Cây Thủy Trúc là cây gì? ưu điểm và cách trồng, chăm sóc

Thủy Trúc có kiểu xếp lá xoay tròn xinh xắn độc đáo, trên đình một cành thân mảnh, nhìn tự như một chiếc ô cách điệu độc đáo.

Đây không chỉ là một loại cây có vẻ đẹp tươi trẻ, thú vị mà còn chứa đựng bên trong ý nghĩa phong thủy mang đến may mắn, tốt lành cho gia chủ khi cây được trồng trước nhà.

Trong bài viết này, hãy cùng higlum tìm hiểu đặc điểm, cách nhận biết, lợi ích và cách trồng, chăm sóc cây Thủy Trúc ngay nhé.

Cây thủy trúc có đặc điểm gì? cách nhận biết

Thủy Trúc có nguồn gốc từ Madagascar (châu Phi). Là một cây thân thảo lâu năm sống thành bụi cao từ 40cm – 1.5m. Khi trồng trong môi trường làm cảnh, cây có kích thước nhỏ hơn so với khi trồng ngoài tự nhiên.

Cây thủy trúc có đặc điểm gì? cách nhận biết
Cây thủy trúc có đặc điểm gì? cách nhận biết

Phần thân thủy trúc không có lông, màu xanh tròn nhỏ và mọc thẳng đứng lên trên.

Tồn tại 2 dạng lá cho loài cây này. Loại thứ nhất là lá mọc như một chiếc bẹ từ dưới gốc, thuôn dài, mỏng dần ở đầu. Loại còn lại mọc từ đỉnh thân, xòe thành vòng tròn như một chiếc dù.

Thủy Trúc đứng vững trước mưa to gió lớn mặc dù có thân hình khá mảnh khảnh là nhờ bộ rễ chùm. 

Xem thêm  Cây cau lùn có ý nghĩa gì? có nên trồng trước nhà hay không?

Hoa có màu trắng, gần tàn chuyển sang màu đen. Phần cuống hoa thẳng dài, mọc chia đều về các phía, tựa như một cây dù mini đẹp mắt.

Ngoài việc trồng trực tiếp trong đất, Thủy Trúc còn được nhiều người trồng trong nước, gọi là trồng thủy sinh. Khi trồng trong nước, chúng như một cây cau mini mọc trong lòng đại dương – thật tuyệt vời đúng không nào.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Thủy Trúc luôn xanh tốt

Sức sống mãnh liệt của loài cây này khiến ai cũng có thể trồng dễ dàng. Bạn có thể trồng trong đất, hay thủy sinh đều được. Cùng higlum tìm hiểu.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Thủy Trúc luôn xanh tốt
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Thủy Trúc luôn xanh tốt

Nhân giống

Cách nhân giống không còn gì đơn giản hơn đó chính là tách bụi. Từ một bụi lớn, bạn tách lấy một khóm nhỏ cây con, thao tác nhẹ nhàng để giữ bộ rễ được an toàn là ok. 

Phương pháp trồng thủy sinh

So với việc trồng trong đất, thì trồng thủy sinh đơn giản hơn. Bạn chỉ cần chuẩn bị một bình (chai hoặc lọ, …) cho nước và hòa một ít dung dịch dinh dưỡng là đủ cho cây phát triển.

Trước khi cho vào bình, bạn cần làm sạch bộ rễ – vừa làm sạch bệnh, lại khiến cho bình cây đẹp mắt hơn. Để cố định vị trí cây trong bình bạn có thể sử dụng sỏi sạch. Cho nước ngập toàn bộ phần rễ, nhưng không được chạm tới lá (khi bị nước ngập thì lá sẽ nhanh vàng, héo và thối).

Định kỳ bạn có thể thay hoặc bổ sung nước và dinh dưỡng để cây có thể phát triển tốt hơn.

Phương pháp trồng thủy sinh
Phương pháp trồng thủy sinh

Trồng trong chậu đất

Đất trồng (giá thể) chuẩn bị cần tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. Chọn chậu trồng phù hợp với không gian sống, và nhớ đục lỗ phía dưới để chúng có khả năng thoát nước tốt.

Xem thêm  Hoa Lay Ơn được trồng như thế nào? cách chăm sóc và lưu ý

Giống cây sau khi được lấy từ việc tách bụi, bạn đem loại bỏ những lá vàng, sâu bệnh và tỉa bớt rễ. Tiếp đến mang cây trồng xuống đất chuẩn bị trước và lấp đất, ấn nhẹ để cố định cây.

Sau khi trồng, tưới nước đủ ẩm cho đất. Đặt chậu ở nơi thoáng mát, có nhiều ánh sáng thì cây sẽ phát triển tốt hơn, nhưng cũng cần tránh những nơi có ánh sáng gắt.

Xem thêm: kinh nghiệm trồng bạch thiên hương

Hướng dẫn chăm sóc cây thủy trúc

Nước tưới: Nếu như trồng trong đất thì bạn cần tưới mỗi tuần 1 đến 2 lần. Làm sao đủ ẩm cho đất là được. Nếu như tưới mà làm cây ngập úng cũng không sao, vì đây là cây chịu nước tốt. Nếu bạn trồng ven tiểu cảnh, hoặc trồng thủy sinh thì không cần tưới.

Dinh dưỡng: Là một cây có sức sống mãnh liệt, bạn không cần bổ sung nhiều. Khoảng 4 tháng đến nửa năm, bạn bón thêm một chút phân NPK cho cây thêm năng lượng, nếu trồng thủy sinh thì bón bổ sung vài giọt dinh dưỡng là đủ.

Hướng dẫn chăm sóc cây thủy trúc
Hướng dẫn chăm sóc cây thủy trúc

Nhiệt độ và ánh sáng: Như đã nói ở trên, Thủy Trúc là một cây dễ dàng thích nghi với mọi điều kiện. Bạn có thể đặt cây ở trong bóng râm, hay ngoài trời đều được. Tuy nhiên, khi để cây ở nơi có ánh nắng gắt quá lâu sẽ dẫn đến cây kém phát triển. 

Xem thêm  Cách trồng gừng tại nhà đơn giản - ăn thoải mái

Cứ khoảng nửa năm một lần, bạn nên quan sát và tỉa bớt một số gốc già, lá hư để hạn chế chúng làm ô nhiễm nguồn nước. Nếu như có sâu bệnh cắn phá thì bạn nên loại bỏ sớm, hoặc nhiều sâu quá thì mua thuốc về phun.

Cây thủy trúc có tác dụng gì? Có nên trồng thủy trúc trong nhà không?

Với vẻ đẹp độc đáo, dễ trồng chăm sóc nhỏ gọn thì tác dụng đầu tiên chính là để làm cảnh, trang trí không gian sống. Nơi thích hợp để đặt chính là góc sân vườn, nơi tiểu cảnh, giếng trời, … hay bình thủy sinh đặt trong nhà đều rất đẹp.

Nếu như trồng bình thủy sinh, bạn có thể đặt trên bàn trà, bàn làm việc, … dễ dàng quan sát bộ rễ đẹp của chúng. Hoặc có thể kết hợp trồng thủy sinh cùng một số loại cây khác như trầu bà, … làm phong phú hơn.

Một lợi ích nữa của cây thủy sinh là có khả năng lọc không khí, hạn chế một số tia sóng bất lợi cho sức khỏe. Nói chung là giúp không gian sống trong gia đình bạn trong lành hơn. 

Theo phong thủy, cây Thủy Trúc có khả năng trừ tà. Giúp gia chủ loại bỏ vận rủi, có nhiều may mắn trong cuộc sống và trong công việc thuận lợi hơn.

Lời kết

Như vậy, higlum.com đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết về cây Thủy Trúc với vô vàn lợi ích mang đến. Nếu bạn là một người không có quá nhiều thời gian dành cho việc chăm sóc, thì đây chính là loại cây bạn cần. 

Chỉ cần bỏ một chút thời gian ban đầu, bạn đã sở hữu một trong những cây cảnh đẹp – ý nghĩa phong thủy tốt và còn nhiều điều hơn thế nữa. Hẹn gặp lại các bạn trong bài viết chia sẻ về hoa Ngọc Nữ của chúng tôi.

Rate this post