Kỹ thuật trồng cây mai vàng đơn giản – nở hoa đúng dịp

Muốn có mai vàng thì cực kỳ đơn giản, ném một vài hạt ra vườn rồi để tự nhiên nó cũng mọc cây, rồi vài năm sau sẽ lớn lên và cho ra hoa như bình thường. Vậy là vườn nhà đã có mai vàng rồi.

Nhưng trồng để có thế, có dáng, có thể ghép, uốn là cảnh, ghép nhiều giống mai với nhau, tạo thành cây có giá trị, ra hoa đúng dịp Tết thì lại là một công việc khó nhằn, đòi hỏi người trồng tỉ mỉ, công phu.

Với cách trồng cây mai vàng dưới đây sẽ giúp bạn có được cây mai vàng như ý.

Hướng dẫn trồng mai vàng trên vườn ra hoa đúng dịp tết

Thời điểm trồng cây thích hợp

Thông thường trồng mai sẽ tiến hành cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Vì thời điểm mùa khô là lúc cây rụng hết lá và dành sức cho mùa mưa mới phát triển. Còn nếu nơi nào nguồn nước chủ động được thì trồng quanh năm đều được. 

Hướng dẫn cách trồng mai vàng đơn giản tại nhà
Hướng dẫn cách trồng mai vàng đơn giản tại nhà

Khoảng cách giữa các cây mai

Mật độ cây mai không cố định. Nếu trồng chỉ để làm cảnh thì mật độ cây sẽ khác, còn trồng để cung cấp cây giống cho các cơ sở khác thì mật độ cũng khác mà trông thành cây nghệ thuật để kinh doanh mật độc cũng khác nhau. Hay đơn giản trồng để lấy cành bán thì càng khác nữa. Tùy vào mục đích mà bạn bố trí mật độ cây thích hợp để chúng không ảnh hưởng đến nhau, cũng như khi đào hốc bán hay chuyển đi nơi khác. 

Chọn giống trước khi trồng

Thời gian trước, muốn trồng mai thì chỉ có hai lựa chọn đó là mai vàng nở vào dịp Tết Nguyên Đán và loại mai tứ quý mỗi năm nở 4 lần. vào 4 mùa. Nhưng hiện tại ngoài hai giống mai đã quá phổ biến rồi thì lại có thêm nhiều giống với đặc điểm nổi bật hơn nhờ phương pháp lai tạo. 

Trước đây mai vàng mỗi bông cũng chỉ có 5 đến 10 cánh hoa nhưng với cách lai tạo với nhiều giống mai khác nhau mà hiện tại 1 bông mai vàng đã có thể có trên 10 cánh, cánh lá xếp dày và hoa nở kín cả cây.

Không chỉ có mai vàng mà hiện tại mai trắng với nét đẹp nhẹ nhàng thanh thoáng, cánh mỏng như bướm cũng rất được yêu thích. Nhưng theo quan niệm mai vàng mới đem lại may mắn nên hầu như mai trắng người ta chỉ chọn trồng để tô điểm cho vườn nhà mà thôi.

Muốn trồng mai thì có nhiều cách từ cách trồng hạt cho đến các phương pháp như ghép, chiết hay giâm cành đều được. Mặc dù trồng hạt đơn giản, tốn ít chi phí lại có tuổi đời cây dài nhưng cây con lại không có được đặc điểm nổi bật của cây mẹ. Ví dụ như hoa khác màu, hoa ít và nhỏ hơn, lá không xanh bằng,…

Còn các phương pháp như ghép, chiết hay giâm cành thì lại có thể giữ được các đặc tính tốt từ cây mẹ mà hoàn toàn có thể ghép được nhiều loại mai trên cùng 1 cây nữa. 

Xem thêm  Cây mật gấu có tác dụng gì? cách trồng và chăm sóc
Hướng dẫn trồng mai
Hướng dẫn trồng mai

Kỹ thuật trồng cây

Bước 1: Trộn đều đất trước khi trồng

Sau khi trộn phân vào đất thì dùng cuốc, xẻng hay dụng cụ làm vườn trộn đều phân và đất với nhau theo chiều từ trên xuống dưới từ ngoài vào trong để phân và đất đạt độ hòa quyện như ý.

Bước 2: Tạo hốc trồng cây

Căn cứ vào bầu cây mà bạn tạo hố sao cho phù hợp. Đầu tiên đào 1 lỗ sâu chừng 20 phân ở giữa mô đất cao, đường kính sao cho vừa với bầu cây con là được. Hoặc tốt hơn là nên cho to hơn bầu cây 1 chút. 

Bước 3: Trước khi trồng cây vào hố cần kiểm tra lại cây giống

Đầu tiên cần phải kiểm tra thật kỹ cây con trước khi đặt vào hố. Xem xem cây có rễ nhiều, các rễ con phát triển tốt không, các rễ thứ cấp có nhiều không. Kiểm tra xem cây có vết thương nào không, các lá già đã xanh và có hình dạng kích thước chuẩn chưa, bầu ươm cần còn nguyên vẹn, không nứt vỡ, bên trong bầu có màu đen. Cuối cùng là cây khỏe mạnh, không sâu bệnh. 

Bước 4: Trồng cây

– Dùng dao hoặc kéo thật sắc cắt phần đáy bầu rời hẳn ra ngoài.

– Dứt khoát rạch một đường gọn từ đầu đến cuối bầu đất trước khi hạ cây xuống hố. 

Sau đó đặt bầu cây đã được cắt rời đế vào hố, chú ý khi đặt bầu cây nên cao hơn miệng hố vài ba phân.. Lúc này mới nên tháo bọc nilon ra, như vậy cây sẽ không bị vỡ bầu mà còn tránh tổn thương rễ.

Khi đặt cây vào hố cần khéo léo sao cho cổ rễ ít nhất là bằng hoặc không thì cao hơn mặt đất tối đa 5cm, miễn sao cây không cần trồng quá nông hay quá sâu là được. 

Bước 5: Phủ đất

– Khi đã đặt cây ngay ngắn tỏng hố rồi thì lấy phần phân và đất đã trộn sẵn cho vào nửa hố và dùng tay nén chặt lại. Sau đó tưới nước để cây đủ ẩm là được.

Tiếp theo mới dùng đất và phân còn lại lấp kín hố , nên che quá miệng bầu vài phân và nén chặt lại là được. 

Lưu ý:

+ Theo kinh nghiệm của nhiều người thì khi nén đất nên để đất bên ngoài thấp hơn bên trong bầu cây 1 chút. Mục đích là để khi tưới nước sẽ không bị đọng lại trong hốc làm thối rễ cây.

+ Nhiều người hay có thói quen đổ đất đầy hố rồi mới nén chặt sau đó tưới nước. Thực tế cách làm này khiến cây khó ngấm đều nước khắp bầu hơn nữa, nén thế này cây cũng không chặt và dễ bị nghiêng ngả.

Khi cây lớn thì dùng cột để giữ cố định thân cây. 

Hướng dẫn trồng mai trong chậu

Chọn chậu trồng

Tùy vào độ lớn của cây mà bạn cân nhắc chọn chậu cho phù hợp. Hiện nay có rất nhiều loại chậu với chất liệu cũng như kích thước khác nhau, ví dụ như sành, đất nung hay xi măng,.. Tùy theo sở thích và điều kiện mà bạn chọn chậu theo bản thân mình. 

Nói là vậy nhưng thực tế thì iện nay khi trồng trong chậu người ta đều chọn chậu xi măng. Bởi vì chúng có giá thành rẻ, hơn nữa khả năng giữ ẩm cũng tốt nên được ưu tiên. Còn các loại chậu bằng chất liệu khác thường chỉ dùng cho mai bonsai mà thôi.

Chuẩn bị đất trồng

Từ các tính chất như trên bạn cần chú ý chọn đất sao cho thích hợp, thông thường người ta sẽ trộn 70 đến 80% đất với 20 đến 30% phân hữu cơ đã hoai mục để tăng độ dinh dưỡng cho đất. Lượng phân hữu cơ trộn vào còn phụ thuộc vào lượng đất trong chậu.

Cách trồng mai trong chậu

Đất trồng có thể trộn đất thịt cùng với các loại phân bón khác. Ví dụ như trộn xơ dừa, tro trấu và phân hữu cơ mỗi loại 1 phần hoặc cát, tro trấu, xơ dừa, phân hữu cơ đã phơi ải mỗi thứ 1 phần. Sau đó trộn cùng đất trồng..

Xem thêm  Cách trồng cà rốt trong thùng xốp - đơn giản - nhanh thu hoạch

Hầu hết các chậu trồng đều đã được đục lỗ ở bên dưới đáy, chính thì thế trước khi trồng cần tìm cách bịt chúng lại nhưng vẫn đảm bro vừa giữ nước được lại có thể thoát nước khi tưới quá nhiều, không khí vẫn len lỏi lên được. 

Cách làm người ta hay áp dụng nhất là dùng mảnh sành hay các viên đá to xếp dưới đáy chậu. Nhưng cách này không khả quan vì khi đặt cây vào chậu sẽ xảy ra xê dịch khiến mảnh sành hay đá lệch khỏi các vị trí lỗ.

Chính vì thế người ta tìm cách khác đó là dùng các mẫu lưới nhựa để chắn. Cách làm này vừa tiện lại phát huy hiệu quả cao cũng rất dễ tìm mua trên thị trường. 

Nếu chậu trồng nhiều chỗ lõm thì có thể dùng nhựa epoxy ví dụ như nhựa Araldite để lấp đầy các chỗ lõm. Bởi nếu không lấp thì đấy chính là nơi tụ nước nhiều dễ khiến rễ bị ngập úng. Hoặc người ta có thể khoan thủng các chỗ lõm đó để nước trôi ra ngoài. 

Cách tạo con bướm giữ lưới ở đáy chậu

Bước 1: Kéo dây kim loại cho dài ra.

Việc đầu tiên cần làm là kéo dây kim loại cho dài ra. Tùy vào lỗ mà chiều dài của dây kim loại sẽ thay đổi. Bạn có thể dùng nhiều dây kim loại chất lệu khác nhau nhưng theo đó dây nhôm là tốt nhất vì dễ uốn hơn. Còn dây đồng thì hay bị ăn mòn và khiến chậu phai màu. 

Bước 2: Tạo móc lần 1

Tiếp theo là uốn dây để tạo móc, ở hai đầu tạo đoạn thẳng vuông góc với nhau, một đoạn dài gấp 4 lần đoạn kia.

Bước 3: Tạo móc lần 2

Tiếp tục uốn dây để tạo móc khác. Tại mỗi đầu mút của hai đoạn thẳng ngược nhau và có chiều dài tương đương thì uống lại. Chú ý khi uốn phải uốn cùng hướng lên hoặc cùng hướng xuống còn nếu ngược chiều nhau là không được.

Bước 4: Tại điểm giao bẻ cong các mối uốn

Ở những điểm giao bẻ cong các dây lên để thành những góc vuông. 

Bước 5: Điều chỉnh đầu mút sao cho song song

Hai đầu mút cần chú ý chỉnh sao cho chúng song song với nhau và mỗi đầu mút cách nhau đúng bằng đường kính của lỗ để bịt là được. 

Bước 6: Cố định dây kim loại

Sau khi đã chuẩn bị dây xong thì tiến hành thực hiện các thao tác khác trong chậu. Đầu tiên đặt lưới lên đáy chậu, xuyên hai đoạn cuối cùng qua lỗ cần bịt.

Giữ cố định lưới và dây kim loại rồi úp ngược chậu lại uốn phần xây kim loại còn thừa quanh lỗ thoát nước để cố định lưới. Khi làm cần nhẹ tay để lỗ thoát nước không bị mẻ. Do đó nên dùng tay thay vì dùng kìm.

Cách chăm sóc cây mai để có cành lá đẹp, có giá trị cao

Muốn đánh giá giá trị của một cây mai người ta dựa vào nhiều yếu tố, đó là loại mai, gốc cây có xù xì không, thế cây ra sao,.. mua vào dịp Tết thì phải xem cây có nhiều hoa không, hoa nở có đúng Tết không, có khỏe không, ngoài ra còn rất nhiều các yếu tố khác nữa.

Mặc dù điều kiện phát triển của cây chỉ cơ bản thôi nhưng để có 1 cây mai khỏe mạnh, nhiều hoa, cành lá tươi tốt, hoa thắm thì lại đòi hỏi nhiều kỹ thuật mà phải thực sự chuyên nghiệp mới làm được. 

6 tháng đầu năm

Sau đợt ra hoa Tết thì giai đoạn này vô cùng quan trọng để chúng ta kích thích cây phát triển đồng thời phục hồi cây cho khỏe lại. Việc đầu tiên cần làm chính là thấy cành nào chĩa ra ngoài thì cắt bớt đi chỉ giữ lại chừng 70% mà thôi. Yên tâm là đến Tết nam sau cành sẽ mọc vừa đủ rất đẹp.

Thay đất:

Khi thay đất cho cây cần chú ý cắt tỉa bớt rễ già ở hai bên, hay những rễ hỏng, quá dài cũng cắt bớt đi. Các loại rễ này sẽ ngăn trở cây hút chất dinh dưỡng trong đất. Chừng nửa tháng sau khi thay đất thì cây cũng sẽ ra rễ cám nên dù cắt sát rễ quá bạn cũng không cần lo lắng. 

Xem thêm  Bí quyết trồng cà chua bạch tuộc cho nhiều trái - đẹp dáng

Đất trồng lại cây có thể dùng đất bình thường trộng cùng xơ dừa, trấu, phân hữu cơ đã hoai mục, sau đó trộn đều sẽ được đất nhiều dinh dưỡng, tốt cho cây.

Trước khi trồng lại vào chậu thì rải 1 lớp trấu ở đáy để tăng khả năng thoát nước, xơ dừa giúp cây luôn đủ ẩm và trấu tránh ngập úng rất cân bằng. Còn đất là cách để cung cấp dưỡng chất cho cây. 

Bón phân:

Giai đoạn này là giai đoạn phục hồi và kích thích tăng trưởng cho cây, do đó cần cân nhắc phân cũng như lượng phân để cây phát triển cành lá thật tốt. Chính vì thế lựa chọn tốt nhất là dùng phân lân để bón. 

Nếu trong tự nhiên bộ rễ của cây mai có thể tỏa đi khắp nơi để tìm dinh dưỡng sao cho đủ nuôi cây. Nhưng vì trồng trong chậu diện tích eo hẹp, dinh dưỡng không nhiều nên mỗi lần bón phân cho cây nên cách nhau 2 tuần.

Nên dùng các loại phân hữu cơ sẽ tốt cho cây hơn, còn dùng phân vô cơ buộc phải tuân theo chỉ định để không làm xót rễ.

Tưới nước:

Các loại nước đơn thuần như nước ruộng, nước giếng, nước mương lại rất thích hợp với cây mai, chứ nước máy thì lại không hề. Bởi vì trong các loại nước ia có nhiều chất dinh dưỡng để cây phát triển, không có nhiều clo.

Còn nếu muốn dùng nước máy thì phải phơi nước ít nhất 1 ngày mới tưới để hạn chế cây bị chết. 

Không khí:

Những nhà vườn chuyên nghiệp tiết lộ rằng cây mai họ luôn đặt lên cao hẳn so với các loại cây khác cũng như mặt đất. Bởi vì ở trên cao không khí thường xuyên lưu động, giảm đi khả năng tích tụ các mầm bệnh trong không khí, từ đó hạn chế bệnh cho cây nhất là bệnh nấm mốc.

Ánh sáng:

Ánh sáng trực tiếp được xem là liều thuốc giúp cây mai phát triển tối đa. Do đó không nên đặt cây dưới bóng các cây khác hay chỗ tâm mát quá mà nơi lý tưởng là hàng rào hoặc bờ tường kìa. Sau đó thì cứ nửa tháng xoay cây một vòng tròn để bên nào của cây cũng hứng được nắng và phát triển đều. 

Lưu ý:

Kiểm tra đất trồng mai thường xuyên để xác định xem có đủ hay thừa thiếu ẩm còn điều chỉnh kịp thời. Đồng thời kiểm tra thân lá để tìm các biểu hiện lạ để có bện pháp phòng trừ kịp thời. Hầu như nếu tồng theo quy mô lớn thì cứ mỗi tháng người ta phun thuốc kích thích và thuốc trừ sâu 1 lần. Đây là các biện pháp phòng ngừa cần thiết cần được áp dụng. 

6 tháng cuối năm

6 tháng cuối năm thì cây đã khỏe mạnh hơn, nhiều cành nhiều lá, do đó cũng là lúc cần thay đổi chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp với cây. Lúc này các loại phân có nhiều đạm và lân là các loại phân thích hợp nên tập trung bón cho cây. 

Tháng 6 – tháng 9: Lúc này là lúc cây bắt đầu ra nụ, để thúc cây ra nhiều nụ thì dùng các loại phân có nồng độ lân cao, ngoài ra nó cũng giúp nụ trổ ra to và khỏe hơn. 

Thời điểm này mưa rất nhiều nên cây cũng sẽ gặp phải tình trạng bệnh như rỉ sắt hay là đốm lá. Lúc này cần có biện pháp điều trị khi bệnh còn nhẹ và dùng các thuốc đặc trị như Insuran hay Ridomil để phun cho cây mỗi tháng 1 lần vừa ngừa vừa trị sẽ có hiệu quả cao. 

Tháng 9 – tháng 12: Thời điểm này nụ hoa đã bắt đầu có nhiều, gần như cây sẽ không phát triển lá nữa để cây có sức nuôi nụ hoa. Thời điểm này các loại ơhaan ure hay lân không nên bón nữa. Bởi vì nó sẽ làm hoa mau chóng nở trước Tết, không còn tác dụng nhiều nữa. 

Muốn nụ hoa to đều và hoa ra nhiều, màu sắc tươi sáng thì bạn nên chọn các loại phân có  nhiều kali để bón cho cây. Sau đó tầm cuối tháng 11 thì cắt toàn bộ lá và chỉ giữ lại nụ, mục đích là để cây dành dinh dưỡng nuôi nụ. (nguồn : higlumcom)

Kết luận

Có thể nói một cây mai đẹp và có giá trị chỉ khi nó nở hoa vào đúng dịp Tết, cùng với dáng dấp đẹp. Và để làm được điều đó đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu từ người chăm sóc rất nhiều.

Từ giai đoạn còn nhỏ đến lớn cùng với các kỹ thuật trồng cây mai vàng thì mới cho ra được những cành mai đẹp.

Hi vọng với bài viết này các bạn sẽ biết được cách trồng và chăm sóc mai vàng đơn giản nhất để đón Tết.

4.7/5 - (6 votes)