Người Việt Nam sử dụng gừng rất nhiều trong các món ăn. Đồng thời nó cũng là 1 vị thuốc tốt điều bị bệnh hiệu quả.
Nếu bạn chưa rõ cách trồng gừng như nào để cho năng suất cao. Thì bạn có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây của #higlumcom. Chắc chắn bạn sẽ có được những bụi gừng sai củ đấy!
Table of Contents
Gừng là cây gì? Tìm hiểu về đặc điểm cây gừng
Gừng được xếp vào nhóm cây thân thảo với tuổi đời dài. Thân cây nếu chăm sóc tốt thì có thể cao đến 1,5m là bình thường. Chúng phát triển thẳng đứng. Các bẹ lá ôm sát lấy nhau.
Đặc điểm hình thái
Các lá gừng là lá đơn mọc chếch nhau. Lá mỏng và có màu xanh đậm giống hình mũi mã. Đầu lá nhọn. Lá không có lông và gân nổi ở chính giữa. Lá gừng có mùi thơm rất dễ chịu.
Củ gừng mọc ở dưới đất. Mỗi củ lại có nhiều đốt. Mỗi đốt lại có nhiều mầm khác nhau. Từ những mầm này sau đó chúng sẽ phát triển thành chối hay cây mới nếu tách ra và trồng. Củ gừng màu vàng nhạt và thơm. Có nhiều xơ chạy dọc củ. Hương bị cay nồng. Đây cũng là bộ phần được dùng chủ yếu của cây gừng.
Thay vì mọc ra từ thân cây thì hoa gừng lại mọc ra từ củ. Mỗi bông hoa dài cỡ 1 ngón tay út với cuống hoa gần bằng 1 gang tay. Các hoa mọc sát nhau và có màu tính nhạt. Các cánh hoa mỏng với đài hoa ngắn bao quanh. Điều đặc biệt là gừng thu hoạch sớm thì sẽ không cho hoa nữa.
Có nên trồng gừng không? Tác dụng của gừng là gì?
Ẩm thực Việt không thể thiếu gừng. Nó xuất hiện trên đĩa mứt tết hay trong các món ăn có tính hàn, hoặc làm cháo chè. Vì chúng có tính ấm nên ăn vào mùa lạnh càng tuyệt vời hơn.
Ngoài ra đây cũng là vị thuốc chữa được nhiều bệnh như viêm họng, cảm lạnh, điều chỉnh thân nhiệt. Ngâm chân để thư giãn, giảm đau cơ thể tốt.
Cách trồng gừng trong thùng xốp đơn giản cho gia đình
Hiện nay nhiều gia đình áp dụng cách trồng gừng trong bao xi măng hay thùng xốp. Vì đơn giản mà lại cho năng suất cao. Đồng thời tiết kiệm được diện tích đất. Nếu bạn chăm sóc tốt thì việc gừng cho nhiều củ hoàn toàn được.
Lựa giống
Gừng chọn làm giống nên là những củ gừng trâu từ 10 tháng tuổi trở lên. Đồng thời chúng khỏe mạnh và không có sâu bệnh. Từ đó thì 1 cân gừng có thể trồng được tới 20 bao xi măng.
Bạn nên ủ ẩm và tưới nước để gừng nhú mầm rồi hãy đem trồng.
Chuẩn bị đất
Đất trồng gừng thì chỉ cần đảm bảo nhiều bộ dinh dưỡng, có nhiều mùn cũng như các loại phân hữu cơ là được. Nhưng cũng cẩn đảm bảo đất có khả năng thoát nước tốt để không bị úng ngập. Nếu muốn tăng độ dinh dưỡng cho đất thì có thể lấy 7 phần đất trộn cùng 3 phần phân hữu cơ hoai mục là được. Trước khi trồng nên phun thuốc diệt trừ nấm cho đất.
Hướng dẫn trồng
Muốn cây phát triển tối đa và cho nhiều củ thì khoảng cách mỗi cây được khuyến cáo là 30cm. Nếu trồng thành hàng thì cần đảm bảo 2 hàng liền kề cách nhau 40cm. Củ giống chỉ cần đặt sâu 1 ngón tay là được.
Bạn nên ủ gừng trước khi trồng. Để nguyên tầng rồi xếp thành đống cho dễ thoát nước là được.
Sau đó thì ngày tưới nước bằng bình xịt cho cây 2 lần. Nhớ là phủ thêm 1 lớp đất mịn mỏng ở trên cùng để cây không bị thiếu ẩm. Chú ý kiểm tra gừng thường xuyên. Nếu mắt bị chín ép thì cần loại bỏ ngay lập tức.
Đợi đến khi gừng bắt đầu nhú mầm thì tách từng đốt gừng ra. Đợi vết cắt lên sẹo thì dùng thuốc diệt nấm, sâu bệnh tưới cho nhánh gừng. Sau đó mới đem trồng.
Mỗi bao xi măng trồng gừng chỉ cần khoảng 5 cân đất mà thôi. Cùng với đó thì mỗi bao cũng chỉ nên trồng từ 2 đến 3 mắt là được. Chú ý khi trồng phải để mắt mầm hướng lên trên. Trồng xong thì phủ thêm 1 lớp đất mịn mỏng lên. Dùng tay ấn chặt để các nhánh gừng không bị lung lay là được.
Chăm sóc sau khi trồng
Khoảng 60 ngày sau khi trồng thì gừng sẽ đâm ra nhiều nhánh con. Lúc này nên duy trì ngày tưới nước cho nó 2 lần. Đồng thời thì vun gốc và loại bỏ cỏ dại cho cây. Cùng với đó thì thay bọc mới để gừng phát triển là được.
Thông thường theo tính toán thì cứ 1 ha gừng cần khoảng 20 tấn tro trấu, rơm mục hay cây cối ủ cùng BIMA. Trong đó đã có sẵn Trichoderma. Ngoài ra còn cần thêm 1 đến 1,5 tấn vôi bột. Khoảng 110N – 30 P2O5 – 100K2O. Những nguyên liệu này chia thành 5 đợt bón cho cây.
Đầu tiên là bón lót thì dùng hết vôi bộ và chỉ 20% lượng phân là đủ.
Sau đó thì tiến hành bón thúc và chia thành 4 đợt khác nhau. Mỗi đợt lấy 20% số phân còn lại. Mỗi đợt cách nhau 30 ngày. Đợt đầu tiên sau 30 ngày trồng.
Thu hái
Sau khoảng 7 đến 8 tháng trồng thì bạn có thể dùng củ được rồi. Chỉ cần nhẹ nhàng tránh để dụng cụ đào trầy củ là được.
Nhìn chung thì trồng gừng không hề khó mà còn có được năng suất cao nữa. Chỉ cần vài tháng là gia đình bạn có ngay loại gia vị thơm ngon này rồi đấy!
Xem thêm:
- Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa hồng leo
- Ý nghĩa lan Dendro
- Có nên trồng nấm linh chi hay không?
Hướng dẫn trồng gừng thủy sinh – siêu đơn giản và thú vị
Cách trồng gừng thủy sinh cực kỳ đơn giản. Chỉ cần vài thao tác nhỏ là từ 1 mẩu gừng nhỏ tí đã có được 1 cây gừng thủy sinh đẹp tuyệt vời rồi. Vậy là có được một chậu cây cảnh để bàn đẹp mắt.
Xử lý giống
Cách trồng gừng này khá đơn giản. Bạn thấy nhánh nào có mầm rồi thì tách nó ra khỏi nhánh chính. Hoặc để nguyên nhánh chính cũng được. Bởi vì cách này không quá đề cao năng suất cho lắm.
Hướng dẫn trồng
Lấy 1 que tăm xiên vài lỗ vào củ gừng, mục đích là để nước dễ ngấm vào hơn. Sau đó ngâm củ gừng vào cốc nước sạch. Chỉ cần đặt củ gừng ngập 1 nửa trong nước là được rồi. Chú ý là mầm đã nhú thì quay lên trên. Nếu để chìm xuống dưới thì nó sẽ bị thối.
Đều đặn cách ngày thay nước cho nó 1 lần. Sau khoảng 5 đến 7 ngày thì củ gừng bắt đầu có mầm và rễ. Lúc này gừng sẽ cực kỳ mau ra rễ và có lá xanh. Cuối cùng đặt nó ở nơi thoáng mát và có nắng nhẹ là được.
Phương pháp chăm sóc
Thông thường khoảng 14 đến 20 ngày sau trồng thì gừng đã xanh tốt và đẹp rồi. Lúc này nếu thích làm cảnh thì bạn chuyển sang chậu hay bình cho đẹp mắt.
Hoặc không thì nhiều người có thể đang trồng thủy sinh rồi chuyển sang trồng trong đất cũng được.
Lời kết
Với cách trồng gừng chúng mình đã hướng dẫn ở trên, hi vọng các bạn cũng sẽ trồng được những bụi gừng xanh tốt, sai củ. Để cả nhà luôn có sẵn loại gia vị thơm ngon này dùng thường xuyên.
Tham khảo :