Hoa lay ơn có lẽ không còn xa lạ trong đời sống của người dân Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Loài hoa này không chỉ trang trí nhà cửa mà còn là một loại hoa cực kỳ ưa chuộng để trang trí bàn thờ gia tiên, bàn thờ phật trong các dịp quan trọng như lễ, tết…Trong những ngày tết đến Xuân về, chúng ta dễ dàng bắt gặp loài hoa này trong nhà của gia chủ.
Hoa lay ơn không chỉ đẹp mà còn mang nhiều ý nghĩa, thân lá xanh tốt, hoa lại rực rỡ, chi chít từ đầu đến cuối cành xếp xen kẽ đối xứng nhảy tuyệt đẹp. Trong bài viết hôm nay, cùng #higlumcom tìm hiểu về cây lay ơn nhé!
Table of Contents
Hoa Lay Ơn là hoa gì? đặc điểm và nguồn gốc
Nguồn gốc
Hoa lay ơn còn được gọi bởi một số cái tên khác như hoa day đơn, hoa kiếm lan…Loài hoa này vốn có nguồn gốc từ Châu Phi, tên khoa học của nó là Gladiolus. Từ các quốc gia Châu Phi, hoa lay ơn dần trở nên phổ biến khắp thế giới.
Thời xưa hoa lay ơn cực kỳ được người dân phương Tây ưa chuộng. Hoa lay ơn du nhập vào Việt Nam đã lâu và nhanh chóng được mọi người dân yêu mến. Theo nghiên cứu, hiện nay có tới hơn 260 loài hoa lay ơn, chúng phân bố chủ yếu ở các quốc gia phương Tây.
Cụ thể hơn, các nghiên cứu đã chỉ ra hoa day ơn có nguồn gốc từ Châu Phi và cả Châu Á. Chúng được du nhập qua Châu Âu theo chân các thương nhân và khách du lịch người Ấn Độ vào khoảng những năm 1739 – 1745.
Đặc điểm
Hoa lay ơn là loài phát triển từ củ, dạng đối xứng với các lớp vỏ xếp lớp nhau. Vỏ có màu nâu nhạt, có thớ sợi. Thân cây thường không có nhánh và chỉ có lá và hoa.
Lá lay ơn có dạng như hình lưỡi kiếm. Trên một thân có thể có tới 9 lá nhỏ đan xen nhau. Trên lá có gân dọc ở viền ngoài và được bao bọc trong một lớp vỏ bọc ở bên ngoài. Lay ơn có phiến lá hình chữ thập hoặc trơn phẳng.
Hoa lay ơn có kích thước tương đối lớn. Cây mọc thành cụm chứ không mọc đơn lẻ và những bông hoa lưỡng tính sẽ xếp riêng về một phía. Lá đài được tạo thành từ đài hoa và cánh hoa hợp thành một cấu trúc hình ống. Bao hoa thường gắn với nhị ở đáy và có dạng hình phễu. Phần vòi nhĩ có 3 nhánh dạng chỉ, hình thùa.
Vầu nhụ có dạng quả nang, quả dạng hình thuôn và hình cầu, gồm có 3 ngăn bên trong chứa hạt. Hạt có lớp lông ngoài màu nâu và thường nứt ra theo chiều dọc.
Lay ơn không chỉ có một mà rất nhiều màu sắc đa dạng khác nhau do quá trình lai tạo rộng. Một số màu sắc phổ biến là hồng, đỏ thẫm, cam, kem, vàng…Lay ơn là loài có đặc tính bán chịu hạn, chúng phát triển mạnh ở các vùng có khí hậu ôn đới.
Lay ơn có phần thân tròn, không có nhánh và thân có các thớ sợi. Lá lay ơn khá cứng, màu xanh bóng, những lá nhỏ hình như lưỡi kiếm, xếp sole 2 dãy.
Hoa lay ơn có dạng hình phễu. Nhị hoa ở mọc thành chuỗi ở đáy bông. Hoa thường nở từ dưới lên trên. Mỗi bông hoa thường có 5 cánh hoa mỏng, mịn màng như nhung. Hoa xếp chồng lên nhau, khi nở bung tỏa rực rỡ vô cùng đẹp.
Lay ơn cũng có quả, quả có hình bầu dục hơi thuôn dài. Bên trong quả có chứa nhiều hạt. Hạt nứt theo chiều dọc và có màu nâu.
Phần củ lay ơn không mọc đơn lẻ mà mọc theo chùm. Đường kính củ lớn khoảng 3,5 – 4cm. Còn những củ nhỏ có đường kính chỉ khoảng 1,5 – 2,5cm. Lay ơn thường được nhân giống bằng củ.
Ý nghĩa hoa lay ơn là gì? Có nên trồng không?
Hoa lay ơn được tin rằng biểu tượng cho danh dự và sự biết ơn với những người xung quanh. Chính vì điều đó mà bạn sẽ thấy hoa lay ơn xuất hiện trong các dịp quan trọng và trồng trang trí ở nhiều nơi.
Hình dáng đặc biệt của lá khiến cho lay ơn được mệnh danh là lưỡi kiếm của tình yêu. Người ta tin rằng lay ơn là biểu tượng cho tình yêu thầm kín và khát vọng được chăm sóc, che chở cho tình yêu mãi vững bền.
Ngoài ra hoa lay ơn còn tượng trưng cho sức mạnh cá nhân, tinh thần cầu tiên luôn vươn lên trong cuộc sống, lòng nhiệt huyết và sự kiên trì không bao giờ bỏ cuộc.
Ở nhiều quốc gia, lay ơn là loài hoa gợi nhớ đến hình tượng của các đấu sĩ bởi lá hoa có hình dáng giống như lưỡi kiếm sắc nhọn. Lay ơn được biết đến nhiều nhất với ý nghĩa cho danh dự và sự tưởng nhỏ.
Ở Việt Nam lay ơn rất được ưa chuộng. Hình dáng lay ơn mạnh mẽ, khỏe khoắn, thẳng tắp có ý nghĩa về mặt phong thủy. Hoa và lá lay ơn đối xứng nhau xếp dạng tỏa tròn giống như nghìn mắt nghìn tay nên thường được cắm để bàn thờ trong nhà hay chùa chiền.
2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lay ơn (bí mật nhà vườn)
Bạn không cần phải lo lắng khi trồng và chăm sóc lay ơn bởi điều kiện khí hậu nước ta rất thích hợp để cây phát triển. Một số lưu ý dưới đây bạn nên quan tâm.
Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng lay ơn bạn nên chọn loại đất có độ dinh dưỡng cao. Thích hợp nhất là đất thịt bằng phẳng, không lẫn đá sỏi, không bị nhiễm bẩn. Độ pH trong đất thích hợp cho cây khoảng 6,5 – 7.
Tiếp theo bạn cần làm sạch đỏ và xới tơi đất. Bạn nên bón lót một lớp phân chuồng hoai mục vào đất rồi trộn đều để tăng độ dinh dưỡng cho đất. Trước khi trồng bạn nên ủ đất trong khoảng 20 ngày để chất dinh dưỡng ngấm vào đất.
Đất đã chuẩn bị xong bạn trồng củ xuống đất. Củ nên trồng theo hàng, hàng cách hàng 25cm, hố trồng sâu khoảng 10 – 12cm, mỗi củ cách nhau khoảng 30cm. Nếu không trồng trên mặt đất bạn có thể trồng trong chậu cũng được.
1 tuần sau khi trồng củ sẽ bắt đầu nhú mầm. Mầm mọc cao bạn nên tỉa bớt đi chỉ giữ lại những mầm cây khỏe mạnh nhất để củ tập trung nuôi thân khỏe mạnh.
Bạn nên trồng lay ơn trong điều kiện thời tiết mát mẻ, khoảng 18 – 25 độ C là được. Không nên trồng cây khi trời nắng nóng hay rét mướt sẽ khiến cây nhanh chết. Bạn nên trồng cây vào khoảng tháng 9 – tháng 11 nếu muốn cây nở hoa đúng dịp tết nhé!
Nước tưới
Lay ơn là giống cây ưa ẩm nên chúng yêu cầu lượng nước rất cao, bạn bắt buộc phải tưới đủ nước cho cây mỗi ngày. Đặc biệt thời điểm cây yêu cầu nhiều nước nhất là giai đoạn cây bắt đầu ra được 5 – 8 lá bởi thời điểm này ảnh hưởng đến sự phân hóa của cây.
Ngoài ra bạn nên xới đất cho cây định kỳ khoảng 3 tháng 1 lần để tạo độ thông thoáng và phòng ngừa các loại nấm bệnh hại cây. Đồng thời trong mỗi lần vun xới như vậy bạn kết hợp với bón thúc một lớp phân đạm hoặc kali cho cây lay ơn nhé!
Trong quá trình phát triển lay ơn dễ mắc bệnh hại cho sâu bệnh gây ra. Do đó bạn nên có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Phòng bệnh hại
Khi bị bệnh hại cây hoa lay ơn sẽ còi cọc, kém phát triển, cây ra hoa xấu, lá sứt sẹo. Một số bệnh thường gặp ở cây lay ơn đó là:
Bệnh héo vàng
Bệnh héo vàng có nguyên nhân do nấm Fusarium sp. gây ra. Bệnh xuất hiện và gây hại ở cổ rễ hoặc gốc thân cây hoa. Những vết bệnh màu nâu làm khô tóp gốc thân.
Bệnh trắng lá
Bệnh nấm lá do một loại nấm có tên là Septoria sp gây ra. Bệnh nấm lá gây hại trên những lá già hoặc lá bánh tẻ khiến cho cây bị ảnh hưởng nặng nề,
Những vết bệnh ban đầu chỉ như mũi kim châm và nhanh chóng lan dần. Cách tốt nhất là bạn sử dụng Anvil 5SC để phun xịt. Anvil 5SC khiến cho nấm bệnh chết nhưng lại không ảnh hưởng đến cây.
Bệnh héo vi khuẩn
Vi khuẩn gây bệnh khiến cho rễ bị thối. Vết bệnh thường không có hình dạng nhất định. Bệnh khiến cho cây héo úa, giảm chất lượng. (nguồn: higlumcom)
Lời kết
Lay ơn được yêu thích không chỉ bởi hình dáng độc đáo mà còn bởi những ý nghĩa đặc biệt của nó. Chúc bạn thành công khi trồng loài cây này nhé!