Cá chim trắng – cách nhận biết, đặc tính và kỹ thuật nuôi

Là loại cá khá phổ biến, cá chim trắng không còn xa lạ gì với chúng ta. Thịt cá chim trắng chứa nhiều chất dinh dưỡng, có mặt thường xuyên trong các bữa ăn người Việt.

Vậy đặc điểm của cá chim trắng là gì? Nguồn gốc, môi trường sống và khả năng sinh sản ra sao?

Cùng #higlum tìm hiểu trong bài viết này bạn nhé!

Cá chim trắng (nguồn : higlum)
Cá chim trắng (nguồn : higlum)

Cá chim trắng có đặc điểm gì? Cách nhận biết

Dựa vào hình thái bên ngoài, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết:

– Cá chim trắng có đuôi hình chữ V, mắt to tròn. Phần đầu nhỏ và có thân hình dẹt.

– Khi cá bước vào giai đoạn trưởng thành, trên mình cá màu trắng bạc xuất hiện các đốm sao. Phần vây cá có màu đỏ. 

– Hàm răng cá vô cùng sắc, đó chính là vũ khí lợi hại khi đi săn mồi của cá chim trắng.

– Những chiếc vây gai hình răng cưa sắc nhọn mọc từ vây ngực xuống hậu môn.

– Khu vực hậu môn và vây bụng dưới của cá có màu đỏ sẫm.

– Màu sắc của cá chim trắng cũng phụ thuộc vào môi trường sống. Nếu như sống trong môi trường có điều kiện ánh sáng tốt thì chim trắng có màu sáng bạc đẹp mắt. Còn nếu trong môi trường có ánh sáng yếu, nước có tính kiềm thì cá có màu đen.

Đặc tính của cá chim
Đặc tính của cá chim

Môi trường sống và tập tính của cá chim trắng là gì?

Tập tính

Cá chim trắng có thể sống ở môi trường có nhiệt độ 10 độ C. Tuy nhiên, ở nhiệt độ đó cá sẽ chậm phát triển. 

Xem thêm  Cá sủ vàng là cá gì? tác dụng và giá bao nhiêu tiền 1kg

Nhiệt độ từ 20 đến 30 độ C là lý tưởng nhất cho cá phát tiển. Cùng với đó là độ pH của nước trong khoảng 5,6 đến 7.4

So với các loài cá khác sống trong môi trường nước ngọt như cá chép, cá trôi, mè, … thì cá chim trắng có khả năng chịu đựng sự khan hiếm của oxy tốt hơn. Không cần quá nhiều oxy, cá vẫn phát triển tốt (xem thêm : cá tai tượng)

Cá chim trắng (nước ngọt) có tốc độ lớn khá kinh ngạc so với các loại cá nước ngọt khác. Trọng lượng của chúng có thể đạt 100g sau 1 tháng, và lên tới 2kg mỗi con sau nửa năm. Tuổi thọ trung bình của cá chim trắng là 10 năm.

Xem thêm :

Môi trường sống

Ngoài tự nhiên, môi trường sống của cá chủ yếu ở hạ lưu sông AMAZON. Với điều kiện nuôi nhốt như hiện nay, cá chim trắng khá khó để sinh sản. Phải can thiệp bằng các biện pháp chuyên môn thì cá mới có thể sinh sản nhân tạo.

Hiện nay, ở nước ta đã thành công trong việc nhân giống nhân tạo loài cá này.

Khả năng sinh sản

Thời điểm từ đầu tháng 4 tới cuối tháng 9 là mùa sinh sản của cá chim trắng. Theo ước tính, cá chim trắng mẹ có thể sinh từ 8 tới 10 nghìn quả trứng sau mỗi lần giao phối.

Mỗi lần đẻ trứng của cá chim cái cách nhau khoảng 30 ngày.

Kỹ thuật nuôi cá chim trắng chuẩn – nhanh cho thu hoạch

Bước 1: Chuẩn bị ao nuôi

Diện tích ao nuôi phù hợp là từ 1 đến 2 nghìn mét vuông, với độ sâu khoảng 1,5 đến 2 mét. Phần đáy (bùn ao) có độ dày thích hợp vào khoảng 15 đến 20cm.

Đi kèm với đó là một số điều kiện của ao nuôi như hệ thống nước ra vào chủ động, nguồn nước sạch, mặt ao thông thoáng, …

Trước khi thả cá, cần làm cạn nước. Bờ ao cần được gia cố chắc chắn, tránh hang hốc và điều chỉnh lượng bùn cho phù hợp.

Xem thêm  Cá khoai là cá gì? đặc điểm, tác dụng và cách chế biến cá khoai

Sử dụng vôi bột rắc khắp ao với mật độ 100 mét vuông có đến 10 – 20kg vôi. (Lưu ý: Chỗ hang hốc hay bùn dày cần cho nhiều vôi hơn)

Gây màu nước bằng cách rải phân chuồng sau khi rải vôi từ 4-7 ngày. Khối lượng phân chuồng là 3-50kg trên mỗi 100 mét vuông. 

Tiến hành cấp nước vào ao qua lưới lọc (tránh cá tạp nham theo vào cùng). Đợt cấp nước lần 1 cấp khoảng 30-50cm và để khoảng 1 tuần. Sau đó cấp nước đợt 2 vào ao (độ sâu nước khoảng 1.5 đến 2m)

Cá chim
Cá chim

Bước 2: Thực hiện thả cá giống

Thời điểm thích hợp để thả cá giống là vào tháng 2 – 3 (vụ Xuân) hoặc từ tháng 6-8 (vụ Thu)

Nên chọn cá giống có kích thước từ 4-6cm. Cá cân đối, khỏe mạnh, đồng đều và thân mình có màu trắng bạc.

Mặc dù cá chim trắng là loài khá khỏe, tuy nhiên để đảm bảo khi vận chuyển cá giống đường dài bạn nên bơm oxy để đảm bảo sức khỏe cho cá.

Mật độ lý tưởng là từ 2-4 con trên mỗi mét vuông. Bạn có thể thả thêm một số loài cá nước ngọt khác như trôi, chép, mè trắng để tiết kiệm thức ăn thừa và sạch nước.

Bước 3: Cá chim trắng ăn gì? Thức ăn cho cá chim trắng

Đây là loại cá phàm ăn nên cũng không quá cầu kỳ trong việc lựa chọn thức ăn. Hỗn hợp gồm 70% rau xanh (các loại rau như bèo, rau lang, rau muống, …) thả nổi sau khi được thái nhỏ. Kèm theo 30% cám gạo.

Trong 1-2 tháng đầu, mỗi ngày cho cá ăn 2 lần với lượng thức ăn bằng 5-7% trọng lượng cơ thể. Cách cho ăn là tạo các sáng có kích thước 4-6 mét vuông, đặt cách đáy 30 đến 40 cm. Đặt khoảng 4-5 sàn như vậy cho mỗi ao nuôi.

Sau 2 tháng, cho cá ăn ở những chỗ có đáy sạch. Lượng thức ăn rơi vào khoảng 4-3-2% trọng lượng cá (cho đến khi thu hoạch).

Xem thêm  Hướng dẫn nuôi cá chình đơn giản - cho năng suất tốt

Bước 4: Những lưu ý trong quá trình nuôi cá chim

Việc kiểm tra và duy trì lượng nước ở ao nuôi cần thực hiện thường xuyên. Kiểm tra độ pH thường xuyên để dễ điều chỉnh.

Đặc tính cá chim trắng ít khi ăn nổi trên mặt nước. Nếu thấy hiện tượng này, chứng tỏ nguồn nước trong ao nuôi đang gặp ô nhiễm – cần tiến hành thay nước. Mỗi lần thay cách nhau 15 ngày, thay ⅓ lượng nước trong ao nuôi.

Để duy trì chất dinh dưỡng trong ao nuôi, bạn cần bổ sung định kỳ nửa tháng một lần. Mỗi lần bổ sung gồm khoảng 15-20kg phân chuồng / 100m2 mặt nước.

Với những địa phương hay có mưa lớn, lũ. Cần thường xuyên kiểm tra và gia cố bờ ao, tránh nước tràn làm cá chạy đi mất.

Để phòng bệnh cho cá chim trắng, bà con có thể định kỳ bổ sung nước vôi hòa loãng xuống ao nuôi. Cách khoảng nửa tháng, bổ sung 2-4kg vôi.

Bước 5: Điều trị một số bệnh thường gặp ở cá chim

Một số bệnh như nấm da, loét mang, chỉ hoàn trùng hay bệnh trắng da thường gặp ở cá chim trắng. Cần được phát hiện sớm, tránh tình trạng cá bị nhiễm hàng loạt gây thiệt hại kinh tế cả ao nuôi.

Thời điểm cá dễ bị mắc bệnh nhất là vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp. Bạn nên duy trì nước ao ở nhiệt độ 24 độ C, bổ sung một số loại thuốc ngừa bệnh (thuốc gì thì bạn nên tham khảo ở cơ sở thuốc bảo vệ thực vật)

Theo một số chuyên gia có kinh nghiệm thì nếu phát hiện sớm bạn có thể cứu được 70% số lượng cá trong ao.

Xem thêm : cá hú bao nhiêu tiền 1kg

Vậy cá chim trắng giá bao nhiêu tiền 1kg?

Do nhu cầu tiêu thụ cá ở mỗi vùng là khác nhau nên giá cũng vì thế mà chênh lệch. Tuy nhiên, mức giá trung bình chấp nhận được của cá chim trắng như sau:

  • Với loại cá chim trắng có khối được 0,5 đến 0,7kg thì có giá bán buôn là tàm 20K / 1kg
  • Với loại có khối lượng 0,8 đến 1kg thì giá khoảng 22 – 23k /kg
  • Với cá khối lượng tầm 1 – 2kg thì giá bán số lượng lớn là 24k / kg.

Kết

Như vậy bạn và #higlum đã cùng tìm hiểu đặc điểm, cách nhận biết cá chim trắng. Bên cạnh đó là khám phá môi trường sống, khả năng sinh sản và các bước nuôi cá chim trắng hiệu quả.

Chúc bạn sớm thành công với mô hình nuôi cá chim trắng của mình.

Rate this post