Hướng dẫn nuôi cá chình đơn giản – cho năng suất tốt

Cá chình là loại cá được thị trường săn đón, với số lượng tiêu thụ ngày càng lớn. Được đánh giá là loại cá dễ nuôi, có khả năng thích nghi tốt trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau. 

Tuy nhiên, để nuôi cá nhanh lớn, ít bệnh tật và sớm cho thu hoạch thì bà con cần nắm được những kiến thức nuôi từ cơ bản.

Cách nuôi cá chình
Cách nuôi cá chình

Trong bài viết này, higlum.com sẽ cùng bà con tìm hiểu rõ hơn quy trình nuôi cá chình từ trong bể xi măng, trong ao đất hay trong lồng lưới. Bên cạnh đó là những lưu ý trong quá trình chăm sóc, thức ăn cho cá và cách vệ sinh ao nuôi, …

Chuẩn bị cá chình giống

Với việc đánh bắt cá chình từ  bên ngoài tự nhiên về làm giống sẽ gặp khó khăn, do kích thước giữa các cá thể không đồng đều và bản tính hoang dã, khó thích nghi với môi trường nuôi nhốt.

Để đảm bảo đàn cá phát triển tốt, cũng như sớm thích nghi với môi trường thì bà con nên chọn mua tại các cơ sở ươm giống uy tín. Việc này sẽ giúp cá dễ thích nghi với môi trường mới, không nhát người, … nhanh phát triển.

Lựa chọn những cá thể da căng bóng, đồng đều, nhiều nhớt, vây không bị xây xát, … không bị thương tật.

Tránh chọn những con bị cong thân, dị dạng, .. Cá chình bông (cá chình hoa) là giống cá cho hiệu quả năng suất cao hơn, bà con có thể chọn.

Kinh nghiệm nuôi cá chình
Kinh nghiệm nuôi cá chình

Chuẩn bị bể nuôi cá chình

Cá chình có thể nuôi trong bể xi măng, trong ao đất hoặc trong lồng lưới. Mỗi cách nuôi đều có ưu nhược điểm khác nhau.

Xem thêm  Cá mú là cá gì? đặc điểm, phân loại và cách chế biến

Nuôi trong bể xi măng

Bể xi măng cần được vệ sinh sạch sẽ bằng phèn chua trước khi đưa vào sử dụng. Cách thức là pha phèn chua với mỗi 0.3 kg / mét khối, ngâm trong khoảng 1 tuần rồi xả hết nước, sau đó chà xát kỹ thành bể rồi rửa sạch.

Đối với bể đã qua sử dụng, bà con có thể sử dụng Chlorine để vệ sinh bể bằng cách pha 50 – 100g (Chlorine) / 1 lít nước tạt vào thành bể và để nguyên đó. Sau khoảng 1 tuần mới thực hiện cọ rửa. 

Một tuần trước khi thả cá, sử dụng 2g thuốc tím / mét khối để tạt đều khắp bể và đưa nước sạch vào nuôi cá.

Độ cao mực nước hợp lý là từ 0.8 đến 1m. Ngoài ra, bà con có thể chia bể xi măng thành các bể nhỏ để nuôi cá chình theo các độ tuổi khác nhau:

  • Bể cấp 1 (nuôi cá chình con) độ sâu nước khoảng 1m.
  • Bể cấp 2,3 (nuôi cá chình giống) độ sâu nước khoảng 1.2 đến 1.5m.
  • Còn lại là bể nuôi cá chình thương phẩm (độ sâu 0.8 – 1m)
Nuôi cá chình trong bể xi măng
Nuôi cá chình trong bể xi măng

Bể xi măng nên xây có hình vuông hoặc hình chữ nhật. Phần đáy được đầm kỹ, tránh việc thất thoát nước khỏi bể nuôi. Mặt phẳng đáy bể nên để nghiêng 3-4 độ về phía thoát nước, thuận tiện cho việc vệ sinh bể.

Nuôi cá chình trong ao đất

Cá chình không nuôi được tại các vùng đất bị nhiễm phèn. Các ao có diện tích từ 500 đến 2000m vuông là phù hợp để nuôi, với mực nước dao động từ 1.4 đến 2m. Phần đáy áo cần đảm bảo có ít bùn nhất, có thể là đất thịt hoặc đất thịt pha cát là tốt nhất.

Khâu chuẩn bị ao trước khi thả cá giống bà con tiến hành như sau:

  • Tát cạn nước, sử dụng dụng 10 – 12kg vôi bột rắc đều đáy ao và xung quanh bờ kè.
  • Phơi ao trong khoảng 3-4 ngày.
  • Dọn dẹp cỏ xung quanh bờ, đắp các hốc xung quanh (tránh làm thất thoát nước).
  • Dưới đáy áo bón lót thêm phần chuồng.
  • Cho nước vào ao và gây màu nước bằng phân NPK (1-2kg / 1000 mét khối nước).
Xem thêm  Cách nuôi cá mập cảnh, thức ăn - chăm sóc và lưu ý
Nuôi cá chình trong lồng lưới
Nuôi cá chình trong lồng lưới

Nuôi cá chình trong lồng lưới

Lồng nuôi thiết kế theo hình vuông, với kích thước tối thiểu 8m khối. Đặt lồng tại những khu vực có nước yên tĩnh, tránh khu vực dòng xoáy hay nước chảy xiết.

Hướng dẫn thả cá chình giống vào bể (ao nuôi)

Để cá giống có thể thích nghi với môi trường nuôi mới, bà con cần thả cá vào bể lót bạt có kích thước từ 80-100cm và kết hợp sục khí, tạo dòng chảy.

Sử dụng nước muối loãng (1.5 – 3%) để tắm cho cá trong khoảng 20 – 30 phút để giảm bớt một số bệnh liên quan đến ký sinh trùng.

Trong trường hợp bà con nuôi cá trong môi trường thâm canh, kết hợp sử dụng thức ăn công nghiệp và sục khí thì mật độ khuyến cáo là 4-10 con trên mỗi mét vuông (trọng lượng cá từ 50 – 100g /con).

Cá chình ăn gì? chuẩn bị và cách cho cá chình ăn

Thức ăn cho cá chình

Cá chình là loài vật ưa thích thức ăn giàu chất đạm. Với thức ăn tươi, bà con cần rửa sạch sau đó nghiền hoặc băm nhỏ trước khi cho cá ăn. 

Nếu như không có điều kiện mua thức ăn công nghiệp, có thể tự làm cám bằng công thức : ~70% bột cá : ~30% tinh bột : ~1% khoáng chất.

Ngoài ra, bà con có thể bổ sung dinh dưỡng cho cá bằng thức ăn như trai, hến, cá, … Chế biến bằng cách làm sạch rồi luộc chín, xâu thành chuỗi và treo trực tiếp trong bể nuôi. (Nên thái thành từng miếng nhỏ, tránh cá bị hóc).

Ưu tiên chọn các loại thức ăn công nghiệp dạng viên cám nổi. Nếu sử dụng cám chìm dễ gây ô nhiễm nguồn nước, lãng phí thức ăn. 

Một mẹo giúp thức ăn lâu tan trong nước là kết hợp một số loại tinh bột như khoai lang, củ đậu, … để tăng độ kết dính.

Xem thêm  Hướng dẫn nuôi baba đơn giản - cho hiệu quả kinh tế
Thu hoạch cá chình
Thu hoạch cá chình

Kỹ thuật cho cá chình ăn đúng cách

Cho cá chình ăn đúng cách là rất quan trọng, bà con có thể tham khảo cách thức sau đây. 

Sử dụng những sàn hình chữ nhật có kích thước 50x90cm làm bằng lưới nilon, đặt tại khu vực khuất gió.

Hàng ngày, lượng thức ăn tươi sẽ bằng khoảng 20 – 30% trọng lượng cá, nếu như là thức ăn hỗn hợp sẽ bằng 3-4% trọng lượng. Vào những ngày nhiệt độ quá cao, hay quá thấp thì bà con nên giảm lượng thức ăn.

Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần, vào tầm 9h sáng và 4h chiều. Sau khoảng 20 phút thả thức ăn, nếu như cá không ăn hết thì đem thu lại để tránh gây ô nhiễm nguồn nước.

Những lưu ý trong quá trình chăm sóc cá chình

Nên thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng chống dịch để đảm bảo đàn cá phát triển tốt như: 

  • Giữ môi trường nước luôn sạch sẽ, thay nước thường xuyên
  • Lượng thức ăn cho cá vừa đủ, tránh lãng phí và gây ô nhiễm nguồn nước
  • Trước khi thả, cần tắm nước muối cho cá tránh những bệnh ký sinh trùng
  • Trước khi nuôi lứa mới cần khử khuẩn ao nuôi sạch sẽ

Hàng tháng cần phân loại cá theo kích thước để tránh việc chúng ăn thịt lẫn nhau. Để thuận tiện trong việc phân loại, bà con cho cá nhịn ăn trước 1-2 ngày.

Với những ao nuôi lớn, có mật độ nuôi cao thì bà con cần lắp thêm máy sục khí. Với mỗi 1000 mét vuông bề mặt, cần lắp 1 máy sục từ 1,5 đến 2kw. Mỗi ngày sục 3-4 lần để đảm bảo lượng oxy cung cấp đủ cho đàn cá.

Thu hoạch cá

Khoảng 1 năm sau khi thả, cá có thể đạt trọng lượng từ 1 đến 1.5kg, đây là thời điểm thích hợp để thu hoạch cá.

Những cá thể chưa đạt đủ trọng lượng có thể bỏ dồn vào ao nuôi tiếp. Trong quá trình đánh bắt, cần thực hiện nhanh và cẩn thận, tránh làm cá bị xước da dẫn đến chất lượng thịt giảm.

Như vậy higlum.com đã cùng bà con tìm hiểu về kỹ thuật nuôi cá chình cho sản lượng, năng suất cao. Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích bà con phần nào trong quá trình nuôi. Chúc bà con thành công.

Rate this post