Hướng dẫn nuôi đà điểu – chọn giống, thức ăn và chăm sóc

Nuôi đà điểu gần đây là mô hình được nhiều người quan tâm ở Việt Nam. Rất nhiều hộ gia đình đã triển khai và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mặc dù mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhưng đi kèm với đó là những rủi ro nếu như bà con chưa nắm được kiến thức chăm sóc cơ bản. Từ khâu chọn giống, làm chuồng trại, thức ăn và chăm sóc hàng ngày.

Kinh nghiệm nuôi đà điểu
Kinh nghiệm nuôi đà điểu

Trong bài viết này, higlum.com sẽ chia sẻ tới bà con kỹ thuật nuôi đà điểu đơn giản, giúp bà con tự tin hơn phát triển kinh tế theo mô hình này.

Lựa chọn giống đà điểu

Để thành công thì khâu đầu tiên là chọn giống phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, cũng như mức đầu tư của gia đình. Một số giống đà điểu dưới đây được lựa chọn nhiều tại Việt Nam, bà con có thể tham khảo:

Giống đà điểu Bắc Phi: Đặc điểm là không có lông ở đỉnh đầu, cổ có một vòng lông màu trắng (khoảng ⅓ cổ từ dưới lên). Đây là giống đà điểu cao nhất. Con cái có bộ lông màu nâu sẫm toàn thân, con đực có màu lông trắng tinh ở ngực và cánh.

Giống đà điểu Somali: giống như đà điểu bắc phi, giống đà điểu somali không có lông ở đỉnh đầu, tuy nhiên vòng trắng dưới cổ thì rộng hơn. Con cái có bộ lông màu xám nhạt, con đực có bộ lông màu đen tuyền. Con đực có thể hình bé hơn con cái.

Giống đà điểu Nam Phi: Đỉnh đầu có lông với cổ màu xám (mùa sinh sản thì lông chuyển sang màu đỏ). Ở giống này, lông ở cổ không có màu trắng như các giống khác.

Xem thêm  Chích chòe lửa chăm sóc thế nào? Làm sao để chòe căng lửa
Chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn
Chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn

Lưu ý khi chọn giống đà điểu nuôi thương phẩm

Chọn những con khỏe mạnh, mắt sáng, bụng gọn, nhanh nhẹ – không bị dị tật.

Trọng lượng phù hợp là từ 0,8 -1kg.

Để an toàn hơn, bà con có thể chọn những con giống từ 3 tháng tuổi trở lên. Tìm mua tại những cơ sở giống uy tín, lâu năm – được nhiều người lựa chọn.

Đà điểu giống giá bao nhiêu tiền?

Tùy theo từng độ tuổi và địa phương khác nhau mà giá cũng khác nhau.

  • Với giống 1-7 ngày tuổi: giá khoảng 1.500k / con
  • 1 tháng tuổi giá khoảng 1.8 đến 2 triệu
  • 2 tháng tuổi giá khoảng 2 đến 2.5 triệu
  • 3 tháng tuổi giá khoảng 2.5 đến 3 triệu
Đà điểu giống được nhiều người quan tâm
Đà điểu giống được nhiều người quan tâm

Chuẩn bị chuồng nuôi đà điểu đúng kỹ thuật

Vị trí chuồng nuôi

Chọn những khu vực không gian rộng rãi, ít tiếng ồn. Ưu tiên vùng đất dễ thoát nước, bề mặt bằng phẳng.

Nên chọn những nơi có giao thông thuận lợi, điện nước sẵn sàng phục vụ để dễ dàng quản lý và chăm sóc.

Với những tỉnh phía bắc, nên chọn hướng chuồng Đông – Nam. Để đảm bảo ấm về mùa đông, mát mẻ vào mùa hè. Đồng thời nền chuồng nên có ánh nắng hắt vào, đảm bảo luôn khô ráo.

Kinh nghiệm làm hàng rào bao quanh bảo vệ

Hàng rào bảo vệ gần như không thể thiếu khi nuôi đà điểu. Giúp quản lý số lượng, cũng như tránh sự tấn công của các động vật khác. Chiều cao của hàng rào ít nhất phải từ 1.5m trở lên (với đà điểu trên 1 tuổi thì độ cao hàng rào từ 1.7 đến 1.8m). 

Một số lưu ý khi làm hàng rào bao gồm:

  • Đảm bảo không có vật sắc nhọn, có thể dễ dàng nhìn xuyên qua.
  • Dẻo dai – chắc chắn, có khả năng chịu tốt khi đà điểu cọ sát.
  • Phần phía dưới chân hàng rào cần được xử lý gọn gàng, không làm vướng chân.

Đóng các cột cách nhau tầm 5 mét, sử dụng 5 dây thép mạ kẽm song song. Ở phía dưới cùng, dây thép cần cách mặt đất khoảng 30cm.

Làm chuồng nuôi úm đà điểu
Làm chuồng nuôi úm đà điểu

Chuồng nuôi úm cần lưu ý gì?

Giai đoạn nuôi úm đến 3 tháng đầu là giai đoạn khó nuôi nhất. Tỷ lệ chết cao, có đàn mất tới 1 nửa.

Xem thêm  15 loại cá nước ngọt phổ biến - đặc điểm và cách nhận biết

Để đảm bảo số lượng, giảm tỷ lệ tử vong trong 3 tháng đầu thì bà con cần làm chuồng nuôi úm. Giúp bà con có thể chủ động chăm sóc, theo dõi lượng thức ăn – nước uống, nâng cao khả năng sống sót.

Chuồng làm cần chia thành 2 khu vực: sân chơi và chuồng nuôi. Sân chơi cần có chiều dài trên 50m để đà điểu có thể thoải mái đi lại, phần chuồng nuôi cần sạch sẽ thoáng mát (nguồn: higlum.com)

Lưu ý về khi làm chuồng nuôi đà điểu thịt

Khi đà điểu đạt 3 tháng tuổi là hết giai đoạn nuôi úm, cần được chuyển sang chuồng nuôi lớn hơn (chuồng thương phẩm). 

Chuồng thương phẩm cần được làm mái cao (trên 3 mét) lợp bằng tôn hoặc mái lá, với sân chơi kích thước 5m x (80-100m) có thể nuôi được 12 đến 15 con. Bố trí lán ăn che mưa năng để đặt máng ăn (khoảng 3-5m2).

Thời gian chủ yếu đà điểu sống ở sân chơi, nên phần nuôi chính có thể làm bằng vật liệu thô sơ như chuồng bò để tiết kiệm chi phí. Phần chuồng nuôi với mật độ 3-4 mét vuông mỗi con.

Nuôi đà điểu sinh sản
Nuôi đà điểu sinh sản

Lưu ý khi làm chuồng nuôi sinh sản

Bước vào thời kỳ sinh sản, đổ đầy cát vào trong chuồng nuôi có kích thước 3x5m làm chuồng đẻ.

Phần phía bên ngoài làm sân chơi có kích thước rộng hơn so với nuôi thương phẩm. Ngang 8m – dài 80 đến 100m, lưu khí không để chướng ngại vật. Bà con có thể ghép 1 trống với 2 mái, hoặc 2 trống với 5 mái tùy theo.

Những vấn đề cần quan tâm khi làm chuồng nuôi đà điểu

Mật độ bao nhiêu là phù hợp?

Trong thời gian nuôi úm, mật độ thích hợp là 20-25 con mỗi quây úm. Và số lượng sẽ giảm dần theo tuổi của đàn.

Nếu như nuôi với mật độ dày sẽ làm cho đàn chậm lớn, chân khoèo, xông xơ.

Nhiệt độ và độ ẩm

Trứng đà điểu ấp cần được duy trì ở nhiệt độ 32 – 33 độ C cho tuần đầu, thời gian sau mỗi tuần giảm 2-3 độ C đến mức độ 20 – 22 độ C là phù hợp.

Ánh sáng đóng một vai trò lớn trong quá trình phát triển của đàn. Nếu được cung cấp đủ ánh sáng cả ban ngày và ban đêm thì đà điểu sẽ ăn nhiều hơn, tăng trưởng nhanh và giảm bệnh.

Xem thêm  Kỹ thuật nuôi lợn rừng hiệu quả - chăm sóc và lưu ý

Máng ăn, máng uống

Bố trí các máng ăn không có góc cạnh nhọn làm bằng cao su hoặc nhựa. Đặt ở các vị trí thuận lợi được phân bố đều, nên đặt dưới ánh đèn.

Đối với đà điểu thương phẩm, bà con cần chuẩn bị những máng ăn bằng gỗ có kích thước lớn ( 0.3m rộng x 0.25m cao x 1m dài). Nên đặt ở độ cao từ 0.7 – 0.9m cách mặt đất. Với mỗi máng có thể cung cấp lượng thức ăn cho 4 tới 5 con.

Bên cạnh đó, máng uống thì bà con có thể sử dụng chậu sành hoặc bể nước có kích thước lớn.

Đà điểu ăn gì? Chuẩn bị thức ăn cho đà điểu

Đà điểu cần một lượng thức ăn lớn để phát triển tốt, đặc biệt là đà điểu sinh sản và đà điểu thương phẩm chuẩn bị xuất chuồng. Bà con cần cân đối trong khẩu phần ăn của chúng bao gồm: tinh bột, khoáng chất, vitamin, liput, sỏi và chất xơ.

Rất may mắn, đây là một động vật ăn tạp,  với những nguồn thức ăn tương đối dễ kiếm có thể kể đến như:

  • Thức ăn chính là các loại rau, lá cây như bắp cải, su hào, xà lách, rau muống, … các loại hạt ngũ cốc, cây họ đậu, … bổ sung cát sỏi nền chuồng để chúng ăn thêm.
  • Các loại bột sò, bột xương, bột cá, thịt, trùn quế, trứng dế, …
  • Bổ sung các loại vitamin, chế phẩm sinh học, … để giúp đà điểu cân bằng dinh dưỡng, hạn chế tối đa việc thiếu dinh dưỡng.

Thức ăn chuẩn bị cần an toàn, không nhiễm độc hay nấm mốc, nếu tươi ngon thì càng tốt. Thức ăn thừa không để quá lâu, cần được dọn sạch hàng ngày, điều chỉnh lượng thức ăn ngày hôm sau cho phù hợp tránh để dư thừa (nguồn : higlum.com)

Để chủ động nguồn thức ăn, bà con nên trồng thêm các loại cỏ, cây họ đậu, … giúp tiết kiệm chi phí và đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn.

Sẽ tốt hơn nếu như bà con phối trộn các loại thức ăn với nhau bằng cách sử dụng máy băm cỏ và máy nghiền hạt. Có thể bổ sung vitamin, khoáng chất vào thức ăn đã được trộn đều. Có điều kiện hơn thì bà con có thể đầu tư máy ép cám viên, giúp đà điểu ăn dễ dàng hơn.

Như vậy là higlum.com đã cùng bà con tìm hiểu kỹ thuật nuôi đà điểu từ những điều đơn giản nhất. Từ làm chuồng, chọn giống, hướng dẫn nuôi úm và chuẩn bị thức ăn. Hy vọng bà con thành công với mô hình phát triển kinh tế đầy triển vọng này.

Rate this post