật vú sữa như dòng sữa mẹ, là tình yêu thương bao la của người mẹ dành cho con, cho dù hoàn cảnh có thể nào chăng nữa.
Do đó người ta trồng cây vú sữa mục đích chính là nhắc nhở bản thân hay bất cứ thành viên nào trong gia đình cũng không thể quên đi công lao to lớn của người mẹ, hay đúng hơn là tình cảm gia đình là gốc rễ của con người. Ngoài ra còn có mong muốn các thành viên trong gia đình yêu thương, đùm bọc, gắn kết chặt chẽ với nhau.
Mặt tiền của ngôi nhà là một nơi rất quan trọng, nó có thể khiến gia chủ hưng hay suy, đồng thời cũng thấy được cách sống của gia đình đó. Theo nhiều người thì nếu định trồng cây vú sữa trước nhà thì không được trồng chính giữa cửa hay nơi đi lại. T
hứ nhất là làm xấu mặt tiền, cản trở việc di chuyển, thứ hai theo phong thủy thì nó cản trở dương khí vào nhà, không tốt. Bạn nên trồng cây ở nơi thoáng đãng, ít người đi lại. Hơn nữa cũng không nên trồng quá sát nhà vì khi chúng lớn sẽ ảnh hưởng đến kết cấu nhà ở.
Mặc dù trồng cây vú sữa trước nhà được rất nhiều người ưa thích và lựa chọn, nhưng chỉ nên áp dụng đối với những ngôi nhà có mặt tiền lớn thôi.
Đối với những căn nhà có mặt tiền nhỏ, chẳng mấy chốc, cây vú sữa sẽ làm mất đi phần lớn diện tích mặt tiền, khiến không gian trong nhà tối hơn, cũng không hợp phong thủy. Nhưng dù có trồng ở đâu thì cũng cần chú ý cắt tỉa tán cành để tránh việc cản trở lưu thông không khí. (nguồn : higlumcom)
Kết luận
Trồng cây vú sữa thật ra cũng không có quá nhiều kỹ thuật cao siêu gì cả, tất cả các cách trồng đều xuất phát từ việc chọn giống, chăm sóc, hay phương pháp trồng tương tự nhau.
Nhưng để có được những trái vú sữa thơm ngọt thì hiển nhiên bạn cần bỏ ra nhiều công sức hơn. Bù lại bạn sẽ có loại thực phẩm sạch để cả gia đình cùng thưởng thức đấy!