Lan Đai Châu là lan gì? cách nhận biết và cách chăm sóc

Xã hội ngày càng hiện đại thì con người càng quan tâm hơn tới không gian sống sạch đẹp tươi mát. Người ta thường tìm nhiều loại cây cảnh khác nhau trồng tại gia giúp trang trí thêm cho ngôi nhà của mình.

Một loài hoa rất được nhiều người săn đón hiện nay đó chính là hoa lan đai châu. Không chỉ có vẻ đẹp rực rỡ mà nó còn mang ý nghĩa vô cùng tốt đẹp. Hơn thế nữa, chúng có kỹ thuật trồng và chăm sóc khá đơn giản. 

Và ngay bây giờ hãy cùng #higlum tìm hiểu về các kỹ thuật trồng và chăm sóc loài hoa rực rỡ này nhé!

Lan đai châu là lan gì? đặc điểm và cách nhận biết

Nguồn gốc và phân bố

Rynchostylis gigantea là tên khoa học của loài Lan đai châu hay nó còn được biết đến với một cái tên gọi khác đó là lan ngọc điểm. Lan lai châu là một loài lan có nguồn gốc xuất xứ ở Châu Á. Ta sẽ thường thấy chúng mọc ở Myanmar hay Thái Lan và Lào hoặc Việt Nam.

Cách nhận biết lan đai châu (Nguồn: higlum)
Cách nhận biết lan đai châu (Nguồn: higlum)

Tại Việt Nam chúng ta, lan đai châu là một loài hoa lan rừng. Chúng có sự phân bố thường xuyên ở một số nơi như các vùng núi hay cao nguyên nơi Nam Trung Bộ hoặc vùng Đông Nam Bộ và giáp biên giới với hai nước bạn của Việt Nam là Lào cudng Campuchia.

Hoa lan lai châu với hương thơm vô cùng cuốn hút cùng với vẻ đẹp rất quyến rũ đã làm say lòng bao người. Chính vì vậy, chúng đã được trồng và chăm sóc ở rất nhiều khu vực giúp làm trang trí nơi sân vườn hay lan can, hiên nhà hoặc tại quán cafe và biệt thự nhà vườn.

Đặc điểm hình thái

Loài lan đai châu là loại cây thuộc nhóm cây đơn thân không giả hành. Loại cây này có hệ lá  khá dài, khoảng từ 20cm đến 30cm cùng với độ dài chiều rộng khoảng từ 4cm đến 7cm. Những chiếc lá non của hoa lan đai châu thì mang màu xanh với những đường sọc có màu trắng chấm tím xen lẫn. 

Lan đai châu là loại hoa có nhiều rễ trên không thân của cây, chúng mọc thẳng ngay từ thân. Điều đặc biệt nhất cũng như đẹp nhất chính là giai đoạn cây ra hoa. Hoa của loài lan đai châu này mọc thành những chùm lớn dài và cong đến khoảng 30cm đấy nhé.

Bông hoa của chúng thì nhỏ xòe và xếp vào nhau có màu hồng nhạt với những chấm tím đẹp mắt. Mỗi một cây lan đai châu trung bình nó có thể cho nở ra tới 4 chùm hoa đồng thời sẽ  lưu hương thơm ngát rất lâu dài khoảng đến 3 tuần sau đó chúng vẫn luôn ngào ngạt.

Xem thêm  Cây Hạnh Phúc là gì? kỹ thuật trồng và chăm sóc chuẩn
Lan đai châu là lan gì?
Lan đai châu là lan gì?

Ngoài màu trắng hồng và tím là những sắc màu đặc trưng thì hiện nay loại lan đai châu này còn được người ta cho lai tạo để có thể tạo ra những màu sắc khác nữa như đỏ đậm hay đỏ hung vv. Với lan đai châu, tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ nơi không khí nuôi trồng mà chúng có màu sắc được thay đổi đôi chút. 

Do loài hoa này có màu sắc đẹp vô cùng bắt mắt mà cây lại khỏe mạnh đồng thời sinh trưởng vô cùng tốt và chúng nở hoa đúng dịp tết. Vì vậy chúng được đông đảo những người chọn để trồng trưng bày trang trí trong 3 ngày tết, đặt vào nơi vô cùng trang trọng cạnh bàn thờ để tưởng nhớ tới người quá cố. Lan đai châu được coi là loài lan quốc hồn quốc túy của nước Việt Nam.

Xem thêm : hướng dẫn trồng bắp cải trong thùng xốp

Kỹ thuật trồng (ghép) lan đai châu chuẩn nhà vườn

Chuẩn bị môi trường

Lan đai châu trước giờ vốn là một loại cây khỏe mạnh cũng như sinh trưởng phát triển rất tốt nên kỹ thuật trồng cây lan đai châu rừng hay các kỹ thuật chăm sóc cây lan đai châu cũng tương đối đơn giản.

Lan đai châu là loại cây có khả năng chịu đựng được nhiệt độ khắc nghiệt khá tốt. Chúng có thể chịu khô cũng như nóng khá tốt. Với loại cây này thì nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của cây là dao động khoảng từ 26 đến 30 độ C.

Lan đai châu là loài cây ưa ánh sáng ở khoảng mức trung bình. Chính vì thế, cách tốt nhất là bạn nên trồng chúng ở dưới mái hiên hay nơi dưới tán cây khác. Việc này giúp cây tránh được việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Vì nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời sẽ khiến lá của cây bị héo hay bị cháy, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mĩ và sự sinh trưởng phát triển tươi tốt của cây hoa.

Kỹ thuật trồng (ghép) lan đai châu chuẩn nhà vườn
Kỹ thuật trồng (ghép) lan đai châu chuẩn nhà vườn

Lựa giá thể trồng

Tương tự như nhiều loài lan khác, việc chọn được giá thể cho cây lan đai châu cũng tương đối đơn giản. Ví dụ như vỏ thông hay than gỗ, dớn hoặc vỏ dừa…. 

Thế nhưng bạn cần đảm bảo sao cho đủ độ thông thoáng và thoát nước tốt. Đối với giá thể bạn chọn là vỏ dừa thì bạn cần ngâm chúng qua nước sạch bởi trong vỏ dừa, chúng có chứa tương đối nhiều muối.

Xử lý cây giống (trước khi ghép)

Quá trình xử lý giống cây trước khi bạn cấy ghép là vô cùng quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

Với cây giống, bạn hãy cắt tỉa lá già cũng như những lá hỏng và rễ khô. Sau đó bạn sử dụng thuốc sát trùng (Daconil) bôi một các trực tiếp vào vết cắt hay cũng có thể phun hoặc nhúng ướt toàn bộ cây. Bạn hãy treo chúng khoảng 2 – 3 ngày để liền sẹo nhé. Tiếp đó bạn hãy ngâm phần gốc cây bằng Atonik 1/500 + B1 1/1000 trong khoảng 15 – 20 phút.

Xem thêm  Hướng dẫn chăm sóc lan vảy rồng - đơn giản mà siêu đẹp

Bạn hãy buộc chúng thành túm (khoảng 5 ngọn) treo ngược. Hãy chú ý định kỳ 7 ngày phun dung dịch B1 1/1000 + 5 ml/l Rootplex bạn nhé. Sau khoảng 1 tháng, khi bạn nhận thấy nhú rễ ra thì bạn có thể bắt đầu tiến hành ghép lên giá thể. Với những cây được nhân từ nuôi cấy mô thì bạn cũng có thể ghép luôn.

Với quá trình xử lý chất trồng, bạn hãy tiến hành ngâm chất trồng với nước vôi trong hay thuốc trừ nấm. Tiếp sau đó bạn hãy phơi khô nhé.

Chi tiết các phương pháp ghép lan 

Ghép lan trên chậu

Với phương pháp ghép lan trên chậu thì khâu chọn lan là vô cùng quan trọng. Khi tiến hành chọn bạn hãy chọn những chậu đất nung hay chậu thang gỗ có những lỗ lớn nhé, còn kích thước chậu thì tùy thuộc vào số lượng cây mà bạn dự định trồng. Về thành phần giá thể thì bạn phải đảm bảo được sự thông thoáng cho cây, bao gồm: rêu khô hay than củi hoặc củi vụn…

  • Tạo điểm tựa cho cây: Với việc này bạn có thể thực hiện cố định que gỗ nơi gần miệng chậu. Hãy chú ý tùy với kích thước chậu hay kích thước cây mà bạn đã xác định số cây sẽ ghép trên chậu để có thể cố định nhiều hay ít que gỗ nhé.
  • Tiếp sau đó bạn hãy sử dụng dây rút mà buộc chặt cây vào điểm tựa.

Yêu cầu: Điểm tựa phải giữ cho cây đứng vững và không bị dịch chuyển, đồng thời các cây phải được phân bố đều trên chậu cũng như không được trồng sâu. Lá dưới cùng của lan đai châu phải nằm ngang mặt chậu.

Ghép lan trên gỗ ghép

Một phương pháp khác nữa đó là ghép lan trên gỗ ghép. Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Gỗ ghép tức là đoạn cây loại thân gỗ đã được bỏ vỏ, chúng có kích thước dài khoảng 30 – 40cm với đường kính khoảng từ 20 – 30cm. Bạn có thể chọn loại gỗ của lũa, nhãn hoặc vải hay vú sữa là tốt nhất. Những khúc gỗ được chọn phải vừa phải để có thể treo chúng trên giàn lan.

  • Bước đầu tiên bạn hãy khoan lỗ hay đóng đinh để chọn điểm giúp buộc dây treo.
  • Tiếp theo bạn tạo điểm tựa cho lan đai châu trên khúc gỗ: Với bước này bạn có thể sử dụng đinh được bọc nhựa hay dùng que tre để đóng vào các lỗ đã được khoan sẵn ở trên để tạo điểm tựa cho lan.
  • Tiếp theo là cố định lan đai châu vào điểm đã xác định: có thể sử dụng dây rút để buộc chặt lan đai châu vào điểm tựa đã được tạo sẵn.
  • Với mỗi khúc gỗ bạn có thể ghép được từ 5 – 9 cây đấy nhé. Và đồng thời với khúc gỗ to bạn có thể ghép được nhiều hơn.

Yêu cầu: Cây trồng phải chắc chắn và không bị dịch chuyển. Các lan đai châu phải được phân bố sao cho đều trên khúc gỗ ghép để đảm bảo được tính thẩm mỹ của giỏ lan

Ghép lan trên trụ gỗ

Phương pháp cuối cùng chúng ta tìm hiểu ngày hôm nay là ghép lan trên trụ gỗ. 

  • Chất liệu cần chuẩn bị là gỗ, có thể là gỗ nhãn hay gỗ lũa…
  • Hình dáng: có rất nhiều hình dáng trụ khác nhau tùy thuộc vào chất liệu, tuy nhiên bạn cũng có thể ghép được nhiều cục để sáng tạo ra những có hình thù bạn mong muốn.
  • Tương tự như phương pháp ghép trên giò gỗ tuy nhiên có điểm cần chú ý là phải cố định chân trụ sao cho giữ trụ thật chắc chắn.
Xem thêm  Cách trồng nấm kim châm đơn giản - ít bệnh - nhanh thu

Yêu cầu: Chân trụ sao cho thật chắc chắn với hình dáng trụ gỗ phải có được tính thẩm mỹ cao.

Hướng dẫn chăm sóc lan đai châu ( đẹp và bền hoa)

Nước tưới (giữ ẩm)

Kỹ thuật chăm sóc lan đai châu vô cùng đơn giản. Yếu tố đầu tiên không thể thiếu trong quá trình chăm sóc lan đai châu là yếu tố nước.

Với lan đai châu, độ ẩm cần thiết để giúp cây có thể sinh trưởng phát triển tốt nhất là khoảng từ 70 đến 80%. Với khoảng thời gian mùa hè bạn có thể tưới nước cho cây từ 2 đến 3 lần/ngày nếu bạn trồng trên miếng gỗ haycác vật thể khác ngoài chậu.

Trong trường hợp bạn trồng trong chậu với vỏ cây hoặc thân thì có thể tưới cho cây khoảng từ 2 đến 3 lần/tuần. Tuy nhiên hãy lưu ý phải để sao cho khô rễ giữa 2 lần bạn tưới cũng như không được để rễ lan đai châu bị úng nước trong chậu. Nếu trong trường hợp bạn để bị úng nước thì dẫn đến tình trạng cây sẽ bị chết.

Dinh dưỡng

Dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nuôi trồng lan đai châu sinh trưởng tốt tươi. 

Bạn hãy bón phân chỉ khi nhận thấy cây đã bắt đầu mọc lá hoặc đầu rễ có màu xanh. Bạn có thể bón phân cho lan đai châu với cả hai loại vô cơ cũng như hữu cơ.

Đối với loại phân vô cơ, bạn cần phải bón hàng tuần, với lượng một nửa muỗng cà phê thì bạn hãy cho 4 lít nước nhé. Với phân bón cho cây có thể là 30-10-10 cho mùa xuân cũng như mùa hè hay bạn có thể đổi thành 10-20-30 vào cuối.

Những lưu ý trong quá trình chăm sóc

Trong quá trình chăm sóc lan đai châu thì có rất nhiều lưu ý cần nhớ. Bây giờ hãy cùng mình tìm hiểu nhé.

Thời kỳ nghỉ ngơi của lan đai châu thường là vào mùa đông và quãng thời gian này rất quan trọng. Nếu bạn không chăm sóc lan đai châu tốt thì lan của bạn sẽ không cho ra hoa hoặc trầm trọng hơn là sẽ chết đấy nhé.

  • Nhiệt độ vào mùa đông ban ngày lan đai châu cần là khoảng từ 68 đến 73°F hoặc 20 đến 23°C.
  • Nhiệt độ thời gian ban đêm đặc biệt không được phép dưới 60°F hoặc 16°C.
  • Độ ẩm thích hợp nhất là từ 50 đến 60%, nếu độ ẩm quá thấp thì bạn cần phun nước vào buổi sáng tuy nhiên không nên phun quá nhiều.
  • Ngưng tưới nước hoặc tưới rất ít trong mùa đông vì cây cần phải để khô lá cũng như rễ trước khi trời tối nhé.
  • Đồng thời hãy ngưng bón phân vào khoảng thời gian này.

Lời kết

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về loại cây lan đai châu rồi. Với sắc màu rực rỡ, hương thơm ngào ngạt cùng những kỹ thuật trồng và chăm sóc vô cùng đơn giản thì chắc chắn lan đai châu là một lựa chọn tuyệt vời để bạn trồng tại nhà.

Chúc bạn có những chậu lan đai châu thật rực rỡ!

Rate this post