Cá tai tượng là cá gì? đặc điểm, phân loại và cách chăm sóc

Hiện nay, việc nuôi cá tai tượng đã khá phổ biến ở nước ta. Ngoài mục đích nuôi để lấy thịt, thì việc nuôi làm cảnh cũng được nhiều người lựa chọn.

Được đánh giá là loài cá mang lại giá trị kinh tế cao, nuôi Cá Tai Tượng có thể là một hướng đi đáng để bạn cân nhắc.

Trong bài viết này, hãy cùng #higlum khám phá cách nhận biết, đặc điểm và những lưu ý khi chăm sóc loài cá này nhé!

Tìm hiểu môi trường sống, đặc tính sinh sản của cá tai tượng

Nguồn gốc

Osphronemus goramy là tên khoa học của loài cá này. Chúng sống chủ yếu ở vùng nước lặng, môi trường nước ngọt. Ẩn mình trong những cây thủy sinh.

Được đánh giá là loài cá có thể thích nghi cao với việc thay đổi môi trường sống. Chúng phân bố nhiều ở khu vực Đông Nam Á. 

Và ở nước ta, sự xuất hiện của loài cá này cũng khá phổ biến.

Cá tai tượng là cá gì ? (nguồn : higlum)
Cá tai tượng là cá gì ? (nguồn : higlum)

Cách nhận biết

Có thân hình dẹt đều hai bên, cá tai tượng được đánh giá là có kích thước ở mức trung bình. Phần phía chóp đầu hơi nhô, chiều cao của cá thường bằng một nửa chiều dài.

Vây giữa lưng khá phát triển, kéo dài đến cuối phần đuôi. Kết hợp với phía trên đầu là miệng khá rộng.

Xem thêm  Hướng dẫn nuôi cá chình đơn giản - cho năng suất tốt

Môi trường sống và đặc tính sinh sản

Có khả năng thích nghi cao với môi trường sống là ưu điểm của loài cá này. Người ta có thể tìm thấy chúng sống ở khu vực nước lợ, ao tù hoặc môi trường thiếu oxy.

Môi trường lý tưởng nhất của loài cá này là nhiệt độ từ 24 đến 30 độ C, độ pH trung tính (4.0 đến 5.0). Ngoài điều kiện này, cá sẽ chậm phát triển và kém trong khả năng sinh sản.

Ý nghĩa phong thủy của cá tai tượng 

Chính vì có ý nghĩa lớn trong phong thủy và đời sống, nên loài cá này thường được gọi bằng cái tên mỹ miều : “Cá phát tài”.

Ở một số nơi, người ta tin rằng loài cá này có khả năng dự đoán được điềm không lành. Thông qua việc đổi màu sắc cơ thể, hoặc bỏ ăn uống – hung hăng.

Với nhiều lý do trên, nên loài cá này được nhiều người chọn nuôi làm cảnh. Chăm sóc tốt để mong thay đổi vận.

Cá tai tượng dễ nuôi và chăm sóc
Cá tai tượng dễ nuôi và chăm sóc

Khả năng sinh sản

Khi đạt được 1,5 đến gần 2 tuổi, cá tai tượng bắt đầu vào giai đoạn sinh sản.

Khi đạt trọng lượng 400g là chúng có thể sinh sản. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu thì trọng lượng lý tưởng để cá bố mẹ sinh sản là trên 2kg và độ tuổi đạt từ 3 đến 7 năm..

Hàng năm, cứ vào khoảng tháng 2 đến tháng 6 âm lịch là mùa sinh sản của loài cá này. Sau mỗi lần giao phối, cá cái có thể sinh ra khoảng 3-5000 trứng.

Xem thêm :

Cá tai tượng có mấy loại? Giá cá tai tượng là bao nhiêu?

Phân loại cá tai tượng

Giống cá tai tượng trắng

Đây là loài cá khá đẹp và hiếm có. Một màu trắng quý phái phủ lên toàn bộ thân người cá. 

Chính vì màu sắc này, nhiều người coi cá tai tượng trắng là đại diện cho sự may mắn và tiền bạc.

Xem thêm  Sò điệp có tác dụng gì? cách chế biến sò điệp và lưu ý

Giống cá tai tượng da beo (châu Phi)

Giống cá tai tượng da beo, hay còn gọi là tai tượng châu Phi có phần vảy láng bóng ưa nhìn. Bên cạnh đó là những hoa văn vằn vàng hoặc đỏ.

Tai tượng da beo được nhiều người yêu thích vì sự độc đáo của màu sắc thân mình.

Giống cá tai tượng đỏ

Màu đỏ tượng trưng cho tình yêu và may mắn. Loài cá này còn được gọi với cái tên khác là “hồng kỳ phát tài”. 

Toàn thân phát ra ánh đỏ nổi bật, không phải ai cũng có cơ hội để sở hữu.

Giống cá tai tượng Vàng

Gần giống như tai tượng trắng hay tai tượng đỏ. Cá tai tượng vàng, có một màu vàng chanh phủ ngoài thân. 

Với những ai đề cao sự tín ngưỡng, có thể mua cả hai loại cá màu vàng và màu trắng. Ý nghĩa tượng trưng cho vàng – bạc, tiền tài và may mắn,

Cá tai tượng giá bao nhiêu tiền

Tùy theo vị trí, độ khan hiếm, thời vụ và màu sắc thì giá cá tai tượng cũng khác nhau. Kinh nghiệm là các bạn nên tham khảo giá tại nhiều cửa hàng trước khi quyết định mua.

 

Loại Giá (trên 1 con)
Giá cá tai tượng giống 200k đến  220k
Giá cá tai tượng thương phẩm 85k đến 180k
Giá cá tai tượng làm cảnh 1 triệu đến 5 triệu đồng
Giá cá tai tượng có hình xăm đẹp Khoảng vài trăm k (tùy cửa hàng)

 

Các bước nuôi cá tai tượng làm cảnh (siêu đơn giản)

Bước 1: Lựa chọn giống

Chọn những con cá giống khỏe mạnh, trưởng thành. Thân mình có vảy đều, sạch sẽ láng bóng.

Kinh nghiệm phân biệt cá tai tượng đực và cái như sau:

Cá cái: Những cá thể cá cái có phần bụng lớn (lớn hơn so với cá đực). Phần vây của cá cái mềm mại hơn so với vây cả đực (góc cạnh và sắc nhọn). Phía đầu của cá cái không có phần lồi lên, hoặc có nhưng thấp.

Xem thêm  Cá khoai là cá gì? đặc điểm, tác dụng và cách chế biến cá khoai

Cá đực: Những cá thể cá đực có phần bụng màu vàng nhạt, trán (và môi) có màu hồng tươi. Phần đầu (trán) có khối u lớn lồi lớn hơn so với cá cái. Đồng thời, lỗ sinh dục của cá đực có màu hồng phớt.

Kỹ thuật nuôi cá trong bể
Kỹ thuật nuôi cá trong bể

Bước 2: Chọn bể nuôi

Không như những loại cá khác, cá tai tượng ưa hoạt động nhiều – bơi khỏe. Do đặc điểm như vậy nên bạn cần chọn bể có kích thước tương đối lớn. Chiều rộng trên 60cm và chiều dài trên 1,5m.

Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn kính chịu lực có bề dày lớn, chịu được lực lớn. Tránh việc cá quẫy đạp mạnh, hoặc cá phi vào thành bể gây vỡ kính.

Xem thêm : cá hổ

Bước 3: Cá tai tượng ăn gì? Cách lựa thức ăn cho cá tai tượng

Tuy là loài cá ăn tạp, nhưng đặc tính của cá tai tượng lại thích ăn thức ăn thực vật hơn là động vật.

Ở giai đoạn còn nhỏ, thức ăn chủ yếu của cá tai tượng là các sinh vật phù du, bọ nước, loăng quăng…

Khi bước vào giai đoạn trưởng thành, thức ăn yêu thích của cá tai tượng là tảo, bèo, rong rêu, …

Bước 4: Chăm sóc và phòng bệnh hại

Cũng như các loài cá nuôi trong bể khác, cá tai tượng cũng dễ mắc một số bệnh phổ biến. Mà nguyên nhân chính gây ra các bệnh này là nguồn nước trong bể nuôi bị nhiễm bẩn, các loài ký sinh trùng phát triển.

Một số biện pháp phòng tránh, hạn chế cá bị bệnh dưới đây:

  • Trước khi tiến hành nuôi cá, cần chọn nguồn nước sạch, đảm bảo.
  • Nước trong bể cần được thay thường xuyên, định kỳ. Tránh để nước một thời gian dài, khiến các ký sinh trùng gây hại phát triển.
  • Thức ăn cho cá cần đảm bảo đủ dinh dưỡng và hợp vệ sinh. Bổ sung thêm vitamin vào thức ăn, giúp cá có sức đề kháng. 
  • Ngoài ra, cần cho cá ăn lượng vừa đủ, tránh đổ quá nhiều thức ăn vào bể dẫn đến tình trạng nước nhiễm bẩn.
  • Dành thời gian quan sát thường xuyên, nếu cá có dấu hiệu bị bệnh thì cần phải cách ly những con cá khác. Đồng thời sử dụng thuốc điều trị xử lý (thuốc điều trị có thể tham khảo ở các cửa hàng bán cá cảnh – hay trạm thú y)

Lời kết

Như vậy, bạn và #higlum đã cùng tìm hiểu đặc điểm, nhận biết cá tai tượng. Cùng với đó là giới thiệu về các loại và hướng dẫn nuôi cá tai tượng tại nhà.

Hi vọng bạn sớm sở hữu bể cá đẹp, khỏe mạnh.

Rate this post