Với vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt – cây Hoàng Lan cho hoa nở kéo dài, hương thơm quyến rũ được nhiều người yêu thích.
Bạn có thể dễ dàng bắt gặp loài cây này được trồng làm cảnh hay bóng mát tại khuôn viên cơ quan, nhà máy, đường phố hay trong các khu di tích, đình chùa …
Kỹ thuật trồng, chăm sóc giống cây này không hề phức tạp. Cùng higlum tìm hiểu nhiều thông tin hơn trong bài viết này nhé!
Table of Contents
Cây hoàng lan có đặc điểm gì? cách nhận biết
Có chiều cao từ 10 tới 15m, Hoàng lan thuộc nhóm cây thân gỗ điển hình. Các cành mọc ngang từ thân cây chính, tạo thành những tán cây có thể phủ bóng tới 5-7m xung quanh gốc.
Hoàng Lan thích những nơi có nhiều ánh nắng. Cây có thể chịu đựng và phát triển tốt ở những nơi khô cằn, lý do là bộ rễ cây cực kỳ phát triển. Rễ của loài cây này không ăn sâu (rễ chính chỉ ăn sâu tối đa tầm 60cm), nhưng ăn lan ra theo chiều ngang với diện tích lớn. Điều này giúp cây có thể đứng vững trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Lá cây Hoàng Lan có bề rộng từ 5 tới 8cm, mọc thành hàng song song trên những cành nhỏ. Là dạng lá đơn, rất dễ rụng. Phía mặt lá móng, nhẵn, có mép hơi quăn nhẹ và thuôn 2 đầu.
Cây cho hoa mọc thành chùm có màu vàng ánh xanh (hoặc ánh hồng) cùng với đó là hương thơm quyến rũ. Trên mỗi bông, 6 cánh thuôn dài uốn lượn như ngọn sóng. Khi còn là nụ – hoa có màu xanh lục, dần chuyển sang màu vàng khi nở.
Hoa của Hoàng Lan có mùi thơm nồng nàn, dễ chịu. Mùa hoa nở rộ vào tầm tháng 11, tháng 12 hàng năm. Khi hoa tàn, những quả non màu xanh xuất hiện và chuyển dần sang màu đen khi già đi.
Phân loại cây Hoàng Lan
Người ta phân loại Hoàng Lan dựa vào hình dáng và kích thước của cây. Mặc dù vậy, hoa của 3 loại đều giống nhau.
Loại thân gỗ cao: Đây là loại phổ biến nhất, loài thân gỗ này cao tới 15m. Chúng được trồng chủ yếu tại khuôn viên cơ quan, khu du lịch nghỉ dưỡng, di tích lịch sử, …
Loại thân lùn: Có chiều cao không quá 2m. Chúng thường được trồng làm cảnh sau vườn hoặc trong chậu.
Lạy hoàng lan dây leo: Có tên gọi khác là cây hoa dẻ, chúng có thân mềm – cây thấp nhỏ, chủ yếu trồng làm dây leo tường rào, cổng hay ban công… (nguồn higlum.com)
Lợi ích khi trồng hoàng lan là gì? Có nên trồng không?
Công dụng đầu tiên cần nhắc đến là sử dụng cây trồng làm cảnh, tạo bóng mát. Cây có tán rộng trung bình, tốc độ phát triển nhanh, dễ chăm sóc – hoa nở đẹp và bền hoa. Dễ dàng bắt gặp loại cây này sử dụng để trang trí khuôn viên, đường, các danh lam thắng cảnh, ……
Ngoài tác dụng trang trí, hoàng lan còn được sử dụng để chiết xuất tinh dầu, làm các hương liệu chế tác nước hoa, hay tinh dầu xoa bóp …
Phần vỏ cây còn được góp mặt trong một số bài thuốc đông Y, trị bệnh đau nhức đầu, hen suyễn, giời leo, …
Rất nên trồng thêm cây xanh nói chung và hoàng lan nói riêng. Trồng thêm 1 cây là góp phần cứu trái đất khỏi sự tăng lên của nhiệt độ, giúp thanh lọc không khí, …
Hướng dẫn trồng cây hoàng lan luôn xanh tốt, hoa nở quanh năm
Lựa chọn giống
Hoàng Lan có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành hoặc trồng từ Hạt.
Dù bạn chọn phương pháp nào đi nữa thì cũng nên chọn những cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh, …
Nhân giống bằng hạt
Ngâm hạt 5-7 ngày trong nước ấm trước khi đem gieo ở nơi đất ẩm. Trong thời gian chờ hạt nảy mầm, chú ý giữ ẩm cho đất.
Khi hạt đã nảy mầm, bạn chọn những cây con mập có 2 cặp lá, rễ phát triển rồi cho vào bầu ươm. Bầu ươm được chuẩn bị bao gồm 70% là đất vườn và 30% là tro bếp, trấu, phân hữu cơ.
Để bầu ươm ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Khi cây lớn, sắp đem đi trồng bạn có thể đưa cây ra nơi có ánh sáng nhẹ để thích nghi dần.
Nhân giống bằng giâm cành
Phương pháp giâm cành được lựa chọn nhiều hơn do cây dễ sống, phát triển nhanh, thích nghi tốt với môi trường và mang nhiều ưu điểm từ cây mẹ.
Chọn những cành bánh bẻ khỏe mạnh, cắt đoạn dài 15 tới 20cm, bỏ bớt lá và ngâm vào dung dịch kích rễ (ngâm khoảng 2h).
Tiếp đến đem cắm vào đất ẩm chuẩn bị sẵn. Duy trì độ ẩm của đất ở mức độ vừa phải trong suốt quá trình, đồng thời đặt ở những nơi ko có hoặc có ánh nắng vừa phải.
Sau khoảng 3-4 tuần, cây sẽ bén rễ và cho ra những lá non đầu tiên. Một thời gian sau đủ cứng cáp là bạn có thể đem ra trồng.
Chuẩn bị đất trồng
Là một cây thân gỗ có sức sống mãnh liệt, Hoàng Lan có thể sống tốt trong các loại đất trồng khác nhau.
Tuy nhiên, để cây phát triển tốt – nên trồng ở những khu đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt.
Kinh nghiệm chăm sóc hoàng lan
Là một loại cây có khả năng chịu đựng tốt, sinh trưởng phát triển bất chấp môi trường. Bạn chỉ cần mất một chút thời gian chăm sóc khi cây còn nhỏ, đến khi cây lớn một chút thì hầu như không cần quan tâm.
Ánh sáng
Khi còn nhỏ, tránh để cây phải chịu ánh nắng gắt trực tiếp cả ngày. Nên che chắn thêm cho cây.
Khi cây trưởng thành, càng trồng ở những nơi nhiều nắng gió cây càng phát triển và cho nhiều hoa.
Nước tưới
Sau khi trồng lần đầu tiên tưới đẫm, từ lần sau mỗi tuần bạn chỉ cần tưới 1-2 lần định kỳ. Nếu như mùa nắng nóng, có thể tăng số lần tưới hơn.
Nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh tưới lúc trời nắng gắt sẽ làm cây bị chết.
Mẹo chăm sóc giúp hoàng lan nở hoa quanh năm
Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ kích thích hoa hoàng lan nở rộ. Có thể ví dụ như sau mỗi cơn mưa rào, nhiệt độ giảm đột ngột – khi nắng lên làm nhiệt độ tăng khiến hoa nở. Quan sát mỗi lần mưa lớn, vài ngày sau cây sẽ cho nhiều nụ và hoa bung phát triển.
Dựa vào yếu tố này, nếu như trồng hoàng lan cảnh thì bạn có thể sử dụng đèn hoặc phương pháp nào đó để thay đổi nhiệt độ đột ngột giúp hoa nở như ý muốn.