Cách nuôi cá mập cảnh, thức ăn – chăm sóc và lưu ý

Còn được biết với cái tên “Cá Mập Thái”, gần đây loại cá cảnh này được nhiều đam mê sinh vật cảnh chọn nuôi trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, với những người mới tìm hiểu thì còn khá bỡ ngỡ về cách nhận biết, cũng như chế độ chăm sóc, chuẩn bị thức ăn cho cá, hay kỹ thuật thay nước như thế nào, …

Trong bài viết này, higlum.com sẽ cùng bạn khám phá cách nhận biết, các đặc điểm cũng như phương pháp chăm sóc cho cá mập cảnh luôn khỏe mạnh.

Cá mập cảnh là cá gì? đặc điểm và cách nhận biết

Được biết đến với một cái tên khoa học là “Sutchi catfish”, cá mập cảnh chủ yếu sống ở vùng nước ngọt sông Mê Kông, và sông Chao Phraya.

Đầu những năm 2000, cá mập nước ngọt được nhân giống thành công tại Việt Nam trong môi trường nhân tạo. Từ đó, rất nhiều loại cá lai tạo được ra mắt, đa dạng sự lựa chọn cho người chơi.

Cá mập nước ngọt
Cá mập nước ngọt

Có bề ngoài khá giống với cá mập sống ở biển và đại dương, nhưng cá mập nước ngọt chỉ có kích thước trung bình là 100cm. Bề ngoài, đây là loại cá dễ bị nhầm với cá Thành Cát Tư Hãn. Khác ở chỗ là cá mập cảnh có phần miệng ngắn, lưng nhô cao, đầu phẳng hình nón, và phần môi dưới bị trề xuống.

Xem thêm  Cá chim trắng - cách nhận biết, đặc tính và kỹ thuật nuôi

Đây là loài cá sinh sản bằng phương pháp đẻ trứng, sống chủ yếu ở tầng nước giữa. Thức ăn khá đa dạng và thích nghi tốt với điều kiện sống.

Không chỉ để làm cảnh, hay thực phẩm hàng ngày. Trong cơ thể cá mập trắng còn có chứa Chondroitin Sulfate (trong sụn), đây là dược liệu được sử dụng nhiều trong y học.

Kỹ thuật nuôi cá mập cảnh nước ngọt – chuẩn nhà vườn

Để có thể thành công trong việc chăm sóc cá mập nước ngọt, vừa đảm bảo tốn ít thời gian và tiền đầu tư. Các bạn hãy tham khảo những lưu ý dưới đây.

Chuẩn bị bể nuôi

Cá mập nước ngọt cần một lượng nước nhiều oxy để duy trì hoạt động, nên bể cần lắp đặt hệ thống lọc nước mạnh.

Chúng không cần nhiều ánh sáng, nên trong bể nuôi có thể không cần lắp quá nhiều đèn led. Ngoài ra, không sử dụng rong thả vào bể.

Nếu có thể, hãy sử dụng những bể có kích thước lớn (nhưng cần phù hợp với không gian gia đình bạn).

Chăm sóc cá mập nước ngọt đơn giản hơn bạn nghĩ
Chăm sóc cá mập nước ngọt đơn giản hơn bạn nghĩ

Môi trường nước

Giống với các loại cá nước ngọt khác, cá mập cảnh cần lượng nước ngọt trung tính. Không sử dụng nước mưa để nuôi cá. Ngoài ra, nếu sử dụng nước máy thì nên phơi 1 thời gian hoặc khử để bay bớt clo.

Là loài cá không chịu được nhiệt độ thấp, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ nước ở mức 24 đến 28 độ C. Bên cạnh đó, độ pH khuyến khích từ 6 đến 7.2

Cá mập nước ngọt ăn gì? chuẩn bị thức ăn cho cá mập cảnh

Được xếp vào loại cá ăn tạp, cá mập cảnh có thể ăn được bất cứ loại thức ăn nào mà các loại cá có thể ăn. Cụ thể như sau

  • Cá mập con: Thức ăn chủ yếu là các dạng cám viên nhỏ, sinh vật phù du, thực vật
  • Cá mập trưởng thành: Ăn tất cả các loại thức ăn như cám viên tổng hợp, thực vật thủy sinh hay các loại giun trùn quế, …
Xem thêm  Hướng dẫn nuôi baba đơn giản - cho hiệu quả kinh tế

Trong trường hợp bạn muốn cá mập nhỏ lâu, để phù hợp với không gian bể nuôi. Thì cần hạn chế lượng thức ăn cho chúng. Tránh trường hợp cho ăn quá nhiều, cá sẽ lớn tương đương cá thương phẩm nuôi trong ao.

Khi được 3-4 tháng tuổi, chúng nặng khoảng nửa kg trở lên. Nếu như lượng thức ăn dồi dào, chúng có thể có khối lượng lớn hơn gấp nhiều lần. 

Tuy phát triển nhanh, nhưng để sinh sản thì chúng lại cần 3-4 năm tuổi. Lúc này, trọng lượng cơ thể của chúng tầm 3-4 kg.

Có nên nuôi các loại cá khác cùng cá mập cảnh không?
Có nên nuôi các loại cá khác cùng cá mập cảnh không?

Có nên nuôi các loại cá khác cùng cá mập cảnh không?

Không giống như cái tên, cá mập cảnh là loài khá hiền lành. Chúng không “bắt nạt” những loại cá khác nuôi cùng. Bạn có thể ghép thoải mái với các loại cá nhỏ khác vào bể. 

Việc ghép nhiều loại với nhau sẽ làm cho chúng dọn dẹp thức ăn thừa, cũng như tạo cho bể nuôi vẻ đẹp của sự đa dạng.

Một số thành viên chơi cá mập cảnh lâu năm chia sẻ: nên chọn những con có kích bé để bắt đầu, vì đây là loại cá lớn khá nhanh nếu được cho nhiều thức ăn.

Khi kích thước phát triển đến một mức độ nhất định thì bể nuôi không còn phù hợp với chúng. 

Những lưu ý trong quá trình nuôi cá mập cảnh

Mặc dù đây là loại cá cảnh được nhiều người ưa thích, nhưng thành thật nói thì loại cá này không phù hợp cho việc nuôi trong bể thủy sinh. 

Xem thêm  Cá hổ - đặc điểm, phân loại và cách chăm sóc

Lý do chính là chúng phát triển khá nhanh, và hoạt động mạnh sẽ khiến bể kính có khả năng vỡ rất cao. 

Nếu như thật sự muốn chơi, bạn có thể nuôi trong bể có lớn ở ngoài trời. Hoặc chọn nuôi cá có kích thước nhỏ, và chú ý chế độ cho ăn kiểu duy trì sự sống thì sẽ chơi được lâu.

Trong quá trình nuôi, cần định kỳ thay nước mỗi tuần. Đảm bảo vệ sinh cho bể nuôi, không để thức ăn thừa quá lâu trong bể. Dẫn đến tình trạng cá bị bệnh, yếu.

Cá mập cảnh có sinh sản không?

Để nuôi cá mập cảnh cho sinh sản thì khó, nhưng vẫn có thể làm được. Cần tạo môi trường sinh sản nhân tạo, tiêm hormone và vuốt trứng + thụ tinh nhân tạo cho cá và ấp bằng bình vây.

Xác định nuôi cá sinh sản, bạn cần bổ sung thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng hơn.

Cá mập cảnh giá bao nhiêu tiền?

Những năm gần đây, cá cảnh nước ngọt được nhiều người chơi và yêu thích hơn. Tuy nhiên, so với các loài cá cảnh khác thì cá mập nước ngọt chưa phổ biến bằng. Một phần vì bản tính nhút nhát, cũng như kích thước của chúng quá lớn.

Giá tiền để sở hữu một 1 cá mập cảnh là khoảng 10.000 đồng. Tuy nhiên, cũng tùy thời điểm và tỉnh/thành mà giá có thể giao động. Nhưng vẫn là quá rẻ để nuôi thử nghiệm đúng không nào?

Lời kết

Như vậy là higlum và các bạn đã có một cái nhìn khái quát về việc nuôi cá mập cảnh nước ngọt. Nhìn chung, không quá phức tạp và ít chi phí. Có điều hơn băn khoăn do đây là giống cá có kích thước phát triển + bản tính nhút nhát.

Nếu như có điều kiện bể và không gian nuôi, thì bạn đừng ngại ngần gì mà hãy bắt tay vào nuôi thử ngay nào. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm phương pháp nuôi cá chình trong bể xi măng tại đây.

Rate this post