5 giống bò tốt – được nhiều người nuôi tại Việt Nam

Nuôi bò là mô hình kinh tế truyền thống, đã và đang mang lại hiệu quả đáng kể cho các hộ gia đình tại nước ta. Ngày nay, nhu cầu về bò thịt và sữa bò càng lớn kéo theo ngành chăn nuôi này phát triển mạnh mẽ.

Để thành công trong mô hình này, thì việc chọn được những con bò giống tốt rất quan trọng. Trong bài viết này, higlum.com xin được chia sẻ đến với bà những giống bò tốt nhất tại Việt Nam, cũng như kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng cơ bản.

Top 5 giống bò tốt đang được nuôi tại Việt Nam

Tìm hiểu qua thì bà con cũng biết hiện tại có rất nhiều giống bò được nuôi tại nước ta. Ngoài những giống bò truyền thống tại địa phương thì còn có sự xuất hiện của các giống bò ngoại nhập. Những giống bò ngoại có ưu điểm cho sản lượng và chất lượng thịt tốt hơn so với giống bò trong nước. Tuy nhiên về khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên nước ta còn nhiều hạn chế. 

Một số giống bò được liệt kê dưới đây sẽ giúp bà con có thêm thông tin để cân nhắc chọn lựa phù hợp với điều kiện chăn nuôi của gia đình mình.

Giống bò vàng Việt Nam được nhiều bà con chọn nuôi
Giống bò vàng Việt Nam được nhiều bà con chọn nuôi

1. Bò vàng địa phương

Đây là giống bò truyền thống, được người dân Việt Nam nuôi từ lâu và thường gọi là bò Vàng. Nguồn gốc chủ yếu của các giống bò này là từ Nghệ An, Thanh Hóa hay Phú Yên.

Đây là giống bò có kích thước tương đối nhỏ. Với con cái trưởng thành chỉ nặng khoảng 180kg, con đực tầm 280kg. Tỷ lệ thịt cho ra cũng không cao, chỉ đạt tầm trên 30%. Ưu điểm lớn nhất của giống bò vàng địa phương là khả năng thích nghi tuyệt vời, có thể sống trong kham khổ thiếu thốn. Bên cạnh đó, giá để đầu tư mua bò giống cũng tương đối dễ chịu.

Xem thêm  Hướng dẫn nuôi nhím sinh sản - một vốn bốn lời

Với những địa phương có điều kiện tự nhiên không tốt: ít thức ăn cho bò, đất đai nghèo nàn dinh dưỡng, thời tiết khắc nghiệt thì nên chọn giống bò này để bắt đầu.

Giống bò lai sind
Giống bò lai sind

2. Giống bò Lai Sind

Đây là giống bò được lai giữa bò vàng Việt Nam và bò thuộc nhóm Zebu. Tên gọi chung là bò Lai Sind.

Ngoại hình giống bò này trung gian giữa kiểu hình bỏ Zebu và bò vàng Việt Nam. Do không kiểm soát được công tác phối giống nên bò Lai Sind có hình dáng, màu lông, ngoại hình không đồng nhất. Cơ bản và phổ biến nhất là loại có màu lông màu cánh gián đỏ sậm.

So với bò vàng, bò Lai Sind có thích thước vượt trội hơn. Con cái trưởng thành có trọng lượng tầm 250 đến 350kg, con đực có trọng lượng từ 350 đến 450kg.

Đây cũng là một trong những giống bò có khả năng thích nghi tốt với khí hậu nước ta. Bà con có thể nuôi để sinh sản hoặc sử dụng sức kéo cũng như nuôi lấy thịt. So với bò vàng thì bò Lai Sind đòi hỏi lượng thức ăn lớn và nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Với những khu vực đồng bằng duyên hải ven biển thì đây là lựa chọn phù hợp.

Giống bò H’Mông
Giống bò H’Mông

3. Giống bò H’Mông

Cũng như cái tên, giống bò này được biết đến ở các vùng bản người H’Mông sinh sống. Nhìn bề ngoài, bò H’Mông có nhiều điểm tương đồng với bò vàng nhưng có vóc dáng và tỷ lệ thịt cao hơn.

Với những hộ gia đình ở khu vực vùng đồi núi thì đây là lựa chọn khá phù hợp. Nhiều gia đình đã thành công với mô hình nuôi bò H’Mông lấy thịt, bà con có thể mạnh dạn đầu tư.

Xem thêm:

4. Giống bò Brahman 

Bò Brahman là giống bò nổi tiếng có nguồn gốc từ Mỹ. Hiện nay, giống bò này được mở rộng chăn nuôi tại các khu vực khí hậu ôn đới, và nhiệt đới.

Xem thêm  Nuôi dê cần chuẩn bị gì? cách chọn giống và chăm sóc

Màu lông thường thấy nhất ở giống bò này đỏ sáng và xám trắng. Đây là giống bò có cơ bắp phát triển, thân hình chắc khỏe, yếm thong, u cao, …

Cho sản lượng thịt vượt trội so với các giống bò khác. Con đực trưởng thành có thể đạt trọng lượng 1 tấn, trung bình trọng lượng tầm 8 đến 900kg. Bò cái trưởng thành có khối lượng tầm 450 đến 500kg. 

Đây là giống bò có thể thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nước ta. Bò cái rất mắn đẻ, bò đực có trọng lượng lớn. Đó cũng nguyên nhân khiến bò Brahman được đánh giá là một trong những giống bò tốt nhất trên thế giới.

5. Giống bò Droughtmaster

Đây là giống bò có nguồn gốc từ Úc. Droughtmaster là con lai của Brahman và bò không có u của Anh. Theo các nhà khoa học, thì giống bò này có khả năng thoát mồ hôi qua da khá tốt, nên phù hợp với môi trường nhiệt đới nóng ẩm nước ta – thích hợp với việc chăn nuôi trang trại.

Màu lông đỏ đặc trưng, một số hiếm con có sừng. Con đực có kích thước phát triển lớn vượt trội so với con cái. 

Con đực trưởng thành có kích thước từ 900kg đến 1 tấn. Con cái có kích thước từ 650kg đến 700kg, có thể phối giống lần đầu từ lúc 15 đến 18 tháng tuổi. 

Một ưu điểm lớn của giống bò này là khả năng chịu hạn tốt, thích hợp với những vùng có lượng mưa nhỏ.

Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng hiệu quả hiện nay

Làm chuồng

Tương tự như các giống vật nuôi khác, việc làm chuồng nuôi ổn định cho bò là cần thiết. Nên chọn chuồng quay hướng Nam hoặc Đông Nam, đảm bảo luôn khô ráo sạch sẽ. Mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.

Bà con có thể tận dụng một số loại tre, nứa hoặc gỗ để làm chuồng. Xây dựng theo kiểu ngăn ô để dễ quản lý và chăm sóc. Mật độ nuôi lý tưởng là 3 đến 4 m2 một con.

Ngoài ra cần thiết kế hệ thống thoát nước, chất thải cho phù hợp. Giúp đảm bảo nền chuồng sau khi rửa thì không bị đọng nước.

Xem thêm  Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản - đơn giản và hiệu quả

Sử dụng máng ăn, máng uống có kích thước phù hợp. Nếu có điều kiện thì bà con có thể đầu tư hệ thống hầm biogas để xử lý chất thải.

Lựa chọn con giống

Như higlum.com chia sẻ ở phía trên bài viết, tùy theo điều kiện từng vùng và khả năng đầu tư thì bà con chọn giống bò phù hợp.

Lựa những con có nguồn gốc bố mẹ rõ ràng, tại các trang trại uy tín. Mỗi giống bò có những đặc điểm khác nhau, nên tìm hiểu kỹ trước khi nuôi để phát huy được điểm mạnh và hạn chế của mỗi loại để giúp đạt hiệu quả chăn nuôi.

Chọn những con bò giống khỏe mạnh - bố mẹ có tố chất tốt
Chọn những con bò giống khỏe mạnh – bố mẹ có tố chất tốt

Cho bò ăn gì? chuẩn bị thức ăn cho bò nuôi

Lượng xơ cần cùng cấp cho mỗi con 1 ngày là tầm 17 đến 20kg. Khối lượng thức ăn cung cấp đủ cho mỗi con là từ 2-3% trọng lượng cơ thể.

Sử dụng ngô, sắn, khô dầu đậu phộng để nghiền nát làm thức ăn tinh cho bò. Lượng thức ăn này chiếm khoảng gần 50% khẩu phần ăn.

Thức ăn xanh chủ yếu là cỏ, các loại phụ phẩm và có thể chiếm tới trên 50% khẩu phần ăn.

Ban đầu khi mới bắt đầu nuôi, tỷ lệ thức ăn khô xanh cần nhiều hơn thức ăn tinh.

Ngoài ra, để bò phát triển khỏe mạnh thì bà con có thể bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất vào khẩu phần ăn (định kỳ bổ sung).

Phòng bệnh cho bò nuôi

Bắt đầu vào chăn nuôi, bà con cần tìm hiểu lịch tiêm chủng của bò theo từng giai đoạn. Đó là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh cho đàn bò.

Bên cạnh đó, sử dụng thuốc tẩy giun định kỳ cũng giúp bò có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Ngoài những lưu ý trên, để hạn chế bệnh tật cho đàn bò thì cần vệ sinh chuồng sạch sẽ – thức ăn thừa hàng ngày cần được loại bỏ. Mỗi lần cho ăn cần tính toán lượng thức ăn phù hợp, tránh dư thừa lãng phí và gây bệnh cho bò – đặc biệt là thức ăn tinh.

Lời kết

Trên đây là tổng hợp về những giống bò tốt nhất đang được nuôi tại Việt Nam. Cùng với đó là những lưu ý về quá trình chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe cho đàn bò. Higlum.com chúc bà con sớm thành công với mô hình nuôi bò nhốt chuồng.

Rate this post