10 tác dụng của cây bạc hà – cách dùng và lưu ý quan trọng

Bạc hà hay còn có tên gọi khác là húng lủi. Đây là loại thực vật thường được dùng làm rau thơm, rau gia vị trong nhiều món ăn ngon. Không những thế bạc hà còn là vị thảo dược quý mà gia đình nào cũng nên trồng trong vườn nhà.

Trong bài viết hôm nay, cùng #higlum tìm hiểu về cây bạc hà này nhé!

Tìm hiểu về đặc điểm cây bạc hà

Bạc hà vốn là giống cây thân thảo, có tuổi đời lâu năm. Cây mọ đứng hoặc bơi bò, phân nhánh, chiều cao lên đến 60 – 80cm. Thân cây hơi vuông, lớp vỏ ngoài có nhiều lông ngắn, màu tím nhạt hoặc xanh.

Tác dụng cảu cây bạc hà (Nguồn: higlum)
Tác dụng cảu cây bạc hà (Nguồn: higlum)

Cây bạc hà có mùi the mát, vị cay tê tê do hàm lượng tinh dầu menthol cao. Không chỉ có tác dụng gia tăng hương vị món ăn, bạc hà còn có tác dụng phòng chống và điều trị nhiều căn bệnh như ho, cảm mạo, nhức đầu, hôi miệng…Ngoài ra còn có tính kháng khuẩn, sát trùng hiệu quả.

Một số đặc điểm giúp bạn nhận biết cây bạc hà như:

  • Cây bạc hà là cây thân thảo, sống được lâu năm
  • Thân cây bạc hà màu tím hoặc xanh
  • Lá cây bạc hà hình hơi thuôn tròn như quả trứng, mép lá có răng cưa.
  • Cây bạc hà có mùi thơm the mát tự nhiên, ở tất cả bộ phận của cây đều có mùi, mùi rất dễ nhận biết.

Theo kết quả phân tích thành phần trong cây bạc hà chứa rất nhiều tinh dầu, phần lớn trong số đó là menthol. Ngoài ra còn có nhiều hoạt chất khác giúp cho bạc hà có mùi hương dễ nhận biết và những tác dụng chữa bệnh thần kỳ.

Xem thêm  Hướng dẫn trồng rau cần nước đơn giản tại nhà - năng suất gấp đôi

Tuy nhiên mỗi loại bạc hà sẽ có một hoạt chất cay khác nhau. Loại bạc hà cay chứa hoạt chất này cao gấp nhiều lần so với các loại bạc hà bình thường.

Cần lưu ý gì khi sử dụng cây bạc hà trị bệnh
Cần lưu ý gì khi sử dụng cây bạc hà trị bệnh

Những lưu ý khi sử dụng cây bạc hà

– Liều lượng bạc hà được khuyên dùng mỗi ngày là 0,4 ml. Nếu dùng bạc hà quá liều sẽ gây nên các tác dụng phụ như nhức đầu, chóng mặt hay phát ban. Nguy hiểm hơn có thể gây co giật.

– Tinh dầu bạc hà không tốt cho trẻ sơ sinh vì nó có thể gây ra vấn đề về đường hô hấp, do đó không nên dùng bạc hà với trẻ.

– Bạc hà có thể phản ứng với một số loại thuốc kháng sinh acid và cyclosporine.

– Bạc hà không được dùng với người mắc bệnh tim vì có thể gây chậm nhịp tim.

– Bạc hà cũng không thích hợp với phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

Xem thêm:

Có nên sử dụng bạc hà? Tác dụng cây bạc hà là gì?

Bạc hà  từ lâu đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh. Một số công dụng nổi bật của bạc hà như:

Giúp làm đẹp, tác dụng giảm cân

Bạc hà được biết đến với công dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa, tăng cường sự hấp thụ chất dinh dưỡng và quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Do đó dùng lá bạc hà sẽ có tác dụng giảm cân rất hiệu quả.

Một số mẹo làm đẹp với lá bạc hà như:

  • Rửa sạch một năm là bạc hà, để ráo nước rồi giã nát. Sau đó đắp lá bạc hà đã giã nát vào vùng da bị mụn hay sẹo thâm sau mụn. Đắp một thời gian bạn sẽ thấy mụn và sẹo thâm được cải thiện đáng kể, làn da cũng sáng khỏe và đẹp hơn.
  • Xay nhuyễn hoặc giã nát một nắm lá bạc hà, thêm 1 thìa mật ong rồi trộn đều. Sau đó bạn bôi hỗn hợp này lên da mặt sau khi đã làm sạch da. Phương pháp này có tác dụng làm sáng da và se khít lỗ chân lông hiệu quả.
  • Bạc hà kết hợp với một số loại thảo dược khác có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chữa cảm mạo, ho, đau  nhức đầu hiệu quả.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, chữa cảm mạo, ho, nhức đầu
  • Bên cạnh đó trong bạc hà rất giàu canxi, kali, vitamin B giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe.
Xem thêm  Cách trồng cây tắc chuẩn - quả chín rộ đúng dịp Tết

Giúp điều trị tiêu chảy

Thành phần trong bạc hà đóng vai trò như những enzym tiêu hóa, có tác dụng kích thích tuyến nước bọt hoạt động. Do đó hệ tiêu hóa của bạn hoạt động khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa tiêu chảy hiệu quả.

Cách dùng: Bạn thả vài lá bạc hà tươi vào cốc nước nóng. Hãm trong 5 phút  là có thể uống được. Bạn uống nước lá bạc hà này đến khi chứng tiêu chảy giảm hẳn là được.

Làm giảm triệu chứng buồn nôn

Một ly trà bạc hà nóng có tác dụng ngăn ngừa chứng buồn nôn khi đi tàu xe rất hiệu quả. Bên cạnh đó bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào khăn tay, sau đó đặt gần mũi ngửi sẽ giúp thỏa mái hơn khi di chuyển bằng tàu xe.

Điều trị nhức đầu, cảm mạo

Chuẩn bị: 

  • Lá bạc hà 6g
  • Hành hoa 6g
  • Kinh giới 6g
  • Phòng phong 5g 
  • Bạch chỉ 4g

Các bước thực hiện

– Các vị thảo dược trên bạn rửa sạch rồi để ra rổ cho ráo nước.

– Thả lá bạc hà vào bình nước sôi, hãm trong 15 – 20 phút rồi đổ ra ly uống.

– Bạn uống trà bạc hà khi còn ấm nóng sẽ có tác dụng tốt hơn khi để cho nước nguội. Sau khi uống trà bạn đắp chăn, nằm nghỉ ngơi sẽ cảm thấy cơ thể mình nhẹ nhõm và thoải mái hơn nhiều.

Bên cạnh tác dụng chữa cảm mạo, nhức đầu, bạc hà còn dùng trị hen suyễn, viêm xoang, làm sạch đường hô hấp rất tốt. Nghiên cứu cho thấy, trong bạc hà có chứa một hàm lượng lớn chất chống viêm rosmarinic acid. Do đó loại thảo dược này hiệu quả trong việc điều trị các chứng bệnh về đường hô hấp.

Với những người bị tắc mũi, nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc thả vài lá bạc hà tươi vào nước nóng sẽ giúp thông đường mũi, phòng ngừa nhiễm trùng. Không chỉ dừng lại ở đó, bạc hà được chứng minh tác dụng chữa bệnh dị ứng cho nhiễm trùng nấm và trị bệnh hen phế quản rất tốt.

Xem thêm  Cây Phú Quý có ý nghĩa gì? hướng dẫn chăm sóc và lưu ý

Giúp khử mùi hôi, đuổi bớt côn trùng

Tinh dầu bạc hà có hương thơm nhẹ nhàng. Ngoài ra còn có tác dụng làm sạch, khử khuẩn nên thường được dùng để làm sạch không khí và bề mặt trong nhà.

Ngoài ra bạc hà còn có tác dụng xua đuổi muỗi. Bạn chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào nước rồi xịt ở những nơi mà muỗi hay xuất hiện sẽ giúp chúng nhanh chóng bay biến.

Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư

Cây bạc hà được chứng minh công dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy thành phần giàu vitamin C và chất chống oxy hóa trong bạc hà giúp chống lại sự hình thành của các gốc tự do, phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Do đó bổ sung bạc hà vào thực đơn ăn uống hằng ngày cũng là cách hiệu quả để ngăn ngừa ung thư.

Chữa côn trùng cắn, dị ứng

Để chữa côn trùng cắn hay bệnh dị ứng bạn có thể giã nát lá bạc hà tươi rồi đắp vào vết cắn hay dị ứng sẽ rất nhanh lành da.

Trị hôi miệng

Hôi miệng khiến người bệnh mất đi sự tự tin khi giao tiếp. Bạc hà có hương vị the mát, không chỉ giúp tỉnh táo tinh thần mà còn có tác dụng khử mùi hôi miệng hiệu quả, đem đến cho bạn hơi thở thơm mát. Bạn có thể súc miệng bằng các loại nước súc miệng có chứa thành phần bạc hà hoặc nhai trực tiếp lá bạc hà trong miệng. (Nguồn: higlum)

Trị trầm cảm

Bạc hà có tác dụng ổn định tâm trạng và kích thích các giác quan trong cơ thể. Để giảm stress và ngủ ngon, một ly trà bạc hà vào buổi tối sẽ giúp bạn.

Làm giảm đau cơ 

Khi bị đau cơ, bạn có thể dùng dầu bạc hà xoa bóp, cơn đau nhức sẽ nhanh chóng biến mất.

Xem thêm: Hướng dẫn trồng xoài

Hướng dẫn phân biệt bạc hà và rau húng lủi

Bạc hà và húng lủi có hình dạng khá giống nhau khiến nhiều người nhầm lần. Để phân biệt, cách tốt nhất là bạn nên đưa lên mũi ngửi. Mùi của lá bạc hà khác hẳn với húng lủi.

Cách phân biệt rau húng và bạc hà

– Lá bạc hà khi ngửi sẽ có mùi hơi the cy, thơm và mát lạnh.

– Mùi của húng lủi nhẹ hơn, không thơm mạnh và ấn tượng như bạc hà.

Lời kết

Cây bạc hà có nhiều công dụng trong đời sống. Bạn trồng một vài cây bạc hà trong nhà khi cần lấy dùng rất tiện lợi và tốt cho sức khỏe.

Tham khảo:

Rate this post