Kỹ thuật trồng sầu riêng hiệu quả – bà con nên tham khảo

Cây sầu riêng mang lại giá trị kinh tế cao, từ lâu đã được bà con quan tâm và đầu tư trồng với số lượng lớn. Nếu như hiểu được đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc, thì so với các cây trồng khác – cây sầu riêng mang lại nhiều giá trị kinh tế hơn.

Ở nước ta, khu vực Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên,… rất thích hợp với loại cây trồng này. Bà con có thể mạnh dạn đầu tư, khi đã nắm vững được kỹ thuật thì khả năng thành công là rất lớn.

Trong bài viết này, higlum.com sẽ cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng – chăm sóc loại cây “vàng mười” này nhé!

Khí hậu nào phù hợp với việc trồng sầu riêng?

Là loại cây ưa khí hậu nóng, nên lá là nơi sầu riêng dự trữ thức ăn chính của cây. Nếu như việc bị rụng lá quá nhiều thì dần cây sẽ suy yếu và chết. Ngoài ra, nếu như gặp mưa nhiều trong giai đoạn trái chín thì khi ăn thịt trái sẽ nhão.

Nên chọn những vị trí gần nguồn nước tưới, hệ thống đất thịt tơi xốp – có khả năng thoát nước tốt khi gặp ngập úng hay mưa lớn. Ưu tiên chọn những vùng đất dốc nhẹ. Tránh xa những khu vực đất mặn, phèn – hay ngập úng, cũng như không trồng trên vùng đất nhiễm sét nặng.

Là một cây thân gỗ mềm – có bộ rễ nông, sầu riêng không chịu được sức gió mạnh. Để khắc phục vấn đề này, cần trồng xung quanh vườn sầu những loại cây có khả năng chắn gió tốt, giúp giảm tỉ lệ cành bị gãy – tăng khả năng đậu quả.

Xem thêm  Hướng dẫn trồng nấm mỡ hiệu quả - ổn định và ít bệnh

Là một cây ưa sáng, tránh trồng mật độ quá dày khiến cây không đủ lượng ánh sáng cần thiết cho sự phát triển.

Lựa chọn giống sầu riêng

Hiện nay, các giống sầu được ưa chuộng chủ yếu là các giống ngoại nhập như từ Malay hay sầu Thái, … Giống sầu RI6 trong nước cũng được nhiều bà con lựa chọn. Đó đều là các giống cho chất lượng quả cao, sản lượng lớn – được thị trường đón nhận.

Là một giống cây không tự thụ phấn, sầu riêng ra trái nhờ sự thụ phấn của côn trùng và gió. Vậy nên nếu như trồng sầu riêng từ hạt sẽ có khả năng tạo ra cây biến dị lớn. Chính vì thế bà con nên trồng bằng phương pháp ghép cành hoặc ghép mắt. Mỗi vườn trồng đan xen 2 hoặc nhiều loại để đạt hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm:

Các phương pháp nhân giống sầu riêng

Trong quá trình trồng, việc tự nhân giống sẽ giúp bà con tiết kiệm chi phí và có thể chủ động lựa chọn được nguồn giống tốt. Có 3 phương pháp higlum.com giới thiệu ở đây là chiết cành, ghép mắt và trồng từ hạt.

Phương pháp 1: Chiết cành

Thời điểm thích hợp để bắt đầu chiết là vào mùa mưa. Chọn những cành sạch sâu bệnh, khỏe mạnh. Ưu tiên chọn những cành mới chuyển từ cành non sang cành bánh tẻ, phần lá ở đọt chưa nở hết.

Sử dụng dao sắc, khoanh một đoạn khoảng 5-10cm ở vỏ. Độ rộng tùy thuộc vào kích thước của cành được chiết.

Vị trí cắt cách ngọn khoảng 6-70cm. Bà con loại bỏ phần nhầy (thượng tầng) trên vết cắt – phần này bà con cần làm cẩn thận tránh tổn thương đến phần lõi.

Tiếp đến sử dụng xơ dừa, mùn cưa, đất mùn … tạo thành một giá thể để bọc quanh vị trí chiết. Dùng nilon, bao bố bọc kín lại. Nên tưới đủ ẩm cho bầu chiết sau khi thực hiện xong.

Phương pháp 2: Ghép cành

Phương pháp ghép cành chữ U: Dùng dao sắc nhọn tạo hình chữ U trên gốc ghép. Thực hiện nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến phần lõi bên trong. Tiếp đến tách một mắt ghép trên thân cây mẹ, kích thước bằng với vết cắt chữ U bên trên. Sau đó đặt mắt ghép lên gốc ghép, sử dụng dây nilon quấn chặt lại.

Xem thêm  Trồng mướp đắng có không? cách chăm sóc và thu hái

Phương pháp ghép cành chữ T: Làm tương tự như việc ghép mắt hình chữ U.

Phương pháp 3: Trồng từ hạt

Ươm hạt sầu riêng để tạo cây giống mới cũng là cách để tạo ra cây giống mới. Sử dụng những hạt từ quả không sâu bệnh, cơm vàng – hạt bụ bẫm và gieo xuống hố trồng.

Bà con nên cho 2-3 hạt vào mỗi hố, sau khi hình thành cây con thì chỉ để lại một cây khỏe mạnh nhất.

Tuy nhiên, phương pháp trồng cây từ hạt này không được khuyến khích. Do gieo từ hạt thì cây cho thu hoạch khá muộn, từ 8-10 năm sau mới được thu hái.

Kỹ thuật trồng sầu riêng ‘đúng chuẩn nhà vườn’

Đào hố trồng

Sau bước chọn được cây giống khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chất lượng tốt thì bà con đem đi trồng. Ưu tiên chọn cây có bộ rễ phát triển, giống cây thẳng – đã có từ 3 cành trở lên, đồng thời cây cao khoảng trên 80cm – đường kính gốc khoảng 0,8cm trở lên.

Để vườn sầu phát triển xanh tốt, cho nhiều trái thì nên trồng với mật độ thích hợp. Khoảng cách từ 10 – 12m mỗi cây với nhau, khoảng 70 – 100 cây / ha.

Trước khi trồng, cần bón lót vào hố trồng trước khoảng 2-3 tuần. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh, hoặc phân bón hữu cơ để ủ xuống hố. Lưu ý, cần giữ ẩm thường xuyên cho hố trồng trong giai đoạn này.

Các bước thực hiện trồng

Trước khi đặt cây xuống, cần đảo phân ủ trước với cách thức đảo từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong. Đảm bảo phân được trộn đều khắp hố.

Đào giữa hố một lỗ sâu khoảng 20cm, đường kính lớn hơn bầu ươm 1-2cm.

Dùng kéo hoặc dao sắc loại bỏ phần rễ cong, rễ thừa. Tiếp đến nhẹ nhàng rạch 1 đường dọc bao bầu, đặt bầu xuống sao cho mặt bầu cao hơn mặt hố khoảng 2-4cm. Tách phần vỏ ra khỏi bầu ươm, tránh làm hỏng bộ rễ.

Xem thêm  Hướng dẫn trồng Lan đùi gà đơn giản - chăm sóc và lưu ý

Bà con chú ý cần đặt cây thẳng ngay ngắn, tránh đặt quá cạn hoặc quá sâu.

Sử dụng đất tơi xốp phủ lên trên mặt rồi nén chặt. Đảm bảo đất ở mặt bầu cao hơn 1-2m so với xung quanh, để nước không bị đọng lại sau khi tưới.

Dùng cọc có độ dài 1-2m cắm cạnh (chú ý không cắm vào phần bầu đất) để làm giá đỡ cho cây.

Hoàn thành các công đoạn trên thì tưới nước đủ ẩm cho đất, đồng thời sử dụng rơm rạ hoặc rễ lục bình phủ gốc để giữ ẩm cho đất.

Chăm sóc cho cây sau khi trồng

Dinh dưỡng

Mỗi năm bón 5 – 10 kg phân hữu cơ cho mỗi cây non. Bên cạnh đó bón cùng phân vô cơ có lượng đạm cao, năm sau bón tăng dần so với năm trước.

Khi cây bước vào giai đoạn ổn định cho trái, mỗi năm bà con bón làm 3 đợt như sau:

  • Lần thứ nhất: Bón 5-6kg phân vô cơ, kết hợp 10 – 20kg phân hữu cơ cho mỗi gốc sau khi thu hoạch và tỉa cành.
  • Lần thứ hai: Bón thúc khi cây chuẩn bị bước vào giai đoạn ra hoa 30 – 40 ngày, lượng bón 2-3kg phân NPK. Bón qua việc tưới nước cách ngày.
  • Lần thứ 3: Bà con bón 2-3kg phần NPK (lượng kali cao) cho cây khi quả to bằng trái chôm chôm.

Tạo cành, tỉa tán

Với phương pháp trồng thuần, bà con có thể nuôi cành ngang khi cây đạt độ cao 1.5 trở lên. Khi cây đạt độ cao 7-10m cần được hãm ngọn.

Với phương pháp trồng xen thì ngọn bên dưới phải thấp hơn cành ngang bên trên 1-2m. Mỗi tầng cách nhau 40-60cm, tạo dáng cân đối cho cây. Chú ý cành cấp 1 để 3-4 cành tỏa đều xung quanh.

Xem thêm: trồng hoa thiên lý

Sầu riêng trồng sau bao lâu thì được thu hoạch?

Mỗi giống sầu riêng lại có khoảng thời gian thu hái khác nhau. Trung bình sau khi ra hoa tầm 4-6 tháng thì được thu hoạch quả. Bà con cần chủ động việc thu hái, tránh thu quá non hoặc để quả tự rụng làm giảm năng suất.

Như vậy higlum.com đã cùng bà con tìm hiểu phương pháp trồng sầu riêng đơn giản, cho hiệu quả năng suất cao. Bên cạnh đó là những lưu ý quan trọng trong quá trình chăm sóc. Trồng sầu riêng là hướng đi phát triển kinh tế tốt, được nhiều nơi áp dụng. Chúc bà con thành công.

Rate this post