Lan bạch nhạn là gì? cách trồng, chăm sóc và lưu ý

Một trong những giống lan có mùi thơm nhất thì không thể không kể tới lan bạch nhạn. Chính vì thế mà rất nhiều người muốn trồng loại lan này. Nhưng thực tế chăm sóc cũng như để nó ra hoa như nào thì không hẳn ai cũng biết. 

Danh pháp của loại này là Dendrobium formosum hoặc Aerides odorata  var alba. Đương nhiên lan bạch nhạn có nhiều thông tin thú vị khác.

Cùng #higlum tìm hiểu về loại lan này cũng như cách trồng và chăm sóc lan bạch nhạn trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu đặc điểm của lan bạch nhạn

Người ta tìm thấy bạch nhạn ở nhiều nơi, nhưng chủ yếu là ở khu vực Đông Nam Á. Ở nước ta có thể dễ dàng tìm thấy loại cây này ở dãy Trường Sơn. Bạn có thể nhận biết cây thông qua các đặc điểm dưới đây!

– Đây là giống cây đơn thân, lá tương đối dày và cứng. Thân cây có thể to tầm bằng ngón tay cái hoặc nhỏ hơn. Kích thước phụ thuộc vào giống từng cây. Nhìn thoáng qua thân cây hơi có hình ziczac. Thân có thể đốm tím hay xanh vàng tùy loại. 

Chăm sóc lan bạch nhạn (Nguồn: higlum)
Chăm sóc lan bạch nhạn (Nguồn: higlum)

Lá cây dài có thể lên đến 25cm, còn không thì toàn dao động tầm 15cm. Mỗi lá có thể to từ 2 đến 4cm. Tùy mức độ già hay non của cây mà lá xanh đậm hay nhạt. Trên mặt lá có nhiều vết xước nhỏ màu trắng rất lạ. 

– Rễ cây là rễ gió tốt quanh năm. Nó thường mọc ở thân và nách lá. Đầu rễ có thể có màu xanh tím, xanh pha trắng hoặc tím đậm. Nhìn chung ít khi có màu khác. Còn phần thân rễ đại đa số là màu trắng ngà. Màu khác dường như không có. Rễ con mới mọc sẽ rất mập và dần dần chúng sẽ dài ra để tìm nơi hút ẩm. 

– Hoa kết thành từng chùm có chiều dài tầm từ 20 đến 60cm. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng xem chùm hoa dài hay ngắn. Ví dụ như giống đã thuần chưa hay kích thước cây to nhỏ ra sao? Mỗi cần hoa có diện tích tầm từ 5 đến 9cm. 

Nhìn chung hoa mọc nhiều và xếp sát nhau. Mỗi bông hoa sẽ như 1 chiếc chén nhỏ. Thông thường mùa hoa sẽ bắt đầu khi mùa hè đến. 1 số ít các loại khác thì bắt đầu nở hoa vào mùa thu. Mỗi cần khoảng 10 bông hoặc hơn chút. Nhưng cũng có cần có thể có 25 bông.

– Màu sắc hoa lan bạch nhạn có nhiều màu nên bạn tha hồ lựa chọn. Thường thì lan rừng sẽ có màu trắng tím hoặc trắng hết. Một số rất ít sẽ đột biến và có màu khác. Cánh hoa bạch nhạn rừng nhỏ và thơm dịu. Nếu trời mát thì thời gian chơi hoa có thể là nửa tháng. Mùa nóng thì tối đa 10 ngày mà thôi.

Xem thêm  10 tác dụng của cây bạc hà - cách dùng và lưu ý quan trọng

– Thường thì cứ đến tháng 6 hoặc tháng 8 âm lịch thì sẽ nở hoa. Nhưng một số loại khác có thể nở vào dịp cuối năm, gần tết. Chỉ cần chú ý là dù nở vào mùa nào hay lúc nào thì trước khi hoa nở cần cung cấp đủ ẩm cho cây, cắt giảm lượng nước. Và tăng lượng ánh sáng cho cây là được.

Lợi ích mà giống lan này mang lại

Sở hữu vẻ đẹp dịu dàng và đằm thắm, chính vì thế đây là loại lan lý tưởng để làm đẹp không gian sống của nhà, cơ quan hay trường học. Thậm chí là cả công viên nữa. Hơn nữa đây cũng là loại lan có khả năng thanh lọc không khí tốt, nên cũng là ưu tiên khi trồng ở các nơi sinh hoạt. Vừa giúp không gian thêm xanh, thêm đẹp mà còn cân bằng không khí, tạo môi trường trong lành tuyệt vời. 

Chưa kể với mùi thơm hấp dẫn nhưng cũng rất dễ chịu mà lan bạch nhạn còn giúp giảm căng thẳng, đầu óc thoải mái hơn rất nhiều. Từ đó giảm đi các áp lực trong cuộc sống. 

Người ta cũng tận dụng lan bạch nhạn để làm nguyên liệu sản xuất nước hoa, dầu thơm hay mỹ phẩm. Nhìn chung là các sản phẩm làm đẹp cho phái nữ. Không chỉ thế, đây cũng là món quà quan trọng và tuyệt vời để tặng cho người thân, bạn bè cũng như đồng nghiệp vào những dịp quan trọng. 

Xem thêm:

Phân biệt các giống lan bạch nhạn, hoàng nhạn và hồng nhạn

Người ta hay nhầm các loại nhạn với quế tím. Vì thân và lá của chúng tương đối giống nhau. Nhưng lan quế tím thì lá cứng và dày hơn rất nhiều. lá cũng khá phẳng và tương đối thẳng chứ không khum lại. So với nhiều loại lan khác thì các loại nhạn thơm và mùi rất đặc trưng. 

Nếu là người mới chơi lan thì rất hay bị nhầm. Nhưng thực ra bạn cũng có thể dựa vào các đặc điểm dưới đây để phân biệt các loại nhạn với nhau.

Lan hoàng nhạn

So với 2 người anh em bên dưới thì loại lan này khác nhất. Chùm bông to và có xu hướng cong xuống dưới. Màu sắc hoa cũng đa dạng từ nâu đến vàng cam hay vàng. Giữa bông hay có các vệt nâu tím liền với lưỡi hoa. 

Hoa hoa xòe rộng giống như đuôi chim nhạn đang xòe ra. Sở dĩ nó có cái tên này cũng từ màu sắc của nó mà hình thành. Hơn nữa hương thơm của nó cũng rất đặc trưng. 

Xem thêm  Có nên trồng cây ngọc lan không? cách chăm sóc và ý nghĩa

Lan bạch nhạn

So với hoàng nhạn thì chùm hoa của bạch nhạn có kích thước nhỏ hơn. Cuống hoa cũng ngắn hơn. Nhưng cái này vẫn khó phân biệt. Nếu muốn phân biệt thì dựa vào đặc điểm dưới đây.

Bạch nhạn cho hoa nhỏ và không có phần lưỡi hoa xòe như hoàng nhạn. Ngược lại đuôi hoa nhọn và cụp lại. Bên dưới cùng sẽ có các chấm xanh. Xu hướng của các cánh hoa là xòe ra ngoài và để lộ lưỡi hoa. Hoa bạch nhạn màu trắng. 

Lan hồng nhạn

Người ta còn gọi nó là hồng dâu. Đây là giống cây có khuôn hoa và hình dạng thân lá không khác gì bạch nhạn. Chỉ có điều duy nhất là màu sắc hoa. Bạch nhạn thì hoa trắng, hồng nhạn thì tím hồng. Hơn nữa mùi thơm của hồng nhạn cũng đặc trưng. Thêm nữa trên hoa hồng nhạn lại có 2 mắt vàng rất dễ nhận biết.

Chú ý là hồng nhạn và quế tím là khác nhau. Bạn cần chú ý điểm này để chọn đúng được loại lan hồng nhạn mà mình yêu thích.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc lan bạch nhạn

Vì đây là giống cây có bộ rễ gió nên cần nhiều độ ẩm cũng như độ thông thoáng cao. Thường thì mức độ chiếu sáng vào tầm 20 đến 50%. Nếu trồng nhiều thì cần điều chỉnh lượng ánh sáng khoảng 3 đến 5 giờ 1 ngày. Lắp đặt thêm quạt thông gió cho thoáng vườn cũng như thêm các chậu nước để tạo độ ẩm cho cây. 

Cách trồng lan bạch nhạn

Căn cứ vào kích thước của cây mà bạn chọn loại chậu sao cho thích hợp. Từ đó có thể giúp cây có đủ không gian phát triển, đủ độ ẩm cũng như chất dinh dưỡng. Do đó bạn có thể dùng giỏ bằng đất nung hoặc gáo dừa để dùng đều được.

Giá thể trồng cây có thể trộn vỏ thông, đất mùn cũng như tro trấu, phân hữu cơ, than củi và ít vôi để đảm bảo dinh dưỡng cho cây. Nếu không đủ các nguyên liệu trên cũng như thời gian thì bạn có thể mua đất sẵn ở cửa hàng hoặc những nơi trồng cây cảnh.

Riêng giống này chỉ có thể trồng bằng những cành hay nhánh khi lấy ở rừng về mà thôi. Khi trồng bạn ghép vào gỗ hay trồng chậu đều được. 

Nếu là cây mới thì cần chú ý có giá thể trồng đã làm sạch. Còn cây tách thì có thể tưới nước liên tục cho đất ẩm, rễ không còn bám vào thành chậu chắc chắn nữa. Sau đó chừng 30p sau thì tiến hành tách lan ra khỏi giò và cho sang chậu mới.

Còn nếu là lan rừng thì bôi keo vào chỗ các vết cắt dập để tránh vi khuẩn có điều kiện tấn công vào cây. Tiếp theo phun thuốc chống nấm, vi khuẩn gây hại cũng như các loại bệnh vào thân cho cây. Treo ở nơi thoáng mát vài ngày cho khô hẳn mới mang đi trồng.

Xem thêm  Bí quyết trồng Địa Lan ra hoa đúng dịp - nở đều hoa

Cách chăm sóc cây

Cây chưa thuần mà mới trồng thì cần khoảng 20% diện tích chiếu sáng. Khi nhiệt độ ngoài trời trên 300 độ F. Còn khi nhiệt độ nhỏ hơn 20 độ thì cần tăng lượng hấp thụ ánh sáng lên thành 40%.

Cây muốn phát triển thì cần có đủ độ ẩm. Nếu lan ghép trực tiếp thì tưới 1 lần 1 ngày. Còn nhiệt độ mà cao hơn 300 độ F thì tưới 2 lần. Còn lan trồng chậu thì cũng tưới như thế nhưng giảm lượng nước đi. Miễn sao đủ sạch lá và đủ ẩm cho cây là được.

Dù là bất cứ loại lan nào thì cũng cần đảm bảo đủ ánh sáng, độ ẩm cũng như chế độ gió. Có như vậy rễ cây mới phát triển tốt. Đây cũng là điều kiện cần để cây ra hoa. 

Người ta hay bón phân khi cây đã hoặc đang trong giai đoạn phát triển rễ. Tùy vào điều kiện cũng như tình trạng của cây thì có thể dùng phân bón lá hay phân tan chậm đều được. Tốt nhất nên bón vào lúc cây phát triển. Như vậy cây sẽ có sức để phát triển hơn. Khi mùa mưa đến thì không bón phân.

Để giúp cây hấp thụ được thuốc được tốt nhất thì nên phun vào lúc trời mát và không có mưa. Khi mùa mưa đến thì tăng số lần phun thuốc lên. Cứ 10 đến 15 ngày phun 1 lần. Nên phun vào trước khi trời mưa.  

Lưu ý thêm

Theo kinh nghiệm của nhiều nhà vườn khi đem cây vào nơi có độ ẩm lớn thì hoa sẽ ra nhanh. Đồng thời không cho nước mưa cũng như gió xâm nhập vào. Thậm chí có thể thắp đèn 24/24. Sau đó chú ý lượng phân bón để kích thích cây mau ra hoa. Còn muốn giữ hoa lâu thì giảm nước tưới, hạn chế ánh sáng cũng như tránh mưa. Đồng thời khi tưới cũng chỉ tưới vào gốc thôi. Không tưới vào hoa sẽ làm nát hoa. 

Sau khoảng 1 đến 2 năm thì cây đã lớn rồi thì bạn tiến hành thay chậu cũng như giá thể cho cây. Vì căn bản dinh dưỡng không còn nhiều nữa. Thay cậu là cách kích thích cây ra rễ mới và bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây. 

Cách nhân giống cây

Không khác các loại lan giáng hương khác, người ta thường dùng cách ghép cây để nhân giống lan bạch nhạn. Cách thực hiện cũng không khác những loại lan khác. Nhưng bạn cũng cần để ý nhé! 

Nên ghép vào mùa hè lúc trời mát mẻ và nhiệt độ vừa phải. Nghĩa là vào khoảng tháng 3 đến tháng 7. Không được ghép cây vào mùa đông vì cây chắc chắn không lớn được. Khi ghép cần chú ý nhiệt độ cũng như ánh sáng để cây phát triển tốt.

Kết luận

Với những chia sẻ của chúng mình trên đây, hi vọng bạn đã có thể biết cách trồng và chăm sóc lan bạch nhạn  để có được những giỏ lan đẹp và nhiều màu sắc. Cũng như tỏa hương thơm dịu nhé! 

Xem thêm:

Rate this post