Cây cà chua thân gỗ – cách trồng, chăm sóc và lưu ý

Cà chua thân gỗ, bạn đã từng nghe thấy chưa? Rất lạ đúng không? Bình thường nó là thân leo mềm mà. 

Nhưng thực sự có cà chua thân gỗ đấy. Quả của cây này được liệt vào hàng hiếm và giá cũng cao lắm mới mua được 1 cân. Vậy nếu có vài hạt sao bạn không tự tay trồng chúng ở nhà để thưởng thức loại trái lạ lẫm này nhỉ?

Nhìn chung cách trồng và chăm sóc cà chua thân gỗ không khác giống cà chua thường mấy. Có chăng là lâu được thu trái và tốn nhiều công chăm hơn thôi.

Bài viết này, #higlumcom sẽ giúp các bạn biết được cách trồng, chăm sóc cây cà chua thân gỗ như nào để cho nhiều trái.

Cây cà chua thân gỗ có đặc điểm như thế nào? Nguồn gốc và ưu điểm của chúng

Gọi là cà chua thân gỗ nhưng thực ra nó cũng chỉ là loại bán thân gỗ mà thôi. Mỗi cây có thể cao từ 2 đến 3m và sau 1 năm đến 1 năm rưỡi sẽ thu trái được. Tùy thuộc vào chất đất trồng cũng như cách chăm sóc của bạn mà tuổi thọ của cây có thể kéo dài từ 5 đến 10 năm. Như vậy muốn cây sống lâu thì chăm sóc chu đáo hơn.

Cây cà chua thân gỗ có đặc điểm như thế nào?
Cây cà chua thân gỗ có đặc điểm như thế nào?

Nguồn gốc của cà chua thân gỗ là từ khu vực châu Mỹ cụ thể là dãy Andes. Ngoài ra người ta cũng tìm thấy nó lần đầu tiên ở các nước như Peru, Chile, Colombia hay Ecuador,… Tính đến thời điểm hiện tại thì cà chua thân gỗ đã được nhân giống và trồng được ở nhiều nơi trên thế giới. 

Cà chua thân gỗ không khác gì giống cà chua chúng ta vẫn hay ăn cả. Nó có thể được ăn trực tiếp hoặc dùng để chế biến ra nhiều món ăn khác nhau đều rất thơm ngon và hấp dẫn. Cà chua thân gỗ cho quả có cùi thịt chắc, nhiều hạt to. Nếu ăn tươi thì có thể cảm nhận rõ vị chua ngọt hơi bùi của hạt mang lại chứ không có cảm giác hăng. Theo nhiều người đánh giá thì cà chua thân gỗ cho quả đó sẽ chua hơn loại màu vàng hay cam. 

Cà chua thân gỗ hay còn gọi là Tamarillo cho quả với màu sắc rực rỡ như đỏ, vàng hay cam hình elip. quả của cây sẽ mọc từng chùm khá giống cà chua thông thường, hoa của cây không khác gì hoa cả cả. So với các giống cà chua khác thì cà chua thân gỗ không bị nhiều sâu bệnh tấn công đồng thời khả năng đậu quả rất cao. 

Cà chua thân gỗ không chỉ đặc biệt ở chỗ có thể cho quả quanh năm mà điều đặc biệt hơn cả là tuổi thọ của nó có cây lên đến 20 năm. Có được điều này nhờ vào hình dáng của nó là cây thân gỗ. Thông thường sau 6 đến 8 tháng trồng cây là có thể thu trái được rồi. Mặc dù chăm sóc thì đương nhiên cây sẽ cho nhiều trái hơn nhưng kể cả khi bạn lơ là nhất thì một năm vẫn cho tầm 25 đến 35 kg quả. Khi quả còn xanh nó có màu xanh lá non khá giống dưa pepino. Nhưng khi chín thì sẽ chuyển sang màu vàng hay đỏ tùy vào từng giống khác nhau.

Xem thêm  Cây Phong Lá Đỏ - đặc điểm, cách trồng và chăm sóc

Theo nghiên cứu trong cà chua thân gỗ có chứa nhiều tiền tố vitamin A là beta-carotene cũng như vitamin A, cùng với đó là các chất chống oxy hóa như lycopene.

Hướng dẫn trồng cây cà chua thân gỗ theo tiêu chuẩn
Hướng dẫn trồng cây cà chua thân gỗ theo tiêu chuẩn

Cà chua thân gỗ mang lại giá trị kinh tế cao. Tại nước ta giá 1 cân cà chua thân gỗ lên tới 1 triệu đồng. Thị trường tiêu thụ của cà chua thân gỗ rộng, lại được đảm bảo theo tiêu chuẩn VietGAP hay Globalgap nên ngoài việc có thể cung cấp cho thị trường trong nước thì xuất khẩu ra nước ngoài cũng được. 

Cà chua thân gỗ thuộc loại dễ trồng, dễ chăm và hơn hết là nó thích nghi tốt với điều kiện đất đai và khí hậu ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên nên phát triển giống cây trồng này.

Sau khi thu hái, trái cũng rất dễ bảo quản. Bảo quản lạnh ở nhiệt độ 8 độ C và thời gian lưu trữ lên đến tận 75 ngày. Dù vận chuyển đi xa cũng không gặp quá nhiều rủi ro nên thị trường tiêu thụ rất rộng.

Hướng dẫn trồng cây cà chua thân gỗ theo tiêu chuẩn

Ở nước ta giống cà chua thân gỗ được trồng thành công bằng hạt và phương pháp ghép cành. Nhưng dù là phương pháp nào thì cũng cần đảm bảo chọn được cây giống hay hạt giống có chất lượng tốt thì cây đời sau mới khỏe mạnh được. 

Nếu chọn trồng bằng cây giống thì cần đảm bảo cây giống tối thiểu cao 20cm đã có đủ lá mầm và bộ rễ khỏe mạnh, phát triển. Cây không có sâu bệnh, phát triển bình thường, mới không ảnh hưởng đến khả năng cho quả cũng như chất lượng quả của cây con sau này.

Bạn chọn loại cây con giống cao khoảng 20cm có đầy đủ lá mầm và bộ rễ phát triển. Cây khỏe mạnh và không bị sâu bệnh hại sẽ cho chất lượng quả sau này tốt nhất.

Cách nhân giống cây cà chua thân gỗ

Như đã nói có thể trồng cà chua thân gỗ bằng cây giống hoặc hạt giống đều được. Nhưng người ta hay chọn cách trồng bằng hạt giống hơn, vì đây là phương pháp ít thoái hóa giống nhất, giữ được trọn vẹn ưu điểm cho cây đời sau. hạt giống đem trồng cần được chọn ở cây phát triển tốt, không sâu bệnh, cây sai quả, quả to đều, đẹp mắt, màu sắc hấp dẫn.

Sau khi tách lấy hạt thì đem hạt rửa sạch rồi phơi khô, sau đó mới đem ươm hạt giống. Thường thì vào đầu mùa Xuân khi thời tiết thuận lợi người ta sẽ tiến hành ươm hạt giống. Một số tài liệu nước ngoài cho rằng hạt giống mà đem để ở ngăn mát tủ lạnh 1 ngày thì khi gieo tỉ lệ nảy mầm sẽ cao hơn. 

Sau đó đem hạt bỏ vào khay ươm để ở nơi thoáng mát, nhiệt độ lý tưởng chừng 24 đến 29 độ là được. Sau đó thường xuyên cung cấp đủ ẩm cho khay hạt giống nảy mầm. Đợi khi cây nảy mầm, mầm cao chừng 5cm thì bứng ra khỏi khay và cho vào chậu hoặc bầu ươm. Sau đó tiến hành chăm sóc cẩn thận đến khi mầm lên thành cây cao chừng 25cm mới đem trồng. 

Đất trồng và mật độ trồng cây phù hợp

Trước khi trồng cà chua cần chuẩn bị hố trước 1 tháng. Kích thước hố tốt nhất là 40 x 40 x 40 cm. Mỗi hố bạn nên bón lót cho cây bằng 3 đến 5 lạng phân supe lân, 10 đến 15 cân phân chuồng đã hoai mục, cùng với đó là thuốc chấm nấm dành cho rễ Trichoderma. Mỗi hố cách nhau 3m theo các chiều.

Xem thêm  Kỹ thuật trồng cây bơ cho năng suất cao - chăm sóc đơn giản

Đất trồng cà chua cần đảm bảo giữ được ẩm nhưng thoát nước tốt, có độ thông thoáng cao và pH dao động từ 5.8 đến 7. Cây nên được trồng ở nơi thoáng gió có thể nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất

Cách trồng cây cà chua thân gỗ 

Như đã nói cây cà chua thân gỗ rất dễ trồng nên bạn không cần cảm thấy quá khó khăn đâu, cứ làm như khi bạn trồng cà chua thông thường là được. 

Cây cà chua giống được ươm trong bầu có bọc nilon bên ngoài hoặc là các chậu nhựa nhỏ. Lúc trồng bạn lấy dao sắc cắt rách lớp nilon đó ra rồi nhẹ nhàng tách phần nilon bỏ đi, còn nếu trồng chậu thì nhẹ nhàng lấy bầu cây ra khỏi chậu, không được làm vỡ bầu.

Sau đó đặt cây vào chính giữa hố, dùng tay ấn nhẹ phần đất xung quanh gốc để giữ ốc cây cho thẳng, không nghiêng ngả. Chính giữ hố trồng cần đảm bảo phải cao hơn mặt đất ít nhất từ 5 đến 10cm để khi tưới nước tránh được tình trạng nước bị đọng ở giữa.

Sau khi trồng xong thì lấy cọc để cố định cây lại để tránh nghiêng ngả, gãy đổ sau đó. Kể cả sau này khi đã trồng cứng cáp rồi bạn vẫn nên duy trì việc dùng cọc để chống cho cây ngay ngắn. Sở dĩ làm thế vì đây chỉ là loại cây bán gỗ, rễ cây bám lông trên mặt đất mà chiều cao cũng chỉ có 2m nên khả năng chịu gió rất kém.

Cách chăm sóc cây cà chua thân gỗ sau khi trồng

Chăm sóc thường xuyên

Thực hiện tỉa cành

Khi cây cao chừng 80 đến 100cm thì tiến hành tỉa cành của cây cho gọn lại, đồng thời giúp cây kích thích khả năng ra cành mới. Ban đầu chỉ lấy 3 đến 5 cành cấp 1 tỏa đều ở mọi hướng trên cây. Sau đó khi cây đã bắt đầu cho quả, việc cắt tỉa cành cần được duy trì thường xuyên để cây được thông thoáng, tránh bị bệnh tật, dập tắt nơi trú ngụ của sâu bệnh hại.

Khi thu hoạch xong cũng cần duy trì việc tỉa cành để kích thích cây ra cành mới cho vụ mùa sau. Đồng thời loại bỏ cành già yếu, cành vượt tầm hay những chồi mọc quá ra từ gốc. 

Chế độ nước

Cần duy trì việc tưới nước thuyền xuyên cho cây, đặc biệt là vào mùa khô càng cần chú ý tưới nước để cây đủ ẩm. Giống cây này cho lá rất mềm nên chỉ cần thiếu chút nước thôi là lá lập tức sẽ héo rũ ngay.

Khi tưới nước cho cây nên áp dụng cách tưới nhỏ giọt. Không chỉ giúp tiết kiệm được nước mà việc cây giữ được độ ẩm cũng lâu hơn, và tránh được việc thừa ẩm ảnh hưởng đến bộ rễ.

Vệ sinh cỏ

Một năm nên làm cỏ cho vườn từ 4 đến 5 lần đồng thời cần giữ vườn luôn thông thoáng, hạn chế cỏ dại phát triển mạnh. Rễ của cây rất nông nên nếu để có dại nhiều chúng sẽ tranh dưỡng chất trong đất của cây, nên dù có bón phân nhiều cây cũng không hấp thụ được bao nhiêu. Gốc cây cần được làm sạch cỏ thường xuyên, tốt nhất dùng rơm rạ, lá khô, bèo hay vỏ trấu để ủ gốc cây lại. Vừa tránh được cỏ dại lại vừa hạn chế được tình trạng thoát ẩm của cây.

Xem thêm  Trồng và chăm sóc cây Vạn Tuế - ý nghĩa và tác dụng

Bón phân cho cây

Dinh dưỡng 

1 tháng sau khi trồng cây cần dùng hân đạm xanh để bón thúc cho cây. Liều lượng tốt nhất là lấy 1 thìa canh chừng 5-7g hòa với 20l nước rồi bón cho cây. Tiếp theo cứ 1 đến 2 tháng thì tiến hành bón phân NPK với hàm lượng N và P cao ví dụ như loại 20-20-10 hoặc 16-16-8 để bón. Việc bón NPK theo công thức này cần làm đến khi cây ra những trái đầu tiên. 

Sau năm đầu tiên thì các năm tiếp theo chỉ cần bón mỗi năm 3 lần phân là được. Chia thành các đợt như đầu mùa mưa, vào mùa khô và sau khi thu hoạch xong. Mỗi lần chỉ cần dùng 3 lạng phân NPK tổng hợp là được. Khi bón phân kết hợp luôn với việc tưới nước để cây đủ ẩm, dễ hấp thụ phân hơn. Khi bón phân vào đầu mùa mưa thì tăng thêm lượng kali cho cây lên để khi cây ra trái cho chất lượng tốt nhất.

Phân bón lá

Một năm chỉ cần phun phân bón lá từ 1 đến 2 lần mà thôi. Khi phun thì bổ sung thêm phân vi lượng cùng các chất kích thích rễ phát triển, tạo ra nhiều rễ mới. Nếu dùng phân bón lá cùng thuốc bảo vệ thực vật thì cần xem kỹ hướng dẫn sử dụng. Phun thuốc khi trời khô ráo, mát mẻ, không có mưa. Phun đẫm cả 2 mặt lá để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Phân hữu cơ

Tùy vào đất trồng mà bạn bổ sung thêm phân hữu cơ cho cây. Thời điểm bón phân hữu cơ là cách nhau từ 1 đến 2 năm, và bón lúc mùa mưa vừa bắt đầu sẽ tốt nhất. Cách bón phân hữu cơ đem lại hiệu quả cao là đánh rãnh cách gốc từ 50 đến 100 phân, rãnh bón sâu cỡ 1 gang tay. Sau đó bón 10 đến 15 cân cho 1 gốc cây là được. Dùng phân chuồng hữu cơ thì bằng đất còn dùng phân hữu cơ vi sinh thì chỉ cần từ 5 đến 10 cân mà thôi.

Phòng và điều trị sâu bệnh cho cây

Cà chua thân gỗ mặc dù là ít khi gặp sâu bệnh thật nhưng không phải không có. Dưới đây là một vài loại mà cà chua thân gỗ hay gặp phải.

cây thường bị côn trùng tấn công, cụ thể là các loại như rệp, ruồi vàng tấn công quả, rầy mềm. Đối với những loại côn trùng này chỉ cần dùng thuốc sâu là tiêu diệt được, khi dùng cần tuân thủ đúng quy cách trên bao bì cũng như cách thời gian thu hoạch tối thiểu để đảm bảo sức khỏe người dùng.

Cây cũng có khả năng gặp các bệnh từ nấm. Các bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến lá, rễ, quả. Chỉ cần dùng các thuốc gốc đồng như Ridomil Gold (là thuốc đặc trị nấm) hay COC85 để ngăn ngừa các loại nấm này là được. Riêng với các bệnh này bạn phun phòng cũng được mà phun khi cây có dấu hiệu bị bệnh được nhé!

Thu hoạch và bảo quản trái

Nếu nhanh thì 6 đến 8 tháng có thể thu trái, còn bình thường thì sau 2 năm là có thể thu hoạch được rồi. Theo kinh nghiệm của nhiều người đến năm thứ 4 là giai đoạn cây cho sai trái nhất. Vào mùa hè chúng sẽ bắt đầu ra hoa, 2 tuần sau sẽ đậu quả non và dần dần chín sau thời gian ngắn sau đó. Từng chùm quả màu sắc đan xen trông cực kỳ đẹp mắt. 

Tùy từng giống cà chua chua hay ngọt mà khi quả chín sẽ dần chuyển sang màu vàng hay đỏ tươi. Khi thấy trái chín thì bạn tiến hành thu hoạch lần lượt cho đến khi hết thì thôi. Cà chua thân gỗ dễ bảo quản, dù ở nhiệt độ phòng cũng lưu giữ được đến vài tuần. 

Lời kết

Vậy là higlum đã giới thiệu xong về cây cà chua thân gỗ, đặc điểm, cũng như cách trồng và chăm sóc chúng sao cho sai quả và đạt chất lượng cao nhất đấy!

Một giống cây đáng giá trăm vàng thế này mà dễ trồng như thế, tại sao bạn không thử để trồng ngay tại nhà nhỉ?

4.6/5 - (5 votes)