Nấm hoàng đế được trồng như thế nào? cách chăm sóc và thu hái

Trong số các loại nấm thì nấm hoàng đế được mệnh danh là loại nấm quyền lực nhất. Đúng như tên gọi nó có kích thước khổng lồ mà giá trị kinh tế cũng rất cao giúp bà con nông dân nâng cao được kinh tế. 

Tuy nhiên cách trồng nấm hoàng đế lại hơi phức tạp, cần nhiều công chăm sóc cũng như theo dõi kỹ lưỡng mới cho năng suất cao được. Để tìm hiểu cách trồng như thế nào thì cũng #higlumcom tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Nấm hoàng đế là gì? Đặc điểm của nấm hoàng đế

Ngoài cái tên là nấm hoàng đế thì nó còn được gọi là nấm sữa. Sở dĩ nó có tên gọi đầy quyền lực như vậy là vì nó có kích thước khổng lồ, to hơn bất cứ loại nấm nào khác, đồng thời nó cũng có màu trắng sữa nữa. 

Trong số các loại nấm thì nấm hoàng đế được đánh giá là có tốc độ cũng như khả năng sinh trưởng khỏe, khả năng chịu nhiệt trong khoảng rộng, ít nhất là 17 độ và tối đa là 39 độ. Do đó nấm hoàng đế rất thích hợp tự trồng tại nhà. Hơn nữa dù trồng ở nhà thì vẫn cho năng suất cao hơn bất cứ loại nấm nào khác có thể trồng tại gia.

Nguồn gốc của nấm sữa là ở các khu rừng rậm ở miền Đông Ấn thuộc phía Tây Bengal. Sau này nó đã được thuần hóa và trồng tại nhà. Việc này góp phần nhân giống loại nấm này hơn cũng như giúp con người có cơ hội được trồng, được thưởng thức thứ nấm quý giá với mức giá dễ chịu hơn/ Chính vì thế hiện nay nấm hoàng đế được nhiều người tim trồng. 

Nấm bào ngư đã cho năng suất cao nhưng nấm hoàng đế còn cho năng suất cao hơn nấm bào ngư nhiều. 

– Giá của nấm hoàng đế trên thị trường cũng không quá cao. Dao động một cân chỉ từ 100 đến 150 ngàn mà thôi. Nhưng bù lại giá trị dinh dưỡng mà nó mang đến lại cực kỳ nhiều. Thậm chí được đánh giá cao hơn cả nấm bào ngư từ 4 đến 5 lần. 

– Mặc dù nói vậy nhưng năng suất của nấm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nữa. 

Điều đầu tiên cần quan tâm là bịch phôi nấm đó nặng bao nhiêu. Nói khoa học thì là cơ chất trong bịch như thế nào còn dễ hiểu hơn là tính lượng dinh dưỡng có tỏng đất trồng nấm mà thôi. 

Bình thường thì một bịch phôi nặng 1,4 cân thì sẽ cho được 6 đến 8 lạng nấm tươi. Thực sự nếu ai nói bịch nặng bao nhiêu thì cho ra bấy nhiêu nấm thì người đó hoàn toàn không biết chút gì về trồng cấy nấm thông thường cả.

Ngoài ra năng suất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cách trồng, thời tiết, chất lượng phôi, bịch, đất môi trường xung quanh cùng nhiều yếu tố ngoài lề khác nữa.

Nấm hoàng đế có một đặc điểm rất hay chính là tơ nấm từ bịch này có thể nối liền với các bịch khác như vậy giúp người trồng dễ nuôi chung 1 cụm nấm hơn. Chính vì thế mà có thể từ 10 bịch nấm chừng 14 cân phôi thì hoàn toàn có thể cho ra những cụm nấm to chừng 4 đến 5 cân là bình thường.

Xem thêm  Top 17 loại cây ưa bóng nên trồng - đặc tính và lưu ý

Hướng dẫn trồng và chăm sóc nấm hoàng đế

Tự mua phôi nấm về trồng bằng túi nilon

Việc trồng nấm hoàng đế trong bịch bị giới hạn khá nhiều vì phôi chất có hạn nên chất lượng tai nấm cũng sẽ không thể đạt tối đa, thông thường thì nó chỉ cỡ như nấm đùi gà mà thôi.

* Bước 1: Đầu tiên bạn mở miệng bịch rồi làm sạch lớp tơ nấm già ở phía trên đi. Lớp tơ này không giúp ích được nhiều trong việc nuôi cấy nấm con mới, mà việc cạo đi sẽ tạo điều kiện cho phôi tạo quả thể. Tiếp tục dùng đất đã được xử lý phủ lên bịch với độ dày chừng 3cm là được. 

*Bước 2:: Sau đó dùng dây cột miệng bịch nấm lại như một chiếc nơm úp ngược. Sau chừng 3 ngày là tơ nấm đã bắt đầu cso dấu hiệu hồi phục, lúc này thì mở miệng bịch ra rồi cắt mấy góc ở đáy bịch để tưới nước không bị úng lại. 

* Bước 3: Khi tưới nước cho nấm chỉ nên tưới phun sương mà thôi. Không tưới nhiều, tưới mạnh. Lượng nước cũng như số lần tưới tùy thuộc vào điều kiện thời tiết để thay đổi là được. Chỉ cần bạn duy trì độ ẩm cho phôi nấm đạt từ 85 đến 90% là được. Nhiệt độ của đất phôi cũng cần đảm bảo không quá ngưỡng từ 26 đến 33 độ.  Đến khi nấm có dấu hiệu ra quả thể thì tiến hành tưới nhiều nước hơn bình thường.  Thời gian ra quả thể sẽ khác nhau tùy khả năng chăm sóc cũng như các yếu tố khác Tuy nhiên thường thì 10 đến 15 ngày sau phủ đất là cho quả thể rồi.

Lưu ý khi tưới nước bạn không được tưới đẫm nước như tưới rau mà chỉ tưới sao cho đủ ẩm đất ở bề mặt là được. Tránh việc tưới trực tiếp lên tai nấm hoặc để nước đọng lại trên tai nấm.

* Bước 4: Khi thấy mũ nấm xòe thẳng ra là có thể tiến hành thu hoạch được rồi. Thời gian thu hoạch từ khi nấm non nhú ra đến khi đạt kích thước như ý là chừng 5 đến 10 ngày. 

Lúc thu hái nấm nhất định phải lấy đi toàn bộ chân nấm và các tai nấm đã đủ tuổi thì phải thu nhặt hết. Tai nào nhỏ, chưa đủ tuổi thì tiến hành thu hoạch sau. Những quả thể chết hay chân nấm cũ già thì cần được làm sạch sẽ.

4 ngày sau khi thu hoạch thay vì tưới đẫm trực tiếp nước lên bề mặt đất phủ thì bạn nên tưới dưới nền hoặc xung quanh khu vực bịch nấm là được. Sang đến ngày thứ 5 là có thể tưới trên mặt đất phủ để thúc nấm ra đợt mới rồi.

Nếu chăm sóc tốt thì nấm hoàng đế có thể thu hoạch tới 3 lần, mỗi lần thu hoạch có thể cách nhau từ 10 đến 20 ngày đấy!

Trồng bằng khay và phủ luống

1- Cách này hay được áp dụng nhất này. Người ta sẽ mua sẵn thùng từ nơi bán nấm, như vậy đỡ tốn được thời gian tự trồng cũng như tỉ lệ nấm lên cũng nhanh hơn và thành công cao hơn. 

Những hộ gia đình ở đô thị hay lựa chọn phương pháp này vì tiết kiệm được thời gian và rất tiện lợi. Người ta cũng có thể nhờ chủ shop đến tận nhà trồng ở những nơi không sử dụng trong không gian sống cũng là 1 cách rất hay ho. 

  • Những cách làm này phù hợp với những khu chung cư hay những hộ gia đình có nhiều tầng không dùng tới, diện tích dao động từ 1 đến 4m2 là có thể áp dụng được. 
  • Đối với những ai có bạn bè hay đồng nghiệp nhiều thì đây cũng là cách tăng thêm thu nhập khi bán nấm tươi tự trồng tại nhà. 

Bởi vì khi trồng như này người ta sẽ đặt các phôi nấm ở gần nhau, như đã nói tơ của bịch này sẽ bám sang bịch kia nên nấm thu được sẽ là một khối có kích thước lớn. Có những chị trồng được cụm nấm nặng tới 10kg thậm chí còn to hơn nữa. 

  • Đầu tiên dùng dao sắc lột sạch lớp nilon ở bên ngoài ra, không giữ lại gì cả. 
  • Sau đó xếp các bịch phôi nấm ở gần nhau vào trong khay, hoặc bất cứ khu vực nào bạn định trồng nấm là được.
  • Hơi cào nhẹ bề mặt bịch phôi nấm rồi phủ đất lên, cách làm sau đó tương tự như trồng ở trong bịch như trên.
Xem thêm  Cách trồng bưởi da xanh năng suất cao - cây khỏe - nhanh thu

Bạn có thể tận dụng các dụng cụ trồng có sẵn trong nhà như:

  • Thùng xốp bỏ đi đã được đục sẵn lỗ thoát nước ở dưới.
  • Các khay nhựa thường dùng để trồng rau. Nhưng cần đảm bảo thành khay phải cao hơn bịch phôi nấm.
  • Hoặc chỉ đơn giản là bao xi măng hoặc bất cứ thứ gì chứa phôi bên trong là được. Sau đó tiến hành phủ đất lên. 
Nấm hoàng đế phát triển với kích thước khổng lồ
Nấm hoàng đế phát triển với kích thước khổng lồ

Tự mua bịch về trồng rời

  • Cách này thì đòi hỏi bạn cần chu đáo và tỉ mỉ hơn nhiều. Sau khi mua bịch nấm về thì cần làm ngay các thao tác sau:

Tháo bao tải đựng nấm:

  • Ngay khi mua phôi nấm về nhà cần tháo bỏ hết các lớp nilon bao bên ngoài để phôi không bị kín quá sau đó để ở nơi thoáng mát ngay lập tức. Trong 2 ngày đầu tiên cứ để phôi nấm ở chỗ mát cho tơ nấm phục hồi đã rồi sau đó mới tính đến chuyện trồng hay xử lý tiếp theo. 

Chọn nơi trồng, đất trồng và dụng cụ để trồng: 

Nơi trồng nấm cần đảm bảo:
  •  Không trồng nấm ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào
  • Những nơi có gió lùa, mức độ gió nhiều cũng không trồng được.
  • Nơi trồng nấm cần có nhiều độ ẩm. Nếu trồng ở ban công hay sân thượng có thể dùng thùng xốp, lưới, khăn ẩm hay vải,.. để che kín lại nhằm giữ độ ẩm được lâu hơn.
  • Nơi trồng nấm tốt nhất là nơi có ánh sáng khuếch tán đồng thời lượng oxy có khả năng lưu thông cao. 
Trong trường hợp này đất trồng cần phải được tự chuẩn bị đầy đủ.
  • Đất phủ cần đảm bảo độ pH trung bình đồng thời vừa giữ ẩm tốt lại có khả năng thông thoáng tốt.
  • Trước khi đem phủ đất cần được khử trùng sạch mầm bệnh để tránh gây hại cho nấm.
  • Nếu không có thời gian thì bạn lấy đất thịt sạch rồi thêm 3 đến 5% vôi vào ủ vài ngày rồi đem phơi ải, sau đso vo viên nhỏ cỡ đầu đũa là được. Thực ra người ta còn cầu kỳ khi cho đất vào lò hơi để tiệt trùng hoàn toàn nhưng cách này rất tốn kém.
  • Có thể nói đất phủ cực kỳ quan trọng khi nó ảnh hưởng tới 70% sự phát triển cũng như chất lượng của nấm. Tuy vậy có nhiều nơi bản chỉ nói qua loa rằng đất nào phủ lên cũng được thành thử nhiều chị em tin theo và không thu được thành quả như ý. Có người dùng đất vườn có người dùng cát đen, từ đó làm nấm nhiễm bệnh, nhẹ thì sản lượng thấp, không ra nhiều đợt nặng thì vàng thối gốc mà chết.
Dụng cụ trồng cần chuẩn bị:
  • Bất cứ dụng cụ nào có thể đựng bịch phôi nấm được. Từ thùng xốp, khay nhựa, lốp oto hỏng, chơi tới chậu hay bao xi măng đều được cả. Hay tóm lại bất cứ thứ gì chứa phôi nấm được và có thể phủ đất vào. Nhưng dù là dụng cụ nào trước khi trồng cần được khử trùng làm sạch để tránh gây hại cho nấm đồng thời cũng đục lỗ thoát nước cho dụng cụ trồng. 
  • Đất phủ như đã nói có thể dùng đất thịt sạch ủ vôi hoặc dùng đất vi sinh trộn cùng sỉ than, hay đất sét theo tỉ lệ 1:1 là được. Tóm lại xử lý đất sạch, khử trùng mầm bệnh và duy trì pH trung tính là được.
  • Nên dùng bình tưới dạng phun sương thì tốt hơn.

Tiến hành trồng nấm

Đầu tiên làm sạch nơi định đặt phôi nấm bằng cách quét sạch đất cát rồi dùng xà phòng loãng lau rửa thật sạch sẽ. Khi dùng xà phòng nên hòa loãng ra và đổ ra đất, lên tường và giữ nguyên 15p sau đó mới dùng nước sạch để rửa lại. Đây là cách hạn chế các mầm bệnh tiềm ẩn gây hại cho nấm.

Xem thêm  Cây kim ngân có ý nghĩa gì? cách trồng - chăm sóc và lưu ý

Chọn và xử lý đất phủ bề mặt:

Đối với nấm hoàng đế cần có 1 lớp đất phủ trên bề mặt để giữ ẩm cho nấm. Chính vì thế bắt buộc đất phủ của bạn phải đảm bảo những điều sau:

  • Là đất thịt sạch, nếu là đất vườn thì không trộn thêm phân bò hay trùn quế vào, thậm chí kể cả phân hữu cơ vi sinh cũng không được.
  • Đất phủ nên ở dạng viên nhỏ là tốt nhất, đất nên lấy ở tầng canh tác lúa hay rau màu thì sẽ có nhiều chất hữu cơ hơn. Độ pH cần đảm bảo trung bình và kích thước đất từ 0,3 đến 1cm là được.  (nguồn: higlumcom)

Cách làm đất:

Đập nhỏ đất trồng rồi dùng rổ hay sàng để loại bỏ các hạt đất nhỏ vụn, cũng như bụi. Chỉ giữ lại phần đất to cỡ hạt gạo hoặc bằng đầu đũa để trồng. 

Nếu có thể thì ủ thêm vôi bột chừng 3% vài ngày để tiệt trùng hoàn toàn đất cũng được. 

Hiện nay các con nấm đang được thử dùng trên đất sét nung popper của thái. Nếu đúng theo lý thuyết sẽ không cần dùng vôi bột khử trùng nữa. Nhưng cách làm này mới trong giai đoạn thử nghiệm nên mọi người cần đặc biệt chú ý.

Bước 1 : Trồng phôi nấm vào khay ( dành cho khách tự mua bịch phôi về trồng)

– Dùng dao sắc cắt bijhc nilon và lột trần hết ra để phôi nấm thoáng.

– Các bịch phôi nấm đặt sát cạnh nhau vào trong khay, hay dụng cụ trồng đều được. Dụng cụ trồng bạn chuẩn bị như trên đã hướng dẫn.

– Tiếp theo có thể dùng tay cào xước lớp bề mặt của phôi nấm để kích thích nó sớm ra quả thể, cuối cùng là phủ lên một lớp đất mặt dày chừng 3cm là được. 

Bước 2: tiến hành ủ phôi nấm và chăm sóc khi ủ

– Dùng bình phun sương tưới thật ẩm bề mặt đất phủ, chỉ tưới ẩm không được làm nhão đất.

– Dùng các vật dụng như bao bì hay tấm nilon để phủ kín mặt đất lại. Sau khi phủ trong thời gian 7 ngày chờ nấm ra tơ thì không động vào bịch phôi nữa.

– 7 ngày sau khi ủ bạn sẽ thấy các khóm tơ trắng xuất hiện trên bề mặt đất. Lúc này hãy cẩn thận kiểm tra nhé!

– Khi tơ đã nhiều rồi thì hãy mở bịch ra và 1 ngày tưới ẩm cho bịch phôi 2 lần là được, mục đích là để kích thích nấm nhú lên khỏi nhóm tớ mới.

– Khi thấy tơ nấm ít quá thì bạn tưới thêm nước cho đất ẩm rồi ủ kín lại 3 ngày. Sau đó thực hiện lại các bước kiểm tra như trên đã hướng dẫn.

– Khoảng 10 ngày đền 2 tuần thì nấm sẽ mọc, lúc đó căn cứ vào tình hình cũng như kích thước tai nấm mà sau 4 đến 7 ngày thu hoạch được. 

Bước 3: Thu hoạch đợt đầu, chuẩn bị cho đợt hai

– Từ khia nấm mọc lên khỏi đất thì 5 ngày sau là có thể tiến hành thu hoạch được rồi. Không nên để lâu hơn vì sẽ già hay khi mũ nấm xòe thẳng thì không nên thu hoạch làm gì cả.

– Thông thường cụm nấm sẽ lên khá đều nhau, nghĩa là kích thước tương đương nên người ta vặt cả cụm. Còn nếu cụm nào có cây to cây nhỏ thì cây to sẽ vặt trước.

– Thu hoạch xong gốc nào thì bới đất chỗ gốc nấm đó và làm sạch là được. Sau đó mới phủ đất lên và tưới nước chăm bón như bình thường. 

Thu hái nấm hoàng đế
Thu hái nấm hoàng đế
  • Lưu ý cần nhớ:

Đương nhiên khi bạn mua về tự trồng thì sản lượng sẽ không thể cao như việc shop trồng nấm tự trồng rồi. Ngoài yếu tố kỹ thuật thì yếu tố đất phủ cũng không thể đảm bảo được như ngoài hàng.

Khi đang ủ tơ nấm tuyệt đối không mở ra đóng lại bịch phôi hay tưới thêm nước.

Đến khi thấy tơ mọc nhiều thì cần thêm nước tưới đảm bảo đất ẩm đến khi cây ra quả thể nấm và mở miệng khay lớn hơn là được.

Khi đang trồng nấm cần đặt khay cố định không tự ý di chuyển.

Kết luận

Như vậy có thể thấy cách trồng nấm hoàng đế  tương đối phức tạp nhưng bù lại bạn có được những cụm nấm sạch, tươi ngon và đầy đủ dinh dưỡng cho cả gia đình cùng thưởng thức.

Nếu bạn có thời gian thì hãy bắt tay ngay vào công việc này luôn nhé! Chúc các bạn thành công.

4.5/5 - (10 votes)