Cách trồng cây phật thủ đơn giản – sai quả ngày tết

So với nhiều cây trồng khác thì cây phật thủ được đánh giá khó tính hơn. Do đó cách trồng cây phật thủ cũng đòi hỏi nhiều yêu cầu hơn, công chăm sóc cũng cần tỉ mỉ hơn nhiều. 

Cây phật thủ là gì? đặc điểm và phân bố

Ngoài cái tên là phật thủ thì nó còn được gọi là cây cam phật thủ. Đây là giống cây nằm trong họ cửu lý hương. Thân cây là thân gỗ nhỏ, thường mọc thành bụi, xanh quanh năm.

Giống cây này cũng nằm trong chi cam quý, và có nguồn gốc từ Ấn Độ hay các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Chiết Giang của Trung Quốc. Tại tỉnh hà Nam Trung Quốc người ta hay trồng phật thủ trong chậu để làm cảnh và cách này đã được áp dụng từ 300 năm trước. 

Tìm hiểu về cây phật thủ
Tìm hiểu về cây phật thủ (nguồn : higlumcom)

Chiều cao của cây tùy thuộc vào cách chăm sóc mà có thể đạt từ 30 đến 210cm. Các cành màu xanh nâu và đều xuất hiện gai. Các lá có cuống ngắn và mọc chếch nhau. Lá khá giống lá bưởi hình bầu dục hoặc hình quả trứng ngược. Thường thì mặt trước là màu vàng xanh còn mặt sau lại xanh nhạt. Hoa của cây có thể mọc đơn hoặc mọc từng chùm theo ba màu tím, đỏ trắng.

Mỗi bông hoa có 5 cánh. Phật thủ 1 năm ra hoa nhiều lần. Mùa quả tầm tháng 11 hoặc 12. hình dạng của quả như bàn tay phật nên có tên gọi như vậy. Quả thơm, màu vàng hấp dẫn. Quả phật thủ có thể chia thành thần thủ và chưởng thủ tùy theo hình dạng quả. Theo kinh nghiệm của nhiều người cây đậu quả vào mùa hè là thần thủ vào mùa thu sẽ là chưởng thủ. 

Xem thêm: trồng rau muống trong thùng xốp

Công dụng của phật thủ đối với con người

Theo Đông y phật thủ có thể tiêu đờm, giảm đầy tức ngực, đau tức mạn sường, tiêu sưng, giảm đau, cầm máu tốt. Ngoài ra nó còn có khả năng giảm cơn hen suyễn, giảm huyết áp, giảm các cơn đau co thắt cơ trơn hay nâng cao khả năng tiêu hóa.

Không chỉ có vậy tinh dầu chiết từ phật thủ được sử dụng nhiều trong ngành thực phẩm là nước giải khát, bánh kẹo hay thực phẩm dinh dưỡng. 

Không chỉ chữa bệnh hay làm thực phẩm mà người ta còn tạo thế cho chúng thành cây bonsai vô cùng độc đáo. Mùi thơm của quả phật thủ mang đến cảm giác vô cùng tĩnh tâm nên hay được thờ trên bàn thờ gia tiên hoặc chùa chiền. 

Trái phật thủ có tác dụng gì đối với con người?
Trái phật thủ có tác dụng gì đối với con người?

Vào dịp Tết các gia đình đều thờ Phật thủ với mong muốn được thần phật che chở bình an, gia đình an lành, hạnh phúc. Chính vì ý nghĩa này mà ngày càng nhiều người lựa chọn thờ phật thủ trên bàn thờ gia tiên.

Cũng có nhiều người tự trồng cây tại nhà để làm cây cảnh luôn nhưng cách trồng tương đối khó nhằn nên cũng ít người thành công.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây phật thủ đúng cách

Nhiệt độ thích hợp để trồng cây phật thủ

Đối với những cây phật thủ làm cảnh thì khí hậu ôn đới là thích hợp nhất và cũng chỉ có nơi đây cây mới phát triển được. Cây này có khả năng kháng sâu bệnh tốt, ưa sáng nên cần trồng ở nơi nhiều ánh sáng.

Xem thêm  Lan trúc phật bà có dễ trồng không? cách chăm sóc và lưu ý

Đất trồng cây cần đảm bảo độ pH từ 5,5 đến 6,5. Nếu là vùng đất chua thì có thể thêm xỉ lò và tưới nhiều nước để giảm kiềm trong đất. Cũng có thể thêm sắt sunfua để cải tạo độ pH cho đất. 

Trồng cây phật thủ đúng cách

Như đã nói cây này rất khó tính nên không chỉ trồng mà đến cả cách chăm sóc cũng cần tỉ mỉ và mất nhiều thời gian, do đó nó mới có giá cao như thế. Bạn có thể trồng cây bằng cây con hoặc giâm cành. 

Nếu trồng giâm cành thì khoảng cách mỗi hàng là nửa mét mỗi cây cách nhau 40cm. Từ khi trồng đến khi cây nảy lộc đều đợt 1 và lộc đã cứng mới bón nhẹ cho cây. Chỉ bón xa gốc để gốc không bị xót do phân.

Với cách này trồng trong đất hay trong chậu đều được.

Còn nếu trồng cây con thì chỉ cần đào hốc rồi đặt cây con vào, tháo bao đựng bầu đất, lấp đất, ấn chặt gốc và tưới đẫm nước cho cây là được. Cắm cọc cố định cho cây khỏi nghiêng. Nếu trồng chậu sau khi cây được 5 tháng thì mang cây trồng ra đất với khoảng cách mỗi cây 3m và mỗi hàng 4m.

Mật độ trồng

– Mỗi cây cách nhau ít nhất 3,5m và mỗi hàng tối thiểu cách nhau 4m.

– Hốc trồng cây con đảm bảo dài rộng sâu mỗi chiều là 30cm. Ở những nơi đất trũng cần chú ý hệ thống thoát nước, đắp mô cao nửa mét và rộng 80cm. Nơi nào đất cao thì chỉ cần mô cao 30cm và rộng 80cm là được.

Chăm sóc cây phật thủ để cây mau lớn, hạn chế sâu bệnh

Tùy vào thời tiết mà lượng nước sẽ khác nhau, nhiệt độ thấp vài ba ngày tưới 1 lần. Khi nhiệt độ cao, lượng nước bốc hơi nhiều mỗi ngày tưới 1 lần khi trời mát.

Khi tưới nên tưới mặt đất để hạ nhiệt, khi có mưa cần chú ý hệ thống thoát nước cho cây không úng. Nếu nhiệt độ thấp, không khí khô thì bạn có thể chuyển vào chậu hay các nơi ẩm hơn gần đó.

Bón phân cho cây

Bón lót: Cần bón phân hữu cơ và phân chuồng đã hoai mục mỗi hố 10 cân trước khi trồng. Bón phân xong lấy đất lấp lại rồi mới đặt cây con trồng. Sau đó phủ kín đất lên gốc và giữa chặt rồi tưới nước vừa phải. Mỗi ngày sau khi trồng tưới 1 lần trong 1 tuần đầu. Lượng nước và tần suất thay đổi tùy theo thời tiết. Đồng thời chú ý cỏ dại xung quanh.

Bón thúc: Khi cây 1 tuổi thì hòa 1 thìa nhỏ ure với 10l nước để tưới cho cây. Một cây 1 năm tưới 3 đến 4 lần. Ngoài ra cần bổ sung thêm các nguyên tố vi hay trung lượng cũng như phân lân cho cây theo chỉ dẫn. Ngoài ra dùng phân hữu cơ pha loãng theo tỉ lệ 1 đến 5 để bón cho cây. Khi cây từ 2 tuổi thì mỗi cây 1 năm bón 3 đến 4 lần, mỗi lần từ 10 đến 50g ure.

Phục hồi, thúc sinh trưởng: Từ khi cây nảy mầm đến giai đoạn nó phát triển cần thêm Atonik cho cây hoặc là Super humic để cây mau ra rễ, nảy mầm nhanh, tăng khả năng sinh trưởng, ra hoa hay đậu quả cho cây. 

Chống rét cho cây

Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển là từ 15 đến 38 độ C. Cây phật thủ hay bị rụng lá nên cần chú ý nếu lá rụng úa nửa thì cần có biện pháp ngay để không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Tỉa chồi và giữ lá thì mới mong giữ được quả. 

Tỉa tán cho cây

Không nên để cành vượt tán, các cành sâu bệnh cần loại bỏ để cây phát triển tốt cũng như hạn chế được sâu bệnh, cũng như có dáng đẹp hơn. 

Xem thêm  Cách trồng Lan ngọc điểm - hoa bền đẹp và lưu ý

Ngăn ngừa và điều trị sâu bệnh cho cây

Dù trồng cây phật thủ bằng cách nào thì chăm sóc cây cũng nên thêm thuốc chống sâu bệnh như sâu vẽ bùa, nhện đỏ bằng các thuốc chuyên dụng. Còn cây ghép thì khi kích cây ra hoa nên dùng thêm thuốc kích thích Thiên Nông. 

 Đối với sâu vẽ bùa thì dùng các loại thuốc nội hấp như polytrin khi cây ra lá non để hạn chế sâu gây hại. 

Đối với nhện đỏ thì dù là ấu trùng hay trùng đều sẽ gây hại nên dùng detect hoặc comite để diệt trừ.

Bệnh nấm càng mùa mưa càng gây hại nhiều thì dùng ridomil. Nếu là rệp thì dùng sufation.

Nếu là bệnh thối gốc hay chảy nhựa thì hay gây hại ở khu vực thân rễ thì dùng Captan 75 BHN hoặc aliet 80 BHN, hoặc là coper Zine để tiêu diệt. 

Rầy chổng cánh là sâu bệnh nguy hiểm không chỉ gây hại mà nó còn là trung gian truyền bệnh vàng lá nên bạn cần dùng Trebon 10ND, Admire 50Nd, Aplaud MIPC 25% hoặc BTN cho cây.

Cách kích thích cây ra hoa đậu quả như ý

Sau 1 năm trồng là có thể xử lý để cây ra hoa rồi. Thông thường đến tháng 3 âm lịch người ta tiến hành thực hiện. Lấy 1 con dao sắc tiện 1 vòng tròn quanh thân cây, lần 1 cách lần 2 10 ngày. Sau đó bón mỗi gốc chừng 100 đến 200g kali.

Sang tháng 4 âm lịch thì tưới thuốc kích ra hoa từ 1 đến 2 lần cho cây là được. 1 tháng sau cây sẽ ra hoa dần và đến Tết là đậu quả. Sau năm đó thì các năm sau chỉ cần bón kai vào tháng 3 và phun thuốc kích ra hoa là được rồi.

Nhân giống cây phật thủ

Đối với phật thủ thì có thể dùng các cách như ghép dính, chiết cành, giâm cành hay cắt ghép để nhân giống. 

Với cách ghép dính vào vỏ đậy đầu thì đầu năm cho cây lên chậu, bầu đất cần duy trì chừng 15cm. Khi cây đạt chiều cao 30cm thì mới ngắt bớt ngọn để thân phát triển, mục đích là làm gốc ghép.

Sau đó 1 năm vài tháng thì mới ghép dính. Từ mặt đất lên chừng 15cm lấy phần thân đó cắt đi thân trên, sau đó áp gốc ghép vào gần cây mẹ, cắt vát gốc ghép thành 2 mặt, 1 mặt vát 3cm, 1 mặt vát 2cm.

Tiếp tục rạch 1 đường vào thị thân từ dưới lên trên đến ruột gỗ thì bỏ ruột. Không gọt quá sâu ở vỏ, và phần gọt trên cành phải dài hơn gốc ghép vào. Sau đó đặt 2 chỗ rạch khớp với nhau và dùng dây quấn cahwjt lại, bên ngoài quấn thêm lớp nilon để không bị mất nước.

Chừng 40 ngày sau vết ghép sẽ lành thì đem cắt khỏi cây mẹ, phơi cành cắt ở nơi râm mát 7 ngày rồi mới làm các bước khác. Chú ý cần tưới nước đủ cho cây. 

Nếu thực hiện ghép cắt thì cần làm vào tiết Thanh minh sẽ là đẹp nhất. Thời gian này có thể kéo dài đến cốc vũ cũng được. Thường thì người ta sẽ dùng cây quất làm gốc ghép. Từ mặt đất lên trên chừng 5cm thì tiến hành cắt thân trên, chọn thân có đường kính cỡ ⅓ gốc ghép là đẹp nhất, sau đó chẻ 1 đường cỡ 2 đốt ngón tay trở xuống dưới, cắt vát 2 bên cành ghép.

Sau đó đưa cành ghép lại gốc ghép đặt sao cho khớp rồi lấy dây đay cuốn lại. Lớp ngoài cùng dùng bùn ướt bịt lại, lớp ngoài thêm đất ẩm bịt kín nữa để ngăn mất ẩm là được. Chú ý khi ghép cần giữ lại 2 chồi non.

Sau 1 khoảng thời gian thì cành ghép sẽ ra rễ và đợi cành dài chừng 30cm thì có thể bỏ đất ra được rồi. Đến khi vào thu thì tách ra và trồng vào chậu. Sau khi trồng để ở chỗ râm mát 5 ngày cho cây hồi sức.

Xem thêm  Hoa Nhài là hoa gì? đặc điểm, cách trồng và ý nghĩa

Ngoài ra còn có thể dùng cách ghép dính kết hợp giâm cành. Đầu tiên cứ ghép dính giống cách đầu tiên chúng mình đã hướng dẫn. Nhưng khi ghép cành tươi thì thay vì cắt mối ghép thì cắt ở phần dưới mối ghép chừng 1 gang tay.

Cắt hẳn cành ghép ra khỏi cây mẹ, sau đó cắm vào chậu, chèn chặt đất xung quanh rồi tưới đủ ẩm là được. Sau đó chỉ cần chăm sóc như thường, đợi cây có rễ khỏe rồi mới cắt ở chỗ mối ghép dính và tách thành cây riêng biệt. 

Đối với phương pháp giâm cành hay được thực hiện vào độ tháng 5 hoặc 6. Cành giống là cành to khỏe, không sâu bệnh, sau đó cắt lấy 1 đoạn dài chừng 1 gang tay, cành nên có ít nhất 3 chồi nhưng cũng không nên nhiều quá. Cắm cành xuống đất để chồi lên mặt đất chừng 4-5cm rồi tưới đẫm nước. Chú ý để chồi trên mặt đất. Nếu ngày nào nắng thì ban ngày che lại cho cây đến đêm thì bỏ ra.

Đều đặn mỗi ngày đều tưới nước cho cây. Sau khoảng 30 ngày thì cây ra rễ. Đợi khi cành khỏe rồi thì chỉ khoảng 1 tuần tưới nước một lần. Sau sương giáng là có thể trồng lên cậu và để trưng trong nhà được rồi. 

Chiết cành người ta sẽ chọn cành vượt tán hoặc cành đậu quả. Cắt vát đến tận tủy của cành theo chiều từ dưới lên trên sau đó đặt vào trong ống và bịt chặt phần dưới.

Tiếp theo cho đất đầy ống và bịt kín phần trên, thêm que đỡ cho chắc chắn. Tưới nước thường xuyên nếu nhiệt độ cao quá, sau chừng 1 tháng là cành ra rễ mới. Cách chiết cành người ta áp dụng vào đợt hè tầm tháng 5 đến tháng 7 vì lúc này nhiệt độ cao. Nếu cành chiết có quả thì phải đợi quả già, và ít nhất 3 tháng sau mới tiến hành chiết cành.

Cách chọn và giữ phật thủ tươi lâu ngày để chơi Tết

Quả phật thủ đẹp và được nhiều người chọn để chơi tết. Nhưng để đảm bảo hết Tết trái vẫn tươi đẹp, không héo úa thì lại khá khó khăn và cầu kỳ, bằng không không giữa được thì quả có đẹp mấy cũng uổng. 

Đầu tiên chọn 1 quả phật thủ đẹp thì phải có nhiều tay đã, bình thường cũng nên chọn quả tầm 20 đến 30 ngón tay. Các ngón tay không chỉ cần đều mà còn phải xòe đều và xếp thành từng vòng tròn như bông hoa mới là đẹp.

Các ngón có số lượng trùng với số mang ý nghĩa đẹp thì càng tốt. Nên chọn quả to, các ngón tay nhiều và đều, mập, quả có màu vàng trơn là những quả già, không chỉ thơm mà còn giữ được lâu. 

Quả nào bị sâu hay bị xước, các ngón bị dập hay gãy tốt nhất không nên mua vì dù chúng có màu vàng nhưng cũng là chín ép, không giữ lâu được. Quả già phải là quả có các túi tinh dầu tròn, cách đều nhau, mặt quả rắn. Nhưng cũng không nên chọn quả già quá, da nhăn, khó bảo quản lại không đẹp.

Để giữ quả được lâu không nên ngâm hay rửa quả với nước muối. Nước muối đọng ở các ngón tay sẽ làm vi khuẩn dễ phát sinh làm hỏng quả nhanh hơn. Chỉ cần dùng khăn ẩm lau là được. 

Khi thờ thì chừng 5 ngày bạn dùng rượu lau qua cho quả cho sạch và cũng giữ quả được lâu. Hoặc có thể lấy bát nước thả vài viên B1 rồi ngâm cuống quả vào đó là được. (nguồn : higlumcom)

Lời kết

So với nhiều cách cách trồng các cây khác thì rõ ràng cách trồng cây phật thủ  có nhiều vấn đề nan giải hơn, nhưng cũng không thực sự khó như lên trời.

Ngoài việc áp dụng các cách trồng cây thông thường thì quan trọng nhất chính là điều chỉnh các yếu tố bên ngoài cũng như chăm sóc cây sao cho ra trái đẹp là được. Chúc các bạn sẽ trồng được những cây phật thủ sai trái. 

4.5/5 - (4 votes)