Phong lá đỏ – được một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, … coi như loài cây biểu tượng của quốc gia.
Với màu lá đỏ đặc trưng, hiện nay Phong Lá Đỏ được trồng ở nhiều nơi trên thế giới như một loại cây phong thủy.
Trong bài viết này, hãy cùng higlum.com tìm hiểu về đặc điểm, cách trồng – chăm sóc và những lưu ý giúp cho cây sống tốt lên màu đỏ đẹp khi trồng tại Việt Nam nhé.
Table of Contents
Phong lá đỏ là cây gì? đặc điểm và cách nhận biết
Phong lá đỏ có kích thước khi trung bình khi trưởng thành tầm khoảng 15m, là một loài cây thân gỗ.
Khi còn nhỏ, thân cây có màu xám trắng và khá mịn. Khi trưởng thành, thân cây dần chuyển sang màu xám và xù xì sẫm màu. Cành cây có màu tối hoặc đỏ tươi, cành khá lớn chứ không hề nhỏ.
Lá phong đỏ nhìn như hình trái tim với 3 thùy tạo lên những răng cưa nhỏ. Khi còn nhỏ lá sẽ có màu đỏ, khi lá già lá dần héo lại và chuyển sang màu xanh sẫm.
Cây sẽ rụng lá vào mùa đông, lúc này rừng lá phong chuyển sang màu đỏ hoặc cam. Cảnh tượng mà hầu như chúng ta đã bắt gặp trên bộ phim tình yêu lãng mạn nào đó (nguồn : higlum.com).
Vào những ngày cuối của mùa hè, quả của cây lá phong đỏ sẽ chín. Chúng xuất hiện thành các cụm trên thân cây. Để chọn làm giống, cần lựa những hạt màu đỏ từ quả của cây trên 4 năm tuổi.
Hiện nay, ở nước ta đã có rất nhiều nơi trồng thành công loại cây này. Khi giao mùa, lá phong chuyển màu tạo lên một không gian đẹp rực rỡ.
Hướng dẫn trồng và chăm sóc phong lá đỏ tại Việt Nam
Để có thể phát triển tốt tại một môi trường mới như nước ta, người ta đã lai tạo chúng cho phù hợp với điều kiện môi trường mới. Có 2 cách nhân giống phổ biến là cắt mầm từ gốc và gieo hạt.
Kỹ thuật trồng phong lá đỏ
Điều kiện môi trường
Khoảng từ 15 đến 25 độ C là điều kiện tốt cho cây phong lá đỏ phát triển do đặc điểm đây là cây chịu nóng kém, ưa mát.
Không chịu được hạn lâu ngày, phong lá đỏ cần được bổ sung nước tưới thường xuyên. Đất trồng cần luôn đảm bảo đủ độ ẩm cũng như thông thoáng, tránh ngập úng.
Điều kiện ánh sáng và nước
Phong lá đỏ có thể sống tốt tại nơi có một phần bóng râm, ưa thích nơi có nhiệt độ và ánh sáng vừa đủ. Không nên trồng ở những khu vực thường xuyên có nắng gắt hay nơi có gió mạnh thổi.
Nếu như trồng trong chậu, vào mùa hè cần di chuyển đến nơi có ánh nắng nửa ngày, hoặc nơi có nắng nhẹ.
Xem thêm:
Thực hiện nhân giống và trồng
Để trồng cây phong lá đỏ từ hạt, bạn cần chọn những hạt giống màu đỏ sẫm từ cây lớn hơn 4 tuổi. Mùa thu là khoảng thời gian thích hợp để bắt đầu trồng phong lá đỏ.
Ngâm hạt khoảng 1 đến 2 ngày trong nước ấm (2 sôi – 3 lạnh) để giúp kích thích hạt nảy mầm. Sau đó cho hạt vào ngăn mát tủ lạnh với thời gian tầm 3 tháng. Cây gieo từ hạt có thể đạt độ cao 4-5m, cao hơn so với cây trồng từ phương pháp cắt mầm (cho độ cao khoảng 2 đến 3.5m).
Chọn những nơi có điều kiện đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng tại khu vực có khả năng thoát nước tốt. Đào hố tùy theo kích thước của bầu ươm, nhưng khi trồng thì mặt gốc cao hơn xung quanh 25-30cm để cây có thể thoát nước tốt.
Hướng dẫn chăm sóc Phong lá đỏ
Là cây thân gỗ, việc chăm sóc phong lá đỏ cũng không tốn quá nhiều công sức. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.
Dinh dưỡng
Là cây cần nhiều dinh dưỡng, nhưng không vì thế mà bón quá nhiều dẫn đến cây bị sốc. Trong 3 năm đầu tiên, cần thường xuyên bón với lượng hợp lý. Đây là thời điểm cây phát triển và hoàn thành bộ rễ.
Thời điểm thích hợp bón phân hàng năm là tầm giữa tháng 2.
Nếu trồng trong chậu, bạn có thể thay đất vào khoảng thời gian đầu năm. Tránh thay đổi vào thời kỳ cây rụng lá.
Phong lá đỏ có ý nghĩa gì? Có nên trồng hay không?
Là một loại cây khá được ưa chuộng để trồng phong thủy, có ý nghĩa mang đến may mắn và tài lộc cho gia chủ. Người trồng phong lá đỏ thường có suy nghĩ tích cực, làm những việc tốt lành.
Mệnh gì thì phù hợp trồng phong lá đỏ? Theo thuyết ngũ hành thì mệnh Thổ và mệnh Hỏa là rất hợp với loài cây này. Người thuộc mệnh này, khi trồng phong lá đỏ sẽ tăng thêm phần may mắn, giống như bùa hộ mệnh của mình.
Như vậy, higlum.com đã cùng bạn tìm hiểu về cây phong lá đỏ với nguồn gốc, đặc điểm – cách trồng, chăm sóc. Hi vọng qua bài viết này, bạn đã sẵn sàng sở hữu cho mình một cây lá đỏ rực rỡ này. Hẹn gặp lại bạn trong bài viết chia sẻ về giống hồng Vân Khôi.