Với màu trắng tinh khiết, lãng mạn, dịu dàng kết hợp với mùi thơm nhẹ quyến rũ – hoa Nhài đã và đang được rất nhiều người yêu quý.
Bên cạnh đó, hoa Nhài không chỉ đơn giản là một cây cảnh trang trí thông thường – mà loài hoa này còn mang trong mình ý nghĩa phong thủy đẹp, cũng là cây thuốc giúp làm đẹp và cải thiện sức khỏe.
Trong bài viết này, higlum.com xin được chia sẻ về đặc điểm, cách trồng – chăm sóc loài hoa đẹp nhẹ nhàng mê đắm lòng người này.
Table of Contents
Hướng dẫn trồng hoa Lài đơn giản
Chuẩn bị chậu và đất trồng
Là một cây dễ dàng thích nghi với mọi điều kiện tự nhiên, hoa Nhài có thể trồng trực tiếp xuống đất hoặc trồng trong chậu đều phát triển tốt. Khi trồng trong chậu cần chọn chậu có lỗ thoát nước, tránh làm cây bị ngập úng khi gặp mưa hay tưới nhiều nước.
Đất trồng không quá cầu kỳ, nhưng nếu như có thể thì bạn hãy chọn loại đất nhiều mùn, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng.
Dễ dàng nhất là mua đất bán sẵn tại các cửa hàng cây giống. Còn không bạn có thể tự làm bằng cách trộn đất thịt cùng với vỏ trấu, xơ dừa, phân ủ hoai mục … Đất tự làm cần phơi khoảng 7 – 10 ngày để hạn chế mầm bệnh.
Lựa chọn giống
Để rút ngắn thời gian chăm sóc, nên chọn giâm cành là phương pháp nhân giống. Chọn những cành không sâu bệnh, không quá già hoặc quá non.
Cắt cành giâm để khô nhựa (khoảng nửa ngày) rồi cắm xuống đất chuẩn bị sẵn. Nhớ giữ ẩm hàng ngày cho đất, khoảng 3 tuần sau rễ sẽ bắt đầu phát triển.
Hướng dẫn trồng
Khi rễ đã phát triển nhất định, đã đến lúc bạn chuyển chúng ra chậu (thùng xốp) hoặc khu vườn đã định sẵn.
Với trường hợp trồng trong chậu, giống như trồng hoa huỳnh anh – bạn tiến hành cho lượng đất vào ⅓ chậu. Tiếp đến đặt cành giâm và cho thêm đất để cố định cây. Tưới cho nước đủ ẩm để cây đứng vững.
Đặt nơi thoáng mát, ánh sáng đủ khoảng nửa tháng. Sau thời gian đó bạn có thể đem cây ra nơi có ánh nắng trực tiếp để cây phát triển.
Nếu may mắn cây có thể trổ hoa sau khoảng 3-6 tháng.
Chăm sóc hoa lài sau khi trồng
Trồng cây gì cũng vậy thôi, cây cần nước như con người cần ăn cơm vậy. Nếu cây trồng thiếu nước lâu ngày thì khác gì chúng ta bị nhịn đói. Vậy nên cần tưới nước đủ ẩm cho đất.
Không nên tưới quá nhiều, gây ra tình trạng ngập úng. Mùa mưa, nếu nước đọng trong chậu quá nhiều thì bạn cần nghiêng chậu cạn hết nước.
Nhưng nếu chỉ tưới nước không thì chưa đủ, cần cần thêm dinh dưỡng thông qua phân bón. Thời điểm bổ sung dinh dưỡng cho cây tùy theo từng giai đoạn:
- Sau 1 tháng trồng nên tưới đạm
- Vào mùa Thu, cần tưới thêm Kali để cây có thêm sức đề kháng.
- Mùa Xuân cần bón thêm phân lân, mục đích kích thích việc ra hoa nhiều hơn.
Sau một khoảng thời gian dài, thường là tầm 2 năm thì bạn nên thay đất trong chậu 1 lần. Đất mới cung cấp nhiều dinh dưỡng, giúp cây phát triển tốt hơn.
Trong quá trình thay đất, bạn có thể tỉa bớt lá và rễ già để giúp cây như được hồi sinh, phát triển mạnh mẽ hơn. Nên làm việc này vào dịp mùa Xuân, thời điểm có thời tiết thuận lợi (tương tự như cách chăm sóc hoa dâm bụt, cây hoa dẻ).
Hoa lài và một số thông tin có thể bạn chưa biết!!
Nguồn gốc của hoa Nhài
Hoa Nhài với nhiều tên gọi khác nhau. Thường thấy nhất là cái tên “Hoa Lài”. Đây là loài hoa có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ, nhưng hiện nay đã du nhập sang khắp châu Âu cùng các nước Đông Nam Á.
Đặc biệt, đây được xem là quốc hoa của cả Indonesia và Philippines.
Chiều cao trung bình của hoa Lài từ 0.5 đến 3m. Bao gồm rất nhiều cành nhỏ, tỏa ra từ xung quanh thân. Hoa có màu trắng tinh khiết, mùi thơm dịu nhẹ. Lá nhẵn bóng 1 mặt, có hình trái xoan.
Hiện nay, hoa Lài được ưa thích để trồng trang trí ban công, sân vườn hay góc văn phòng công ty (nguồn : higlum.com).
Hoa lài có đặc điểm gì?
Đây là giống cây có khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trường, thích hợp phát triển nhất ở nhiệt độ 20 – 30 độ C.
Cây kém phát triển trong điều kiện thiếu ánh sáng. Đủ nắng cây sẽ phát triển nhanh, có màu xanh mướt.
Hoa thường nở nhiều hơn về ban đêm. Mùi thơm ngát làm say mê lòng người.
Hoa lài có ý nghĩa gì? Có nên trồng hoa lài không?
Mỗi loài cây đều có ý nghĩa phong thủy riêng. Hoa Nhài với lá mọc hướng lên trên thuộc tính dương, chính vì vậy mà chúng được coi biểu tượng cho sự thịnh vượng, mang tài lộc đến cho gia chủ.
Người trồng hoa lài sẽ lan tỏa năng lượng tích cực tới mọi người, xua tan điềm xấu. Thường thức mùi thơm của hoa mỗi ngày giúp tinh thần thêm sảng khoái.
Trồng hoa lài trong nhà cần lưu ý gì? tác hại của hoa lài
Chưa có tài liệu chính thức nào ghi nhận tác hại của hoa Nhài về việc chúng gây dị ứng cho cơ thể. Có nhiều thông tin cho rằng trong hoa Nhài có thành phần gây co thắt tử cung. Do vậy, với phụ nữ có thai hoặc cho con bú nên tránh tiếp xúc trực tiếp với loài hoa này.
Trà hoa nhài khá phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, khi dùng các bạn nên lưu ý. Do khi sản xuất công nghiệp, hoa nhài thường được phun thuốc bảo vệ thực vật. Khi thu hái không đủ thời gian để cây hấp thụ hết lượng thuốc sâu. Sử dụng những loại trà này gây thêm bệnh cho cơ thể.
Cần chọn những cơ sở uy tín, được kiểm định rõ ràng để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm tới bài viết về hoa lài, các bạn có thể tham khảo về kinh nghiệm trồng phong lá đỏ tại đây.