Trồng cây nha đam có khó không? tác dụng, cách dùng và lưu ý

Có lẽ ai ai cũng biết đến nha đam như một thần dược khi vừa tốt cho cơ thể vừa mang tới vẻ đẹp cho các chị em phụ nữ. Nha đam còn có thể ép thành nước giải khát cơn nóng bức hiện nay! Vừa rẻ tiền lại vừa giúp cơ thể!

Cách trồng cây nha đam cũng cực kỳ đơn giản và dễ dàng để vừa có những cây nha đam giúp thanh lọc cơ thể và làm đẹp cho bản thân và gia đình là một điều cần thiết!

Cây nha đam là cây gì? Đặc điểm và cách nhận biết

Nha đam còn được gọi là cây Lô hội, tên khoa học là Aloe vera hoặc Aloe barbadensis, thuộc họ Lamiaceae (Liliaceae).Cây có xuất xứ từ Bắc Phi là một loại cây cùng họ với xương rồng với điều kiện dễ sống và không cần chăm sóc kĩ.

Ngay cả Hoa Kỳ, vốn được xem là một nước… chậm tiến trong việc dùng thảo dược để chữa bệnh, cũng đã dùng Nha đam trồng nhiều dược phẩm và mỹ phẩm.Ở nước ta Nha Đam được trồng rộng rãi ở các tỉnh Bình Thuận, Khánh Hòa,…Được người dân trồng nhiều để bán tăng thu nhập.

Trồng nha đam tại nhà (Nguồn: higlum)
Trồng nha đam tại nhà (Nguồn: higlum)

Nha đam thuộc loại cây nhỏ, gốc thân hóa gỗ, ngắn. Lá dạng bẹ, không có cuống, mọc vòng rất sát nhau, màu từ lục nhạt đến lục đậm. Lá mọng nước, mép lá có răng cưa thô như gai nhọn, cứng tùy theo loại, mặt trên lõm có nhiều đốm không đều, lá dài từ 30 – 60 cm.

Phần nhân bên trong của lá nha đam thường mọng nước.Bên trong có phần nha đam trắng đục và lớp nước nhầy căng mọng.Dễ dính tay với chất nhầy đó.

Hoa cây nha đam có màu vàng lục hoặc hồng thường mọc ở giữa cụm lá. Hoa mọc thành chùm dài, thường nở vào mùa hè và mùa thu. Quả lúc đầu có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng.

Cách trồng cây nha đam cho thân mập – nhanh thu hái

Chuẩn bị giống:

Nha đam Mỹ: thường có lá dài, bẹ to, nặng. Lá có nhiều thường gai nhọn , phía sau thường có lớp phấn trắng. Là một trong những giống nha đam được trồng thương mại là chủ yếu vì nó cho năng suất rất cao để sản xuất và xuất khẩu chế biến mỹ phẩm.

Nha đam Việt Nam: So với nha đam Mỹ thì luôn có lá nhỏ hơn, bẹ lá mỏng hơn và ít có gai. Lá có màu xanh tươi và ở mặt dưới thường không có lớp phấn trắng.

Thường thì người ta trồng nha đam Việt Nam tại nhà để dùng vì nó nhỏ gọn, dễ trồng và phù hợp với nhiều gia đình Việt Nam trong việc bổ sung sức khỏe cơ thể.

Phương pháp nhân giống

Cây nha đam có thời gian phát triển thường rất lâu, cây cũng có thể sống trong khoảng thời gian nhiều năm. Trường hợp người trồng không trồng cây để lấy lá mà để lấy giống, là khoảng một thời gian sau khi trồng, xung quanh cây mẹ sẽ có nhiều cây con. Khi đó có thể bứng cây con ra để trồng tiếp.Để phát triển thành các cây khác.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc nha đam
Hướng dẫn trồng và chăm sóc nha đam

Nha đam được nhân giống bằng phương pháp vô tính. Sử dụng lá Nha đam để tiến hành nhân giống. Có thể cắt bỏ đọt cây mẹ để tăng hệ số nhân giống.

Một năm sau xung quanh cây mẹ sẽ xuất hiện khoảng chục cây con. Khi cây con lớn chừng 10cm, tách cây con đem vào vườn ươm, chăm sóc cây lớn chừng 15 – 20cm chúng ta lấy đem trồng.

Trong vườn ươm có thể dùng những cây nha đam già để ươm mầm cho cây con phát triển.

Chọn giá thể trồng

Nếu mọi người đang có dự định trồng nha đam trong chậu thì cần phải lưu ý chuẩn bị loại chậu có lỗ bên dưới để giúp cây thoát hơi nước một cách tốt nhất. Hoặc khi trồng nên cần phải bỏ vào bên dưới đáy chậu những viên sỏi lớn hoặc vừa để cây không bị úng nước.

Xem thêm  Hoa loa kèn có đặc điểm gì? cách chăm sóc và ý nghĩa

Kích thước chậu phù hợp có đường kính khoảng 25 – 30cm và cao 30 – 40cm, để cây có thể phát triển lâu dài và cho ra lẽ lớn.Khi bứng cây nên để thoáng mát từ 2-3 ngày rồi mới cho vào chậu.

Đất trồng

Nha đam là cây chịu khô hạn tốt nhưng lại không chịu được ngập úng. Chính vì thế bạn nên chọn chỗ đất cao ráo, xốp để trồng. Đất để trồng nên là đất pha cát để dễ thoát nước.

Đất trồng bạn hoàn toàn có thể mua sắn hoặc trộn đất cùng trấu, phân các loại gia cầm, phân chim hoặc phân cá…

Để trồng cây nha đam còn đòi hỏi đất trồng cây phải có khả năng thoát nước tốt giúp cây không bị úng, được ủ hoa để tạo điều kiện cho bộ rễ cây phát triển tốt nhất giúp cây phát triển khỏe mạnh.

Khi trộn đất, nên trộn hỗn hợp gồm tro trấu : phân hữu cơ ( ở đây có thể dùng phân bò hoai hay phân trùn quế) :  xơ dừa : trấu sống, các thứ theo tỷ lệ là 2:1:0,5:1. Hỗn hợp sau khi trộn đều thì gom thành đống và ủ kín trong 15 – 20 ngày mới được đem ra trồng.

Hướng dẫn trồng

Như đã nói từ đầu để có thể trồng được một cây nha đam tốt đòi hỏi nhiều yếu tố từ việc chọn giống lựa chậu và đất qua nhiều công đoạn để tạo ra một cây nha đam chất lượng và đạt hiệu quả cao.

Điều đó đòi hỏi chậu phải thoát được hơi nước không để cây bị ngập nước đất có đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cây phát triển một cách tốt nhất.

Ðào cây con từ vườn ươm (khi nào nên cẩn thận, lấy được càng nhiều rễ càng tốt, nhằm thu ngắn thời gian hồi sức của cây con). Sau đó, trồng theo rãnh, với mật độ: cây cách cây 40cm, hàng cách hàng 80cm, như vậy số lượng cây giống khoảng 30 – 50.000 cây/ha.

Bạn cũng có thể đặt lá nha đam vừa xin về ngang mặt đất và dùng tay vun đất che khoảng nửa thân lá là được. Sau đó, bạn tưới ẩm cho cây và đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng trời.

Nếu trời mưa thì bạn nên mang cây vào nơi mưa không hắt tới hoặc để trong nhà. Ngoài ra bạn còn có thể lấy cây con từ cây mẹ để trồng phát triển thành cây nha đam.

Ðể mầm cây con nhô khỏi mặt đất ( nếu bà con lấp đất mất lên trên ngọn cây sẽ gây úng thối cây con khi tưới nước ), giữ cho cây thẳng đứng và rễ phủ đều mới lấp chặt đất, nếu đất không đủ ẩm để giữ gốc nên tưới thêm nước.

Sau đó, nếu trời khô hạn phải thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm vừa đủ, nếu trời mưa liên tục thì phải chú ý thoát nước, vì Nha đam con rất dễ bị chết do úng nước.

Xem thêm:

Kỹ thuật chăm sóc cây nha đam – chuẩn như nhà vườn

Nước tưới

Cây Nha đam chịu được nắng hạn nhưng lại phát triển tốt khi có độ ẩm trong đất vừa phải. Vì vậy, trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên giữ độ ẩm cho đất. Tốt nhất trong mùa khô, 3 – 5 ngày phải tưới nước 1 lần, giúp cây sinh trưởng tốt, đạt chất lượng sản lượng cao hơn.Tiêu nước

Cây Nha đam không chịu được ngập úng quá lâu. Do vậy, nếu trời mưa dài ngày mọi người phải khơi thông các chậu trồng tạo điều kiện để thoát nước tốt. Nếu để chậu trồng bị tích nước sẽ gây thối rễ, làm cho cây Nha đam chết hàng loạt.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết thích hợp , nắng mưa như thế nào mà mọi người có thể điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp với nhu cầu của cây để cây phát triển một cách tốt nhất.

Dinh dưỡng

Nếu là trồng nha đam trong chậu thì có thể tiến hành bón phân hữu cơ như phân NPK, cứ đều đặn 15 ngày thì bón phân một lần để cho cây xanh một cách tốt nhất và hiệu quả nhất.

Xem thêm  Bạch mã hoàng tử là cây gì? cách trồng, chăm sóc và lưu ý

Còn nếu trồng đại trà với số lượng lớn phục vụ cho mục đích thương mại, thu hát lá thì chỉ nên bón phân hữu cơ và tro củi theo liều lượng cho phép.

Bón phân ở xung quanh mỗi gốc cây và tưới qua để cho phân có thể ngấm xuống đất, cung cấp dưỡng chất phát triển đầy đủ. Để cách phát triển một cách thuận lợi đạt hiệu quả cao.

Cải tạo đất trồng

Trong quá trình chăm sóc cây Nha đam mọi người cần phải xới xáo đất trừ cỏ nhiều đợt. Việc xới đất thường xuyên sẽ giúp cho nền đất được thông thoáng và trừ được các loại cỏ dại.

Việc này làm cho quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong đất nhanh chóng và cây Nha đam dễ hấp thu, sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.Tạo điều kiện cho cây hấp thụ được các chất dinh dưỡng phù hợp cho cây phát triển trong điều kiện hiệu quả và đạt được năng suất cao.

Sâu bệnh hại

Biểu bì lá của Nha đam được bao bọc bởi một lớp giáp cứng, nên các loại côn trùng khó có thể gây hại. Nhưng trong điều kiện trồng với mật độ dày, đất quá ẩm và nhiệt độ thấp, lá của Nha đam sẽ bị một số loại trực khuẩn gây hại. Trên mặt lá xuất hiện nhiều đốm đen và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của cây Nha đam.

Biện pháp phòng trừ: Ðảm bảo thông thoáng cho đất trồng Nha đam, kịp thời tiêu nước để khống chế độ ẩm của đất phù hợp, thường xuyên làm cỏ để Nha đam phát triển mạnh, tạo nên khả năng kháng bệnh tốt.

Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu bệnh do trực khuẩn gây ra, bà con nên nhanh chóng cắt bỏ những lá mang bệnh đem tiêu hủy, tránh lây lan cho các lá khác.

Thu hái

Trồng cây Nha đam chủ yếu là thu hoạch lá, do vậy trong quá trình phòng trừ bệnh hại, mọi người không nên sử dụng các loại thuốc hóa học sẽ làm những tác dụng hại cây.

Cây Nha đam là loại cây chịu khô hạn rất tốt. Trong mùa khô, không có nước tưới, cây Nha đam vẫn có thể sống được. Ðến khi đất có độ ẩm thích hợp, cây sẽ tiếp tục phát triển. Sau khi trồng khoảng 06 tháng, cây Nha đam có thể cho thu hoạch lứa đầu tiên và cứ mỗi tháng lại thu hoạch một lần. 

Sau một năm xung quanh cây mẹ lại xuất hiện nhiều cây con, mọi người có thể chọn những cây con to khỏe thay thế cây mẹ, thì có thể cho thu hoạch lâu dài mà không phải ươm trồng lại từ đầu.

Đối với những hộ gia đình, cá nhân trồng nha đam tại nhà thì sau một năm là đã có thể bắt đầu thu hoạch lá của cây nha đam được rồi.Lúc này Nha đam đã hoàn toàn phát triển và có thể sử dụng.

Xem thêm:

Một số tác dụng của nha đam – có thể bạn đã biết

Sử dụng nha đam để làm đẹp

Cây nha đam có tác dụng làm đẹp da mặt cho các chị em phụ nữ, điều này đã được chứng minh và rất có hiệu quả. Nhựa của nha đam khi tiết ra chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Những chất này giúp điều hòa độ ẩm trên da và giúp da trở nên mịn màng, trắng sáng hơn. Dùng nha đam làm mặt nạ hoặc kết hợp nha đam với một số nguyên liệu thiên nhiên khác vừa có tác dụng làm mịn da, vừa làm trắng da.

Đặc tính kháng khuẩn giúp nha đam trở thành vị cứu tinh trong điều trị mụn, nhất là mụn trứng cá, đồng thời hỗ trợ tái tạo da, tránh sẹo.

Với 95% là nước, phần còn lại là acid cinnamic và các vitamin, việc sử dụng nước ép nha đam sẽ giúp cải thiện tình trạng da cháy nắng nhanh chóng trở về lại trạng thái ban đầu. Đó là lý do gel nha đam được sử dụng để làm các sản phẩm làm dịu da.Đồng thời, nha đam có khả năng bảo vệ làn da của bạn trước tác động của tia UV.

Xem thêm  Có nên trồng “Cúc tần Ấn Độ” hay không? Kỹ thuật chăm sóc

Gel nha đam chứa nhiều acid cinnamic, vitamin và acid folic, các vi chất có khả năng loại bỏ tế bào chết, sản sinh tế bào mới, trả lại cho làn da mịn màng, trắng sáng.

Da mất cân bằng ẩm, giảm độ đàn hồi hay thiếu hụt collagen là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lão hóa sớm, nhất là phụ nữ từ độ tuổi 35-45.Trong khi đó, nha đam vừa có khả năng giữ nước, cấp ẩm, tăng độ đàn hồi cho da, đồng thời sản sinh collagen giúp da trẻ hóa và săn chắc.

Nếu bạn chỉ có một ngân sách eo hẹp, hãy tiết kiệm tiền bằng cách sử dụng lá lô hội như một loại kem dưỡng ẩm mặt và cơ thể. Lô hội cũng được cho là tuyệt vời dành cho da bị mụn nhờ chứa nhiều vitamin và hàm lượng enzyme cao.

Lấy một lá nha đam, cắt lát và bôi gel lên tóc. Sau đó ủ tóc một lúc rồi gội sạch. Bạn sẽ có một mái tóc khỏe mạnh, mềm mại và da đầu được nuôi dưỡng. Hơn nữa, nó giúp cho tóc không bị xoăn cứng và giữ cho tóc của bạn trông rất đẹp và khỏe.

Bạn có thể lấy nha đam gọt vỏ và rửa sạch. Sau đó cạo lấy lớp gel trong suốt trong ruột lá, dùng phần nhựa trong này thoa lên mặt trước khi đi ngủ và thư giãn khoảng 15–20 phút thì rửa sạch lại mặt. Dùng cách làm đẹp da này 3 lần/ tuần, bạn sẽ thấy được da mình sạch mụn và mịn màng.

Sử dụng nha đam làm thuốc

Gel nha đam (lô hội) được tách ra từ lá cây nha đam. Con người đã sử dụng nha đam để chữa các bệnh viêm nhiễm da, bỏng, vết thương nhỏ và các vấn đề về da khác từ hàng thế kỷ nay. Nhờ những thành phần có đặc tính nhẹ nhàng, giữ ẩm và chữa lành vết thương, gel nha đam có thể được dùng để bôi lên các vết sẹo và giúp da nhanh chóng mờ sẹo và cũng giúp làm giảm kích thích lên da.

Để cơ thể tiêu trừ độc tố tốt đòi hỏi gan phải hoạt động khỏe mạnh nhằm thực hiện tốt các chức năng. Uống nước ép nha đam chính là cách tuyệt vời để bạn tăng cường chức năng gan. Gan sẽ hoạt động tối ưu khi cơ thể được hấp thụ đủ chất dinh dưỡng và nước. Vì thế, nước ép lô hội là thức uống lý tưởng cho gan vì nó giàu nước và dưỡng chất từ thực vật.

Lô hội chứa một số enzyme có tác dụng đường phân và làm vỡ chất béo, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Hệ tiêu hóa không hoạt động tối ưu chính là nguyên nhân khiến cho cơ thể bạn không hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng của thức ăn. Để cơ thể luôn hấp thụ tốt, bạn cần phải giữ cho cơ quan tiêu hóa luôn hoạt động khỏe mạnh.

Tác dụng của lô hội trong việc chống viêm khá là hiệu quả bởi lô hội chứa một số hợp chất chống viêm như axit salixylic, chromone C-glucosyl và enzym bradykinin – một loại kinin huyết tương. Do đó, nha đam có tác dụng ức chế quá trình sản sinh axit của cơ thể, đồng thời ngăn ngừa chứng viêm.

Nếu bạn mắc chứng táo bón hay són tiểu, bạn nên thử uống nước ép lô hội hằng ngày để cải thiện tình trạng này. Nha đam cũng góp phần giúp lợi khuẩn đường ruột hoạt động bình thường và cân bằng vi khuẩn đường ruột giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

Là một nguyên liệu món ăn

Bên trong lớp vỏ xù xì gai góc của lá nha đam là “thớ thịt” xanh mát, ngon, bổ.

Ta có thể dùng nha đam để nấu nhiều món ngon bổ sung nước cho mùa hè oi bức nóng nực:

  • Súp nha đam hải sản
  • Sinh tố nha đam chuối
  • Thạch nha đam
  • Chè hạt sen nha đam
  • Nước nha đam đường phèn
  • Chè nha đam nhãn nhục
  • Chè xoài nha đam

Mình liệt kê một vài món thanh mát làm từ nha đam để mọi người có thể nấu và giúp gia đình có thể bổ sung nước trong mùa hè nóng nực như này nhé!

Lời kết

Nha đam không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn có tác dụng trong việc chữa bệnh và giải khát cho mọi người trong mùa hè nóng bức như này.

Vì thế thiết nghĩ việc trồng nha đam trong nhà là một điều cần thiết mà mọi người cần trồng vừa có thể chữa bệnh và là món ăn ngon cho cả gia đình mình. Chúc các bạn có những chậu nha đam thật phát triển nhé

4.5/5 - (6 votes)