Cách trồng cây măng tây hiệu quả – thu hái quanh năm

Nhìn chung cách trồng cây măng tây không quá khó khăn hay đòi hỏi kỹ thuật cao siêu nhưng để có được những khóm măng tươi tốt lại cho năng suất cao thì lại cần đến những thủ thuật cũng như một quy trình khoa học, bài bản. 

Để giúp bà con có được những vụ mùa măng tây bội thu thì chúng tôi xin gửi tới bài viết này. Hy vọng nó sẽ là cuốn cẩm nang hữu ích cho mọi nhà. 

Cây măng tây là cây gì? Đặc điểm của cây măng tây. Tác dụng của cây măng tây

Đặc điểm của cây măng tây

Nơi khởi nguồn của cây măng tây là ở các nước bên trời Âu như Anh, Đức, Tây Ban Nha hay Ireland. Sau này nó được nhập vào nước ta và được trồng nhiều năm ở các vùng như Đức Trọng – Lâm Đồng, Kiến An – Hải Phòng hay Đông Anh – Hà Nội.

Đặc điểm của cây măng tây
Đặc điểm của cây măng tây

Bởi vì đặc điểm của măng tây có thể thích ứng tốt với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở nước ta, do đó nó sinh sôi rất nhanh và dần dần được người ta trồng phổ biến hơn. Nhưng đến hiện tại thực sự vẫn rất nhiều người chưa biết đến sự hiện diện của loại rau đầy dinh dưỡng này.

Nhiều nơi người ta đặt cho măng tây danh xưng “hoàng đế dinh dưỡng”. Chỉ vậy thôi cũng đủ để bạn biết được dinh dưỡng mà nó mang lại như thế nào rồi đúng không? Chính vì thế mà giá cả trên thị trường của nó khá đắt nhưng bù lại rất ngon và bổ.

Theo nghiên cứu thì măng tây có nhiều vitamin, axit amin, sắt giúp gia tăng lượng hồng cầu được tạo nên, canxi giúp chắc xương, cùng với đó là các loại khoáng chất, đạm, chất xơ,… và vô vàn những hợp chất tốt cho sức khỏe khác. Nó không chỉ nâng cao sức khỏe cơ bắp, tốt cho đường ruột, làm đẹp da mà nó còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư tốt. Kể cả mẹ bầu hay trẻ nhỏ dùng măng tây cũng cực kỳ tốt.

Như đã nói nguồn gốc của nó là ở các nước châu Âu nhưng vì nhu cầu tiêu thụ cao nên ngoài măng tây nhập khẩu thì nước ta cũng có nơi đã tiến hành trồng nó để mang lại giá trị kinh tế.

Tác dụng của cây măng tây

Như đã nói bên trên măng tây có nhiều chất dinh dưỡng nên nó rất tốt cho sức khỏe. Cụ thể như sau:

– Nâng cao sức khỏe tim mạch. Bởi vì nó có nhiều kali nên khả năng điều hòa huyết áp tốt, cùng với đó các folate cũng nâng cao khả năng bền bỉ của tim mạch, hàm lượng chất xơ giúp giảm thiểu cholesterol xấu trong cơ thể.

Tác dụng của cây măng tây là gì?
Tác dụng của cây măng tây là gì?

– Giúp đường ruột khỏe mạnh: Trong măng tây có một chất tên là inulin, chất này giúp đường ruột hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, thúc đẩy các vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển cũng như hoạt động tốt. Ngoài ra chất xơ cũng là nguyên nhân khiến đường ruột tốt hơn.

– Hệ miễn dịch khỏe mạnh: Vì có nhiều chất xơ và protein nên nó giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh.

– Nhiều người dùng rễ măng tây chữa các bệnh về họng tốt.

– Măng tây có khả năng chống viêm nên người ta dùng nó để ngăn ngừa bệnh tim cũng như tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra nó cũng có khả năng ngăn ngừa bệnh sỏi thận, sỏi mật hay viêm bàng quang tốt.

– Trong măng tây có glutathione là 1 chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ da dưới tác dụng của ánh mặt trời.

Xem thêm  Có nên trồng [ Cây Hồng Môn ] không? ý nghĩa và cách chăm sóc

– Nhờ hàm lượng vitamin K mà dùng măng tây sẽ giúp máu đông nhanh hơn đồng thời củng cố xương chắc khỏe.

– Glutathione là chất chống oxy hóa có khả năng ngăn ngừa ung thư rất tốt đã được chứng minh.

– Vì có nhiều vitamin và các chất oxy hóa đồng thời lại không có nhiều calo nên các chị em hay dùng măng tây để làm đẹp, giảm cân.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây măng tây cho năng suất cao nhất

Ươm cây

Có thể nói đây là điều tiên quyết xem bạn trồng có thành công hay không nên cần chọn hạt giống kỹ càng.

– Hạt nào cũng có vỏ rất cứng, măng tây cũng không ngoại lệ. Do đó trước khi trồng nên ngâm hạt với nước ấm 50 độ hoặc không thì hòa 3 phần nước lạnh và 2 phần nước sôi là được. Ngâm 1 ngày. Mỗi lần chà hạt cách nhau 4 giờ đồng thời thay nước luôn.

– Khi đã ngâm đủ thời gian thì êm ủ với khăn ẩm 1 ngày sau đó lấy hạt rửa sạch. Việc ngâm rửa lặp lại tiến hành trong 2 ngày. Sau đó thì hạt có thể nhú mầm. Hạt nào chưa nảy mầm thì tiếp tục công đoạn ngâm ủ thêm  1 ngày nữa. Khi nào hạt nứt nanh hết là được.

– Tiếp theo là gieo hạt. Tốt nhất đất trồng nên trộn phân hữu cơ, xơ dừa hoặc tro trấu mỗi thứ 1  phần, cùng với 2  phần đất thịt là được.

– Gieo các hạt xuống đất ở độ sâu 1 đến 2,5cm là được. Tiếp theo thì phủ một lớp mùn mukc mỏng lên và tưới nước là được. Sau đó tiến hành tưới nước bón phân như các cây giống khác. Thường thì sẽ gieo cây con ở vườn ươm 3 đến 6 tháng. Theo tính toán 1ha măng cần 450 đến 500g hạt giống và thu được 22 đến 25 ngàn cây con.

Chuẩn bị vườn trồng

– Tốt nhất nên chuẩn bị đất phù sa, đất thịt nhẹ hay các loại đất đỏ bazan đất nham thạch, núi lửa,…Cũng có thể dùng các đất có thể cải tạo sao cho tơi xốp, cung cấp độ ẩm cũng như dinh dưỡng cho cây là được. Nhưng dù đất nào cũng cần đảm bảo rễ măng không chạm đến phần đất sét hay phần đất phèn, hay mực nước ngầm, tối thiểu cách 50cm. Đất phèn, đất nhiễm hóa học không trồng.

– Độ dốc của đất không quá 5 đến 10% là được.

– Nên dùng mương máng rộng 1,5 đến 2m quanh khu trồng măng. Độ sâu cũng tương tự độ rộng để thoát nước cũng như điều chỉnh lượng nước. Có thể trồng cùng các cây cảnh để ngăn gió bão.

Lên luống cho vườn

– Trước khi lên luống nửa tháng thì tiến hành làm sạch cỏ cho cây cũng như làm sạch các mầm bệnh có trong đất. 

– Cải tạo đất theo các cách sau để nâng cao chất lượng đất.

Bước 1: Lấy 1 đến 3 tấn vôi bột bón cho ruộng cùng với cát đen dày chừng 20 đến 30cm. Sau đó trộn cùng đất mặt đến khi đạt tỉ lệ đất/cát là 50/50 là được. Đất phải tơi xốp. Nếu đất trồng là đất cát đã đạt tỉ lệ này rồi thì không cần pha cát nữa.

Bước 2: Có thể dùng 20 đến 50 tấn phân xanh bón cho ruộng, hoặc phân chuồng hoai mục và Trichoderma, phân hữu cơ, phân vi sinh, thành từng lớp dày 20 đến 30cm rồi trộn với đất mặt.

Bước 3: Làm rãnh thoát nước độ sâu chừng 20 đến 60cm và độ rộng tương đương.

Bước 4: Dùng một lớp đất dày chừng 1 gang tay phủ lên mặt luống. Có thể bón thêm vôi hoặc 1 đến 2 tấn phân lân là được. Cùng với đó là dùng thuốc trừ sâu, diệt nấm. Tiếp tục thêm 1 lớp cát dày chừng 1 gang tay để san nền nữa. Cuối cùng đảo đều để được lớp đất cát pha 50/50  dày từ 20 đến 40cm là được.

Bước 5: Cuối cùng, có thể thêm 10 đến 50 tấn phân xanh cùng với phân chuồng đã phơi ải cùng với chế phẩm trichoderma. Cũng có thể dùng phân trùn quế hay các phân hữu cơ tốt, phân vi sinh vật để thay thế cũng được. Trộn đều và được 1 lớp đất dày từ 20 đến 30cm. Trộn cùng lớp đất đã chuẩn bị ở bước 4 là được. 

Xem thêm  Trồng Hoa Hồng có khó không? cách chăm sóc và lưu ý

– Sau khi làm xong 5 bước thì đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng cũng như có khả năng thoát nước đã hoàn thành. Độ dày của đất chừng 1 đến 1,2m. Làm rãnh thoát nước chừng 60 đến 80cm là được. Rãnh thoát nước này đảm bảo khi trồng măng không lo bị ngập nước hay nhiễm phèn gì cả. 

– Cải tạo đất xong thì bạn sẽ lên luống. Khi trồng măng tây cần chọn đúng hương trồng thì năng suất mang lại mới cao/ Theo kinh nghiệm của nhiều người thì trồng măng tây ở hướng Đông Tây là tốt nhất. Như vậy cây sẽ hấp thụ đủ ít nhất 7 đến 8 tiếng mỗi ngày. 

– Kích thước luống cũng nhưng nhiều yếu tốt khác thì cần phụ thuộc vào điều kiện nơi trồng để thay đổi sao cho thích hợp. Nhìn chung nếu trồng đơn thì nên để độc cao chừng 30 đến 60cm còn rộng chừng 50 đến 60cm là được. Tròng hàng đôi thì chiều cao luống không thay đổi nhưng chiều chiều rộng cần tăng lên 120 đến 150cm.

– Trong khoảng thời gian chờ ươm giống măng tây khoảng 2 đến 3 tháng thì bạn có thể trồng thêm vụ đậu để cải tạo đất đồng thời cũng tăng thêm thu nhập.

Tiến hành trồng cây

– Một cây con đạt tiêu chuẩn thì phải có màu xanh hấp dẫn, không bị bệnh, chiều dài thì đạt từ 25 đến 30cm là được. 

– Hố trồng cây chỉ cần sâu 50cm, còn việc trồng hàng đơn hay hàng đôi thì còn phụ thuộc vào điều kiện địa ký để bà con lựa chọn. 

Nếu trồng hàng đơn thì mỗi ha cần 18 ngàn cây con, mỗi cây cách nhau chừng nửa mét và hàng cách nhau từ 1,2 đến 1,5m là được.

Khi trồng hàng đôi thì mỗi ha cần 27 ngàn cây còn, khoảng cách cây cũng như khoảng cách hàng không thay đổi

– Trồng cây xong cần lấy đất ở hai bên mép luống vun vào gốc cây, sau đó dùng đất vụn phủ một lớp đất mặt dày chừng 5cm là được, lớp đất này sẽ giúp giữ rễ được chắc chắn cũng như cây được đứng thẳng hứng được nhiều ánh nắng để quang hợp hơn. Đồng thời khi vun đất thì hai bên mặt luống trồng cần làm nghiêng đi để tránh đọng nước. Sau đó mỗi ngày đều tưới nước đều đặn, tưới nhẹ để nước thấm thấu đều. Khi bón phân thì bón phân qua rãnh. Cũng có thể áp dụng cách tưới nhồi nghĩa là tưới 1 tiếng nghỉ 1 tiếng. Cũng có thể tưới giọt để giữ ẩm cũng được. 

– Khi trồng cần thường xuyên theo dõi cây trồng để nếu thấy cây có dấu hiệu bệnh hoặc hỏng thì cần tiến hành bổ sung kịp thời, tránh tình trạng nặng thêm.

Chăm sóc và bón phân

– Tiến hành trẻ hóa ruộng măng khi các bụi măng đã có dấu hiệu ngả vàng, lúc này măng đã giả, năng suất và chất lượng không còn cao nữa. Lúc này tiến hành chăm sóc kỹ nhưng cây măng còn trẻ nhỏ bỏ cây nào già cỗi. Một cây măng mẹ có thể sống với vòng đời giá trị từ 2 đến 3 tháng. 

– Thông thường người ta hay dùng ngói âm dương để be bờ các luống măng. Cách làm này vừa giữ được nhiều chất dinh dưỡng cho cây lại giúp luống măng vững chắc hơn. 

– Nửa tháng sau trồng thì có thể bón phân cho cây cùng với đó vun gốc, xới xáo cũng như làm cỏ để tránh cỏ dại hại gốc cây. Lượng phân bón cho cây chỉ cần khoảng 150kg cho 1ha là được.

– Sau nửa tháng làm lại quy trình này. Lượng phân NPK tăng theo tuổi cây. Đầu tiên là 2 tạ đến 2 tạ rưỡi, 3 tạ.

– Thu hoạch xong cần bón thêm phân cho cây. Nếu dùng phân hữu cơ thì dùng mỗi ha 10 đến 20 tấn  hoặc có thể dùng 3 đến 4 tạ NPK 16-16-16 và 1 đến 2 tấn phân vi sinh vô cơ. Cùng với đó là cắt bớt ngọn.

Xem thêm  Dây leo Cát Đằng - bí quyết trồng, chăm sóc cho nhiều hoa

Đây là giống ưa mát, thích nước nhưng lại chịu úng, chịu rét kém. Kể cả nắng nóng quá cũng khiến cây sinh trưởng kém.

Vì đây là cây ưa sáng nên cần đảm bảo cho nó tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời. Nên duy trì nhiệt độ ở mức 25 đến 30 độ C để cây phát triển tốt. Khi ít ánh sáng cây sẽ chậm lớn.

Nếu mọi thứ như nhiệt độ, cách chăm sóc,… đều tiêu chuẩn sẽ hạn chế được phần lớn sâu bệnh. Nhưng nhìn chung cây cũng có thể bị các bệnh sau.

– Đối với sâu xanh, sâu đất hay các loại côn trùng gây hại chỉ cần vun xới đất kĩ càng, làm luống cao, duy trì độ ẩm của đất, làm sạch cỏ dại, tỉa bỏ lá già là được.

– Chỉ cần làm đất thông thoáng và tưới nước cho cây phần đa sẽ ngăn được rệp, bọ trĩ vào mùa nóng.

– Nếu cây bị nấm hay virus gây hại khiến thối rễ thối gốc hay cây bị bệnh sương mai thì dùng Kasai, Daconil, Tricalphos hay Kasumin, Carbenzim, hoặc Carban,…

Nếu cây bị nấm tấn công gây ra hiện tượng thối rễ chết gốc thì dùng Dipterex 0,1% hoặc Wofatox là được.

Chăm sóc cây theo từng độ tuổi

Mỗi tháng cần có chế độ chăm sóc riêng cho măng như sau:

– Sau khi trồng được 1 tháng thì cây đã mọc coa, lúc này cắm các cọc cao tầm 1 đến 1,5m cho cây ở 2 đầu luống. Lấy dây cước nối 2 đầu luống lại và kẹp nhẹ thân cây ở giữa để tránh thân nghiêng ngả.

Cùng với đó bón thêm vôi pha nước, phân lân cũng như NPK 16-16-8 cho cây vừa giúp cây mau lớn lại hạn chế bệnh.

– Lúc cây được 2 tháng thì cũng đã có nhiều thân mới, khi đó thì tỉa bớt thân nhỏ, yếu, sâu bệnh. Mỗi bụi chỉ nên giữ lại từ 3 đến 4 cây mẹ là được. 

– Khi cây được 3 tháng thì chăng thêm dây để vừa với độ cao của cây. Vun đất ở gốc cao lên kín gốc để bảo vệ rễ. Luống măng nên cao hơn mặt đất từ 60 đến 80cm.

Cắt bỏ cây già hay cây còi, cùng với đó cắt lá sát gốc cây. Bón phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục, trùn quế, xơ dừa,… cùng với NPK 16-16-16-9+TE và Better HG01 để thúc cây phát triển tối đa.

– Thời điểm cây được 4-5 tháng thì cắt bỏ cây già hay nhỏ quá, cành rậm rạp cũng bỏ đi, đồng thời làm sạch cỏ và vun gốc. Cùng lắm chỉ nên giữ lại 5 đến 6 cây mẹ khỏe thôi. Sau đó dùng NPK 16-12-8-11 + TE để bón cho cây thúc cây ra nhiều cây con.

– Khi cây được 6 đến 9 tháng thì cắt ngọn ở các cây mẹ, mỗi bụi chỉ nên giữ chiều cao tầm 1m đến 1m2 là được để cây trổ măng non. Cùng với đó là vun gốc, tưới phân NPK loại 15-15-15 để cây mẹ có nhiều dinh dưỡng để măng con.

Khi trồng cần thường xuyên làm cỏ, những cây già, nhỏ hay thiếu dinh dưỡng thì nên nhổ bỏ, cây cao quá hay cành lá rậm rạp cũng cần được cắt tỉa bớt. Mục đích để giúp cây thông thoáng hơn.

Thu hoạch măng

Khi măng đã được như ý thì nên thu măng mỗi ngày vào lúc sáng sớm và chỉ chọn những búp măng đã nhô khỏi mặt đất chừng 25 đến 30cm và còn búp thôi.

Không nên thu măng vào ngày mưa vì các vết bẻ gặp nước dễ hỏng cũng tạo điều kiện để bệnh tấn công. 

Thu hoạch măng xong cũng không tưới phân vì phân dính vào các vết bẻ ngấm xuống rễ làm cây xót và có thể chết. Khi vào mùa đông thì cây ngả vàng là trạng thái ngủ đông, nó diễn ra khi nhiệt độ dưới 15 độ. Lúc này cắt cây cách mặt đất 10cm, sau đó xới đất xuống sâu 10cm mục đích là phơi ải đất. (nguồn : higlumcom)

Kết luận

Vậy là chúng mình đã giới thiệu xong cách trồng cây măng tây rồi đấy! Bạn thấy chúng cũng không quá khó khăn đúng không? Hãy cùng chia sẻ với chúng mình thành quả của các bạn nhé!

4.6/5 - (11 votes)