Sò điệp có tác dụng gì? cách chế biến sò điệp và lưu ý

Sò điệp – với phần thịt màu trắng ngà thơm ngon hấp dẫn, khi chín không bị dai. Một số món ăn được ưa thích chế biến từ sò điệp như: sò nướng mỡ hành, rang muối tiêu hay hấp cuộn miến, …

Bên cạnh đó, sò điệp còn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. 

Trong bài viết này. cùng #higlum chuyên mục thủy hải sản tìm hiểu về công dụng và một số cách chế biến sò điệp ngay nhé!

Nhận biết và đặc điểm của sò điệp

Cũng giống như nghêu, ốc, hến, … sò điệp là loài động vật sống trong lớp vỏ sò. Người ta tìm thấy thấy chúng ở các vùng biển trên khắp thế giới. 

Ẩn bên trong chiếc vỏ sặc sỡ là lớp thịt màu trắng ngà, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Phần thịt khi chín ngọt, ngậy và không có vị ngán.

Đặc điểm sò điệp
Đặc điểm sò điệp

Người ta tìm thấy nhiều vitamin tốt cho con người trong cơ thể sò điệp. Tuy nhiên, với một số ít người có thể bị dị ứng khi ăn loại động vật này.

Thường xuyên sử dụng sò điệp trong các bữa ăn, giúp bạn bổ sung một lượng tương đối chất chống viêm (omega3) và protein cao cấp.

Có nên ăn nhiều sò điệp không? Tác dụng của sò điệp là gì?

Rất tốt cho não

Theo một nghiên cứu thì việc sử dụng sò điệp thường xuyên rất tốt cho hệ thần kinh và não bộ. Trong mỗi cá thể sò, chứa rất nhiều vitamin B12 và axit béo (omega-3).

Xem thêm  Cá thu - đặc điểm, phân loại và giá cá thu là bao nhiêu?

Đây là những chất kích thích hệ thần kinh phát triển, giúp giảm nguy cơ các bệnh liên quan đến não bộ như rối loạn tâm trạng hay bệnh mất trí nhớ tạm thời Alzheimer.

Đặc biệt là với những phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, B12 là vitamin rất quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi.

Sò điệp có tác dụng tốt cho sức khỏe
Sò điệp có tác dụng tốt cho sức khỏe

Sò điệp giúp giảm cân

Theo một nghiên cứu, nếu muốn giảm cân thì bạn nên sử dụng thức ăn có hàm lượng protein cao nhưng tổng lượng calo phải thấp. Và sò điệp là một trong số những loại thức ăn đáp ứng được điều kiện trên.

Trong mỗi 84g sò điệp, chứa ít hơn 100 calo và lên tới 20g protein.

Khi đạt đến lượng protein vừa đủ, cơ thể sẽ cảm giác no bụng và kéo theo đó là lượng calo tổng thể cũng giảm. Bên cạnh đó, lượng protein cao cũng giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và cơ thể đốt cháy nhiều năng lượng hơn (xem thêm: nuôi cá mập nước ngọt)

Sò điệp rất tốt cho tim mạch

Kali magie là 2 nguyên tố giúp cho mạch máu của bạn được thư giãn tốt hơn. Nếu muốn một trái tim khỏe mạnh, bạn cần thường xuyên bổ sung 2 chất này vào cơ thể. 

Sò điệp có chứa nhiều kali và magie, do vậy sử dụng thường xuyên giúp bạn ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, đồng thời giúp điều hòa huyết áp.

Xem thêm  Cá tai tượng là cá gì? đặc điểm, phân loại và cách chăm sóc

Nếu như cơ thể thiếu magie, một số hiện tượng như hoa mắt chóng mặt, huyết áp tăng và tim rối loạn nhịp.

Cồi sò điệp
Cồi sò điệp

Sò điệp bao nhiêu tiền 1kg ?

Có rất nhiều cửa hàng, cũng như các đầu mối bán sỉ lẻ sò điệp. Nên giá cả và chất lượng cũng khó được kiểm soát. Tùy từng địa phương, và tùy từng thời điểm mà giá cũng chênh lệch.

  • 200 đến 250 nghìn cho 1 kg sò điệp.
  • 120 đến 150 nghìn cho 1 kg cồi sò.

Để đảm bảo chất lượng cũng như giá thành hợp lý, bạn nên mua sò điệp ở các chợ uy tín hay các cửa hàng bán đồ hải sản tươi sống lớn. Nhớ tìm hiểu địa điểm trước khi quyết định mua.

Xem thêm:

Sò điệp nên chế biến món gì ngon?

Nếu như bạn đến Nha Trang hay Bình Thuận, thì các món chế biến từ sò điệp ở đây có thể coi là đặc sản. 

Nếu như bạn muốn tự tay chế biến, thì hãy tham khảo một số món ăn ngon từ sò điệp dưới đây. (Nguồn : higlum.com)

Món 1: Cháo sò điệp

Một món ăn rất phù hợp cho bữa sáng, hay cho trẻ nhỏ đó chính là cháo sò điệp.

Một số nguyên liệu để nấu món ăn này bao gồm : Cồi sò điệp, hành lá, gạo, hành tím, một số gia vị khác.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, các bước tiến hành lần lượt như sau:

  • Mang một ít gạo (tùy số lượng người ăn) đi vo sạch và để ráo nước.
  • Hành lá đem rửa sạch, thái nhỏ hình hạt lựu.
  • Luộc sơ qua cồi sò với nước sôi (sau khi làm sạch).
  • Cho phần nước luộc cồi sò vào nồi cùng với gạo để nấu. (Phần nước ngập gấp 3 lần phần gạo).
  • Phần cồi sò ướp khoảng 30 phút với các gia vị (hạt nêm, bột ngọt, muối, nước mắm, …). Nếu nấu cháo cho các bé ăn thì bạn có thể thái thành những miếng nhỏ.
  • Cháo vừa chín tới thì bạn cho cồi sò đã ướp xong vào và trộn đều. Nêm nếm gia vị cho phù hợp vừa miệng.
  • Chờ thêm khoảng 10 phút thì dừng bếp. Trước khi ăn, bạn cho hành tím băm nhỏ phi vàng lên trên cho đẹp mắt và thêm hương vị.
Xem thêm  Hướng dẫn nuôi cá chình đơn giản - cho năng suất tốt

Món 2: Sò điệp chua ngọt

Những món ăn xào chua ngọt hầu như được mọi người ưa thích. Một phần bởi hương và vị hấp dẫn.

Món sò điệp xào chua ngọt có vị đậm đà, béo của thịt và ngọt của nước. Không thể bỏ qua được đúng không nào.

Nguyên liệu làm món này gồm  có: Sò điệp, tỏi, đậu que, dầu ăn, bột ngọt, đường, hạt nêm, ….

Cách chế biến như sau:

  • Cồi sò rửa sạch, để ráo nước.
  • Đậu que rửa sạch, cắt miếng nhỏ vừa ăn.
  • Phi thơm hành tím, tiếp đến cho cồi sò vào áp chảo. Chín đều 2 mặt là dừng lại.
  • Đậu que đem luộc khoảng 1 phút cho mềm ra.
  • Tiếp đến cho hành tỏi phi vàng trên chảo, rồi cho cồi sò và đậu que đảo đều.
  • Chờ khoảng 3 phút sau, cho gia vị vào vừa ăn đảo đều. 
  • Cho sò điệp xào chua ngọt ra đĩa rồi thưởng thức.

Kết

Như vậy là #higlum đã cùng bạn tìm hiểu đặc điểm, tác dụng cũng như một số cách chế biến sò điệp ngon rồi. 

Mong rằng bạn đã sẵn sàng bổ sung sò điệp vào thực đơn cho bữa ăn sắp tới. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tiếp theo.

Rate this post