Hướng dẫn nuôi baba đơn giản – cho hiệu quả kinh tế


Nuôi baba mang lại giá trị kinh tế cho nhiều hộ gia đình, là hướng đi tốt cho bà con muốn phát triển ngư nghiệp. Mô hình nuôi baba đang được chia sẻ và nhân rộng tại nước ta. 

Trong bài viết này, cùng higlum.com tìm hiểu kỹ thuật nuôi ba ba đơn giản nhưng cho hiệu quả kinh tế cao.

Chi tiết kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm đạt hiệu quả 

Mặc dù đem lại nguồn thu nhập tốt và ổn định cho bà con. Nhưng nếu không nắm vững được các kỹ thuật nuôi cơ bản thì khả năng mất trắng khi tham gia nuôi là vẫn có. Hãy cùng tìm hiểu quy trình dưới đây.

Nuôi baba cho nhiều giá trị kinh tế
Nuôi baba cho nhiều giá trị kinh tế

Thực hiện làm chuồng nuôi

Chuồng nuôi (ao nuôi) đóng góp quan trọng đến kết quả nuôi baba tại hộ gia đình. Tùy theo định hướng nuôi lấy thịt hay ươm giống mà kích thước chuồng (bể) nuôi baba sẽ khác nhau.

Để thành công trong việc làm bể nuôi baba, bà con tham khảo một số lưu ý dưới đây:

Những lưu ý trong quá trình làm chuồng nuôi ba ba

Với baba nuôi lấy thịt thì diện tích ao nuôi phù hợp vào khoảng 120 đến 150 m2, độ sâu trung bình khoảng 1,5m đến 2m. Luôn giữ mực nước trong ao với độ sâu trên 1m. 

Đối với baba ươm giống, thì độ sâu của ao nuôi tùy theo kích thước của baba. Thường thường, bà con làm bể ươm baba giống có diện tích khoảng 10m2 và sâu khoảng 50 đến 60cm.

Làm bể nuôi
Làm bể nuôi

Luôn giữ nước trong ao sạch sẽ, lưu thông tốt với kênh rạch bên ngoài để đảm bảo có thể thay nước bất cứ lúc nào. Vào mùa khô cần chú ý không để nước quá khô, ảnh hưởng đến sức khỏe của baba.

Mật độ nuôi baba trong ao cũng cần được lưu ý. Với những cá thể khoảng 1 lạng thì mật độ rơi vào khoảng mỗi mét vuông 10 đến 12 con. Nếu kích thước lớn hơn thì mật độ khoảng 6 con trên 1 mét vuông.

Nên thiết kế 2 vòi mỗi bể hoặc ao nuôi. Một vòi để cho nước sạch vào ao, vòi thứ 2 để sát đáy ao – giúp việc loại bỏ chất bẩn dễ dàng hơn.

Sử dụng một lớp cát khoảng 15 đến 20cm rải dưới đáy ao, giúp baba trú ẩn. Bên cạnh đó, sử dụng lục bình – tàu dừa hoặc các thân cây nổi giúp baba có chỗ nằm phơi nắng sau khi ăn.

Thành (miệng) bể cần được lát gạch hoặc xi măng láng trơn. Mục đích để baba không thể di chuyển ra ngoài, tránh thất thoát và ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, một phần miệng bể nuôi thiết kế dốc thoải nhẹ nhàng để baba dễ dàng bò lên  phơi nắng.

Bố trí một góc cho baba sinh sản trong ao nuôi. Diện tích tầm 4-5m2 sẽ chứa được khoảng 80 con baba mùa sinh nở. 

Chọn baba nuôi làm giống
Chọn baba nuôi làm giống

Lựa chọn giống

Chọn con giống tùy thuộc vào mỗi vùng miền. Tuy nhiên, phần lớn hiệu quả của việc nuôi baba nằm ở khâu chăm sóc, giống ban đầu chỉ góp một phần rất nhỏ.

Một số giống baba có thể kể đến như baba gai, cua đinh, hay baba trơn, …

Cần lưu ý chọn những con baba có nguồn gốc bố mẹ rõ ràng, trọng lượng xấp xỉ nhau và nhỏ hơn 2kg. Chọn những cá thể không bị trầy xước, di chuyển nhanh nhẹn – khỏe mạnh.

Tỉ lệ phù hợp đối với baba sinh sản là 5 cá thể đực ~ 1 cá thể cái.

Xem thêm:

Kỹ thuật thả ba ba xuống ao nuôi

Thời điểm thích hợp để thả baba xuống hồ nuôi là sau Tết ta (khoảng tháng 1 – tháng 2 âm lịch). Trước khi thả cần làm sạch ao nuôi và thay nước mới.

Sau khoảng 8 đến 9 tháng chăm sóc, bà con có thể thu hoạch lứa baba đầu để bán lấy thịt.

Hướng dẫn chăm sóc

Được đánh giá là dễ chăm sóc, baba không cần tốn quá nhiều thời gian của bà con. Quan trọng là việc thường xuyên theo dõi, nếu có biểu hiện bệnh thì sớm triển khai xử lý.

Độ pH của nước cần phải nằm trong tiêu chuẩn (6-8.5). Bà con cần theo dõi và đo thường xuyên để điều chỉnh cho phù hợp.

Môi trường nuôi baba cần được yên tĩnh, do đây là loài khá nhút nhát. Tránh tạo tiếng ồn lớn như tiếng bô xe, còi xe, tiếng máy phát, … hay tạo sóng nước trong bể nuôi.

Thời điểm baba đạt trọng lượng trên 2kg là có thể thu hoạch. Sau mỗi lứa, bà con cần làm sạch ao nuôi – vệ sinh khử trùng và để cho bể nghỉ ngơi 7 đến 10 ngày trước khi xả nước thả lứa mới.

Ba ba ăn gì? Thức ăn của ba ba

Baba ăn gì là câu hỏi khiến nhiều bà con trăn trở. Trả lời ngắn gọn cho câu hỏi này, higlum.com xin đưa ra 3 nhóm thức ăn chính cho baba.

Loại thức ăn khô

Đây là loại thức ăn sử dụng cho mùa khan hiếm, hoặc những ngày thời tiết xấu mà không thể cung cấp thức ăn tươi. Một số loại thức ăn khô nhạt như tôm nhạt, cá nhạt đã qua chế biến xử lý.

Lưu ý quan trọng: Không dùng thức ăn khô mặn để cho baba ăn.

Thức ăn tươi cho baba
Thức ăn tươi cho baba

Thức ăn tươi

Thức ăn tươi cho baba khá phong phú. Có thể kể đến như các loại cá vụn nhỏ: cá tạp, cá chốt, cá biển vụn, cá linh. Kế đến là các loài ốc sên, ốc nhồi, ốc bươu vàng, … 

Bên cạnh đó, baba có thể ăn một số loại cua – tôm rẻ tiền, giun đất, nội tạng ở lò mổ gia cầm, gia súc, … Khá phong phú đúng không nào?

Xem thêm: có nên nuôi cá cảnh nước ngọt

Thức ăn phụ phẩm

Một số loại thức ăn sản xuất công nghiệp cũng được bà con nhiều nơi sử dụng. Chủ yếu là các loại cám viên để vỗ béo cho baba nuôi thịt. 

Tính đến thời điểm hiện tại (2021) thì vẫn chưa có loại cám chuyên dụng nào sản xuất cho baba. Tuy nhiên bà con có thể sử dụng một số loại cám chứa hàm lượng đạm cao, nhưng giá thành khá đắt  – bà con cần cân nhắc.

Nếu nuôi với số lượng lớn, chuyên nghiệp. Bà con có thể chủ động làm cám từ các loại chế phẩm sinh học, các loại bột ngũ cốc … Góp phần làm phong phú nguồn thức ăn, và gia tăng hiệu quả kinh tế.

Lưu ý về chế độ ăn của ba ba

Vào mùa đông, những ngày nhiệt độ xuống thấp thì baba sẽ rất ít hoặc bỏ ăn. Như vậy trọng lượng và hiệu quả sẽ xuống thấp, bà con cần lưu ý căn thời điểm nuôi hoặc có phương án dự phòng.

Thời điểm ương nuôi, baba sẽ tăng trưởng kích thước nhanh chóng nếu được cho ăn giun quế thường xuyên. Như vậy, việc tận dụng phân chuồng, thức ăn thừa, rác thải, … để nuôi giun quế sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả kinh tế khi nuôi baba.

Lời kết

Như vậy higlum.com đã vừa cùng bà con tìm hiểu đặc điểm cũng như phương pháp chọn giống nuôi baba. Bên cạnh đó là thông tin về cách chuẩn bị chuồng nuôi và làm thức ăn cho loài vật này.

Nuôi baba là hướng đi kinh tế đúng đắn, bà con hãy tìm hiểu nhiều thông tin hơn và mạnh dạn đầu tư.

Rate this post