Hoa hồng Nhung có dễ chăm không? cách trồng và lưu ý

Một giống hồng cổ nổi tiếng ở nước ta, hoa hồng nhung được nhiều người yêu thích. Màu đỏ nhung đặc trưng của loài hoa này thường xuyên góp mặt trong lễ cưới, sử dụng làm quà tặng người yêu, trang trí, cắm bình, ….

Không chỉ có vẻ đẹp lộng lẫy bên ngoài, hồng nhung còn mang nhiều ý nghĩa tốt lành trong tình yêu. 

Hoa hồng Nhung mang ý nghĩa man mắn và hạnh phúc
Hoa hồng Nhung mang ý nghĩa man mắn và hạnh phúc

Trong bài viết này, cùng higlum.com tìm hiểu về kỹ thuật nhân giống, cách chăm sóc và những lưu ý giúp cho cây nở hoa quanh năm nhé!

Hồng Nhung là loại hồng gì? đặc điểm, cách nhận biết

Là một giống hồng cổ quý hiếm, hồng nhung được biết đến từ khá lâu. Ngày trước, chúng thường được trồng trong các cung vua phủ chúa, quan lại.

Thuộc loại thân gỗ, dạng bụi thấp, hồng nhung có tuổi thọ khá cao đồng thời có thể đạt chiều cao lên tới gần 2m (nếu điều kiện chăm sóc tốt).

Hồng nhung thường chỉ một bông hoa trên cuống dài, bên dưới là đài hoa cứng chắc chắn màu xanh đậm bóng bẩy.

Nụ hoa khá mập và khỏe, cho ra những bông hoa lớn có kích thước lên tới 10-15cm. Số lượng lớp cánh dày, có thể lên tới 50 lớp.

Kinh nghiệm trồng Hồng Nhung sinh trưởng tốt 100%
Kinh nghiệm trồng Hồng Nhung sinh trưởng tốt 100%

Kinh nghiệm trồng Hồng Nhung sinh trưởng tốt 100%

Lựa chọn giống

Phương pháp chiết cành chủ yếu được sử dụng để nhân giống loài cây này. Chọn những cành bánh tẻ, có thân mập mạp, không nấm mốc sâu bệnh để chiết. Những cây được nhân giống từ phương pháp này, vẫn mang đặc tính tốt từ cây bố mẹ, có thể cho bông rất lớn (bằng bàn tay).

Xem thêm  Hoa hồng tỉ muội - hướng dẫn trồng, chăm sóc và lưu ý

Ngoài phương pháp chiết cành, bạn có thể mua cây con hoặc cây đã được chiết ươm bầu thành công từ các cửa hàng cây giống. Chọn những cây khỏe mạnh, thân mập mạp, có thể chọn những cây có hoa luôn thì sẽ yên tâm hơn.

Chuẩn bị đất và chậu trồng

Chọn đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt. Có thể bổ sung mùn cưa, phân hữu cơ (một lượng khoảng 30%) giúp đất thêm nhiều năng lượng hơn.

Hồng nhung thích hợp trồng trực tiếp xuống đất hơn là trồng trong chậu. Tuy nhiên, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật thì việc trồng trong chậu cây vẫn cho hoa đẹp.

Lựa những chậu có kích thước vừa phải, đường kính từ 30 đến 50cm. Độ sâu khoảng 25 – 40cm. Nên khoét những lỗ nhỏ phía đáy, giúp chậu không bị ứ đọng nước khi tưới quá nhiều (nguồn : higlum.com)

Nhân giống
Nhân giống

Thực hiện trồng hồng nhung

Cho đất đã chuẩn bị vào trong khoảng ⅔ độ cao chậu. Cho bầu cây (đã bóc túi nilon) vào chính giữa. Lấy thêm đất đổ xung quanh bầu ươm, lấy tay ấn nhẹ nhàng.

Có thể cắm thêm 1 que thẳng đứng gần phía gốc, buộc dây cố định để cây có thể được đứng thẳng. 

Tưới nước đủ ẩm cho đất, đặt chậu ở nơi có ánh nắng nhẹ. Sau một vài ngày, cây khỏe mạnh bạn có thể đem cây ra vị trí thích hợp.

Bí quyết trồng Hồng Nhung cho nhiều hoa quanh năm

Bạn càng dành nhiều thời gian quan tâm chăm sóc thì cây càng khỏe mạnh, cho nhiều hoa. Dưới đây là một số vấn đề bạn cần quan tâm.

Nhiệt độ và ánh sáng

Hoa hồng nói chung và hồng Nhung nói riêng, hoa chỉ nở khi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Nên bạn cần chọn vị trí trồng, hoặc vị trí đặt chậu là những nơi có nhiều ánh nắng như ban công, sân thượng, sảnh hay vườn nhà.

Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển là từ 22 đến 27 độ (ban ngày), ban đêm khoảng 11 đến 22 độ C. 

Xem thêm  Bí quyết trồng cà chua bạch tuộc cho nhiều trái - đẹp dáng

Cây có thể chịu được nhiệt độ lên tới 35-38 độ C (thường là những ngày hè nắng nóng). Tuy nhiên, bạn nên sử dụng lưới đen che để hạn chế cái nóng làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây.

Nước tưới

Khoảng 1 tuần đến 10 ngày sau khi trồng thì cây bắt đầu bén rễ. Đây cũng là thời điểm bạn nên tăng lượng nước tưới. Nếu như trồng trong chậu, mỗi ngày nên tưới 1 lần. Trồng ngoài vườn, nên tưới mỗi 2 ngày 1 lần.

Cây sẽ bị hiện tượng vàng và rụng lá nếu như thiếu nước.

Chọn thời điểm tưới cũng khá quan trọng. Không nên tưới vào lúc buổi trưa khi trời đang nắng gắt, sẽ dẫn đến việc luộc chín cây. Tưới ban đêm thì tránh tưới nên hoa hoặc lá, dẫn đến tình trạng đọng nước và thối.

Dinh dưỡng

Phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, nước tưới mà số lượng hoa sẽ nhiều ít khác nhau.

Trong vòng 1 tháng đầu sau khi trồng thì chưa cần bón thêm dinh dưỡng cho cây. Từ tháng thứ 2, mỗi tháng bạn bổ sung 1 muỗng phân NPK xung quanh gốc để tăng cường dinh dưỡng. Lưu ý nên bón xa gốc một chút, tránh để cây bị xót và gây tác dụng ngược.

Ngoài ra, bạn có thể phán đoán cây có đang cần bổ sung dinh dưỡng hay không bằng cách quan sát chồi non. Chồi mới lên có màu đỏ tía, mập mạp là đất đang đủ dinh dưỡng. Ngược lại, chồi mới màu đỏ nhạt khẳng khiu là lúc bạn cần tiếp thêm năng lượng cho cây.

Cắt tỉa Hồng Nhung

Nghề chơi cũng lắm công phu, có tới 3 loại cắt tỉa cho loài hồng này bạn cần quan tâm. Cắt định kỳ, cắt sau khi ra hoa, và cắt tỉa toàn bộ. 

Cắt tỉa định kỳ: Thường xuyên định kỳ cắt bỏ những cành sâu bệnh, cành già, cành chen ngang phá thế của cây.

Cắt tỉa sau khi hoa tàn: Sau khi hoa tàn, bạn cần cắt bỏ những cành chứa bông hoa tàn đó. Không để tạo quả, vì quả sẽ chiếm nhiều dinh dưỡng để nuôi, cây sẽ cho ít hoa mới.

Xem thêm  Rau kinh giới có tác dụng gì? cách dùng và những lưu ý

Cắt tỉa toàn bộ: Sau mỗi vụ hoặc thời điểm thích hợp. Bạn nên cắt tỉa toàn bộ, như việc reset để cho hoa có thể nở hàng loạt.

Phòng bệnh hại hoa hồng nhung

Có 2 loại bệnh phổ biến trên cây hồng nhung là bệnh đốm đen và bệnh phấn trắng. Chú ý quan sát, để sớm có biện pháp khắc phục.

  • Bệnh phấn trắng: Khi nhiệt độ xuống thấp (dưới 18 độ C), và độ ẩm không khí cao (trên 85%) là điều kiện lý tưởng cho loại bệnh này phát triển. Khi nhiễm bệnh, toàn bộ các phần như cánh hoa, cuống, thân, lá đều phủ một lớp bột màu trắng. Dần dần bộ phận bị nhiễm sẽ khô héo, rụng hàng loạt.
  • Bệnh đốm đen: Là một bệnh lây lan rất nhanh, có nguồn gốc ủ bệnh từ trong đất. Thời điểm thích hợp phát triển bệnh nhất là khi trời vừa mưa xong. Ban đầu xuất hiện chỉ là những chấm màu nâu, sau dần sẽ chuyển sang những chấm tròn nhỏ màu đen trên lá, thân. Sau khi nhiễm, lá sẽ sớm rụng, các chồi non cũng khô héo dần.

Hoa hồng nhung có ý nghĩa gì?

Màu đỏ là màu của sự tôn vinh, cống hiến – cũng là màu biểu trưng cho tình yêu đằm thắm, nồng nàn nhưng không kém phần rực lửa.

Những dịp trọng đại, tặng một bông hồng nhung tới người phụ nữ như một lời cảm ơn, ghi nhận sự cống hiến của họ. Ngoài ra, cũng gửi gắm trong đó là tình yêu thương, sự sẻ chia tới một nửa còn lại của mình.

Những sự kiện quan trọng như khai trương nhà hàng, hội nghị, cưới hỏi, … thường sử dụng hoa hồng nhung để trang trí. Góp phần làm nổi bật không gian sang trọng, tình cảm tràn ngập đong đầy, …

Những bó hoa cưới được làm từ hoa hồng nhung là không thể thiếu được trong ngày trọng đại của cô dâu. Trao đi những tình yêu, sự gắn kết thủy chung, hạnh phúc đến khi bạc đầu , …

Lời kết

Như vậy, higlum đã cùng bạn tìm hiểu về đặc điểm – ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc hoa hồng nhung. Cùng với đó là những lưu ý giúp hoa nở đẹp, bền hoa. 

Chúc bạn sớm sở hữu khóm hoa hồng nhung đẹp như ý.

Rate this post