Có nên trồng “Cúc tần Ấn Độ” hay không? Kỹ thuật chăm sóc

Nhắc tới cây trồng tại ban công, cổng hay tường bao – chúng ta nghĩ ngay tới một số loại cây trồng đẹp, phổ biến. Nhưng không thể bỏ qua “Cúc Tần Ấn Độ”, một loài cây chịu nắng – gió tốt, với vẻ đẹp bắt mắt – được rất nhiều người yêu thích.

Trồng loại cây này giúp điều hòa không khí, không chỉ có tác dụng trang trí mà còn góp phần làm đẹp cho ngôi nhà. 

Có nên trồng “Cúc tần Ấn Độ” hay không?
Có nên trồng “Cúc tần Ấn Độ” hay không?

Hãy đến với bài viết này của Higlum.com để có những trải nghiệm sâu sắc nhất về loài cây dây leo đẹp xuất thân từ đất nước Ấn Độ nhé!

Cúc Tần Ấn độ là cây gì? đặc điểm và cách nhận biết

Đúng vậy, như cái tên thì loài cây này có nguồn gốc xuất xứ từ đất nước Ấn Độ xinh đẹp. Chúng có tên khoa học là Vernonia Elliptica, ngoài ra còn có tên gọi khác là cây mành trúc.

Đặc điểm chính là cây xanh tốt quanh năm, tốc độ phát triển nhanh, có khả năng chịu nắng chịu gió tốt. Đó là những ưu điểm nổi bật khiến cây được lựa chọn trồng nhiều trong gia đình.

Xem thêm  Kim Điệp Xuân là loại lan gì? cách chăm sóc và lưu ý

Cây mọc lan thành chuỗi dài san sát nhau, tạo thành một tấm mành lớn màu xanh. Đặc biệt khi trồng trên ban công, rủ xuống phía dưới như một tấm vải che đi những nóng bức của mùa hè.

Khi còn non thân có màu xanh nhạt, về sau sẽ chuyển sang màu nâu đậm. Trên thân cây mọc thành các nhánh, dễ dàng uốn lượn hay rủ xuống tùy theo môi trường. Là loại cây không có rễ phụ nên khi leo bám tường không để lại những vết bẩn (như cây vảy ốc).

Hình ảnh cúc tần ấn độ phủ kín ban công - sân vườn
Hình ảnh cúc tần ấn độ phủ kín ban công – sân vườn

Lá cây màu xanh đậm, thuôn dài – hơi nhọn ở 2 đầu, xanh tốt quanh năm. 

Cúc tần Ấn Độ có hoa kết thành chùm xinh xắn, mỗi bông hoa gồm 5 cánh nhỏ màu hồng nhạt. Vào mùa hoa nở, cây cúc tần như khoác lên mình một tấm áo choàng hoàn toàn khác lạ, ai cũng phải ngợi khen vẻ đẹp này.

Quả cây cúc tần là hình trụ 5 góc (tương ứng với 5 cánh hoa), quả có màu nâu nhạt.

Cây cúc tần Ấn Độ có độc không?

Đây là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm. Thật sự trồng một cây trong nhà mà có nhiều độc tố thì không an toàn chút nào, đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ. 

Theo ghi nhận, cây cúc tần ấn độ có chứa chất độc với hàm lượng rất thấp.

Nếu như tiếp xúc nhiều, hay ăn phải có thể gây ra tình trạng ngứa hay nôn mửa. Tuy nhiên, rất hiếm trường hợp ngộ độc cúc tần ấn được ghi nhận.

Xem thêm  Rau ngót Nhật có tác dụng gì? cách trồng - chăm sóc

Nếu gia đình có trẻ nhỏ, bạn cũng cần làm những hàng chắn bảo vệ. Hoặc trồng cây ở phía ban công cao, tránh xa tầm với của trẻ.

Kinh nghiệm trồng cúc tần Ấn Độ xanh tốt quanh năm

Nhân giống

Nhờ tốc độ sinh trưởng nhanh, nên phương pháp giâm cành chủ yếu được sử dụng để nhân giống loại cây này.

Cắt những đoạn dây dài 30-50cm, chọn phần thân bánh tẻ. Bạn nhúng một đầu vào dung dịch thuốc kích rễ khoảng 12-15 phút. Sau đó để ráo nước rồi giâm cành vào đất ẩm.

Nhân giống
Nhân giống

Chú ý để cành giâm ở nơi có bóng râm, chú ý giữ ẩm cho đất thường xuyên.

Hướng dẫn trồng cúc tần Ấn Độ

Đây là loại cây khỏe mạnh, có khả năng thích nghi tốt với mọi điều kiện môi trường nên việc trồng cúc tần ấn độ khá dễ dàng.

Chọn loại đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp – đồng thời có khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể mua đất tại các cơ sở bán cây giống. Ngoài ra, nếu có thời gian có thể tự làm đất bằng cách trộn đất thịt + trấu + phân chuồng hoai mục với tỉ lệ phù hợp.

Sau khi có đất trồng, cây giống bạn nên đặt chậu tại các vị trí cao như sân thượng hay ban công để cây leo rủ xuống. Chọn những nơi có nhiều nắng, gió cây sẽ càng xanh tốt hơn.

Giai đoạn đầu hay những ngày nắng nóng, bạn cần bổ sung nhiều hơn nước tưới để cây có đủ năng lượng.

Xem thêm  Cách trồng lan vũ nữ đẹp như nhà vườn - chăm sóc đơn giản

Mua cúc tần Ấn Độ ở đâu? giá bao nhiêu tiền?

Vì vẻ đẹp thuần khiết, đồng thời cây dễ chăm sóc, có thể trang trí nhiều không gian như nhà hàng, các công trình dân sự, … Nên việc tìm giống cúc tần ấn độ cũng khá dễ dàng, có nhiều nơi bán loại cây trồng này.

Mua tại các địa chỉ bán cây giống trong khu vực lân cận thật dễ dàng. Hầu như cửa hàng nào cũng có thể cung cấp cho bạn loài cây này.

Ngoài ra, bạn có thể mua online tại các sàn thương mại điện tử. Hiện nay, việc mua cây qua các trang web hay ứng dụng là khá phổ biến.

Giá cây phụ thuộc vào từng địa phương, cũng như độ lớn của cây giống. Giá các bầu cây giao động từ 20 đến 30 nghìn đồng, trong khi đó giá của cây cúc tần ấn độ nhỏ là 50 nghìn đồng.

Giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, với tình hình giá xăng tăng như hiện nay thì không có gì đảm bảo giá cây sẽ không leo thang.

Lời kết

Như vậy higlum.com đã cùng bạn tìm hiều về nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây Cúc Tần Ấn Độ. Cùng với đó là những lưu ý giúp cây xanh tốt quanh năm, giúp điều hòa không khí và làm đẹp không gian sống của gia đình bạn.

Rate this post