Lan Kiều là gì? cách trồng, chăm sóc và phân loại Lan Kiều

Lan kiều đối với dân chơi lan cảnh thì chẳng còn lạ lẫm gì nữa cả. Nét nhẹ nhàng thuần khiết nhưng cũng đầy hấp dẫn của nó sẵn sàng mê hoặc bất cứ ai yêu lan. Vậy lan kiều có những loại nào, cách trồng và chăm sóc lan kiều ra sao? Cùng #higlum tìm hiểu ngay sau đây nhé! 

Đặc điểm của lan kiều

Lan kiều mang trọn vẹn vẻ đẹp của núi rừng vừa tinh khôi lại có chút hoang dã nhưng cũng rất đỗi quen thuộc. Mặc dù màu sắc hoa không quá nổi bật, dáng cây cũng đơn giản nhưng nhìn 1 lần thôi ai cũng thấy nhớ nhung.

Chính vì thế mà người ta còn ưu ái gọi nó là hoa lan thủy tiên nữa. 

Hướng dẫn trồng và chăm sóc lan kiều
Hướng dẫn trồng và chăm sóc lan kiều

Các loại lan kiều phổ biến hiện nay

Loại lan kiều tím

Ở Việt nam người ta ví lan kiều tím là loại đẹp nhất. Theo ý nghĩa cuộc sống nó chính là sự thủy chung, son sắt. Do đó người ta hay dùng lan kiều tím làm quà tặng. Còn nếu sở hữu 1 khu vườn lan kiều tím thì còn gì tuyệt vời bằng nữa. 

Vẻ ngoài của lan kiều tím không thể nhầm lẫn đâu được. Vì bản thân nó có sức sống mãnh liệt nên khi nhìn vào lá cây bạn cũng thấy được lá cây của nó rất cứng. Đầu lá hơi nhọn. Thân cây thon dài màu đen nhạt. Mỗi thân sẽ có từ 4 đến 5 lá.

Lan kiều tím thì màu sắc không quá nhiều chỉ có 5 cánh tím nhẹ nhàng. Điểm thêm chút vàng tươi ở họng hoa. Nhưng đây lại là nét thu hút duyên dáng ngầm của loại lan này. Để bất cứ ai nhìn 1 lần đều mong muốn sở hữu. 

Phong lan kiều tím
Phong lan kiều tím

Cách trồng:

Bước 1: Tùy vào điều kiện mà bạn có thể trồng trong chậu hay trên gỗ đều được. Bước 2: Trước khi trồng tầm nửa tiếng thì tưới nước đẫm cho chậu cây chừng 30p sau đó thì bóc rễ ra dễ dàng hơn. 

Bước 3: Cuối cùng khi ghép hay cấy cây vào chậu cần nhẹ và để cho thân cây ngay ngắn, ngọn hướng về phía mặt trời. Chú ý nhẹ nhàng để rễ cây không bị đứt.

Loại lan kiều vuông

Từ cái tên của nó cũng nói lên được rồi. Thân nó vuông với 4 cạnh rõ ràng và ngắn. Thân nó hướng theo hướng mặt trời mọc. Chiều cao của cây tối đa cũng chỉ tầm 40cm mà thôi. Thân cây có thể to bằng ngón tay cái.

Thân cây có thể màu xanh ánh vàng hay xanh thẫm. Càng già thân càng nhăn nheo nhưng vẫn giữ hình vuông ở thân. Gốc cây to từ thân cho đến ngọn và đều là hình vuông. Còn kích thước sẽ tùy thuộc vào cây con hay cây trưởng thành mà thôi.

Lan kiều vuông
Lan kiều vuông

Lá cây hình trái xoan thon dài. mỗi lá có thể to bằng 4 ngón tay chụm lại. Cũng có lá sẽ to hơn nhưng ít. Một cây có khá ít lá. Các bẹ lá bám sát thân. Trên lá nổi rõ gân và có các đường dọc trắng mờ chạy dọc lá.

Cũng là hoa mọc thành chùm nhưng các bông hoa sẽ mọc riêng ra chứ không tụm lại. Hoa có thể to bằng 1 chiếc chén nhỏ với màu trắng tinh. Ở môi hoa sẽ có màu vàng. Mép hoa cũng có màu vàng tươi nữa. Nếu để ý bạn sẽ thấy họng hoa cũng có lông tơ mịn màu vàng. Thỉnh thoảng bạn cũng sẽ bắt gặp giống lan này hơi hồng đấy!

Xem thêm  Lan Mokara có nên trồng không? cách chăm sóc và lưu ý

Cách trồng:

Bước 1: Theo nhiều người đã có kinh nghiệm trồng lan thì nên chọn giá thể là gỗ cục lớn sẽ tốt hơn. Sau đó làm sạch để hạn chế vi khuẩn gây bệnh. Bạn có thể thêm chút rêu để giữ ẩm cho cây là được. 

Bước 2: Trước khi nhấc lan ra khỏi chậu thì tưới đẫm nước cho nó và để nguyên nửa tiếng. Như vậy khi tách lan ra khỏi chậu sẽ hạn chế đứt rễ, cũng lấy ra dễ dàng hơn. Sau đó rễ nào khô hay hỏng thì bỏ đi. 

Bước 3: Quanh ngọn cây về nơi có nhiều ánh sáng nhất rồi cố định gốc ngay ngắn và chắc chắn lại. Như vậy cây không nghiên ngả mà phải triển lại tốt. 

Cách chăm sóc

Ánh sáng cần cho giống lan này nên duy trì từ 20 đến 50% là được. Như vậy cây đủ phát triển và xanh tốt rồi. Vào mùa hè nên che thêm tấm lưới để ánh nắng gắt không ảnh hưởng đến cây nhiều. 

Khi trồng cây trên gỗ cục thì 1 ngày cần tưới nước cho nó 1 lần. Còn nếu đúng ra thì khi nào nhiệt độ < 30 độ tưới 1 lần, nhiệt độ >30 độ thì chia thành 2 lần tưới. Còn trồng chậu thì tưới ít nước thôi. Lúc tưới nên nhẹ nhàng để không bị nát hoa. 

Chỗ trồng hay treo giỏ lan phải thông thoáng và sạch sẽ. Hết mùa hoa nên bê cây ra chỗ có nhiều ánh sáng, thoáng gió để cây có điều kiện tốt cho đợt ra hoa mới. 

Thời điểm bón phân thích hợp là khi cây có bộ rễ tương đối hoàn chỉnh rồi. Bạn có thể bón lá hoặc dùng phân tan chậm đều được. Phân bón thì nên duy trì bón suốt năm. Vào mùa nào mà cây phát triển thân và lá thì tập trung nhiều hơn. 

Vào mùa mưa không cần bón phân nhiều. Vì vốn dĩ nước mưa cũng đã cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây rồi. Nếu thấy có hiện tượng sâu bệnh thì cần dùng thuốc điều trị kịp thời. Khi dùng thuốc nên canh thời tiết mát mẻ như cuối chiều. Khi phun không phun khi trời mưa hoặc sắp mưa.

Để hạn chế sâu bệnh thì mỗi tháng có thể phun thuốc ngừa bệnh 1 lần. Càng gần mùa mưa thì cũng cần phun để ngăn chặn tình trạng bệnh tật cho lan.

Loại lan kiều vàng

Kiều vàng có tên gọi là Dendrobium thyrsiflorum. Loại lan này sẽ mọc theo khóm với thân cứng và hơi. Thân cân xanh lá dài tầm 60cm. Thân cây có nhiều rãnh và chia thành nhiều đốt khác nhau.

1 thân cây có thể có từ 3 đến 5 lá. Lá cây khá giống lá kiều hồng nhưng nhìn chung màu nhạt và mỏng hơn và khá nhẵn. Loại cây này cũng như những anh em cùng họ là không có mùa nghỉ, mùa nào lá cũng xanh chỉ trừ khi thiếu nước mới rụng mà thôi. Kiều vàng có thể thấy nhiều ở các tỉnh như Lai Châu, Điện Biên hay Sơn La,… Nhiều nơi người ta gọi nó là thủy tiên cam. 

Giống hoa này cho cây dạng chùm dài tầm hơn 1 gang tay. Chùm hoa có nhiều bông nhỏ tụ lại. Hoa có màu trắng và phần họng vàng tươi. Mùi thơm khá nhẹ nhàng và không lưu được lâu. Thời gian chơi khoảng 7 ngày là cùng. Mùa hoa vào khoảng tháng 4 dương.

Xem thêm  Cách trồng nấm kim châm đơn giản - ít bệnh - nhanh thu

Cách trồng và chăm sóc

Khi mới mua về bạn không nên trồng ngay mà tỉa rễ cũ cho gọn gàng. Cắt ngắn đi còn khoảng 1 phân là được. Cây nào mà rễ dày quá thì khéo léo tỉa bớt đi là được. Cây ít rễ sẽ mau mọc rễ mới nhanh hơn đấy! Sau đó thì ngâm cây vào dung dịch kích mọc rễ chừng 60p rồi mang đi treo cho ráo nước mới trồng. 

Bạn có thể chọn giá thể là dớn hay gỗ khúc đều được. Sau khi làm sạch giá thể thì đem dây cố định lại. Chú ý cố định chắc chắn gốc cây và giá thể thì cây mới không lung lay được nhé! Bạn không nên dùng các vật dụng kim loại cố định gốc cây. Vì khi chúng hoen gỉ mà rễ mới chạm vào sẽ bị thối ngay lập tức. 

Bạn có thể ghép đứng hoặc nghiêng vì thân chúng cứng chứ không nên ghép giống lan thòng. Sau đó thì căn cứ vào điều kiện tự nhiên mà có thể thêm 1 miếng xơ dừa để điều chỉnh độ ẩm tự nhiên. Nhớ đừng bít kín thân cây là được. 

Sau đó để treo ở nơi thoáng mát, gió vừa đủ. Nhớ là treo cao nhé! Sau đó mỗi ngày dùng bình phun sương phun cho nó 2 lần. Khoảng 1 tuần sau khi trồng thì phun thêm B1 cho cây. Muốn cây ra rễ nhanh và mau lớn thì treo dưới 1 lớp lưới đen là được. Nó sẽ ra rễ nhanh và cũng rất khỏe mạnh. Chú ý với loại lan này vào mùa đông cũng cần tưới nước cho cây. Chỉ là mật độ thưa hơn mùa hè tí thôi. Nếu để cây thiếu nước lâu sẽ hỏng cây, xấu dáng.

Loại lan kiều dẹt

So với các loại khác thì loại này khá hiếm nên giá trị của nó rất cao. Từ tên gọi bạn cũng thấy được đây là giống cây có thân dẹt. Cây cho hoa rủ xuống màu vàng tươi. Chính vì thế mà ai chơi lan cũng có tìm bằng được loại lan này.

Cách trồng

Bình thường giống lan này mọc ở sát mặt đất hay ở những cành cây thấp. Như vậy nó không có khả năng chịu nóng hay khô. Chính vì thế nên nó khá nhỏ và yếu. Do đó khi chăm thì bạn cần chú ý đặc biệt cẩn thận là được.

Loại lan này bạn có thể trồng chậu với việc dùng giá thể có khả năng giữ ẩm cao hoặc là trồng dớn đều được. Nhìn chung ít người trồng lan kiều dẹt trên gỗ. Có trồng thì cũng phải duy trì chế độ sáng 70% ở nơi thoáng mát.

Còn khi ghép vào dớn thì chúng lớn nhanh nhưng không giữ ẩm được nhiều. Do đó theo kinh nghiệm của người đi trước nên trồng chậu hay dớn đĩa là hơn cả.

Bạn có thể kết hợp ghép lan vào dớn rồi đặt vào chậu giống cách làm ở trên. Miễn sao gốc cây nổi bằng bề mặt chậu để cây được thoáng gốc là được. Sau đó cố định là cho chắc vào duy trì độ ẩm cũng như ánh sáng thích hợp.

Xem thêm:

Hướng dẫn trồng và chăm sóc lan kiều đúng cách

Điều kiện tiêu chuẩn

Muốn chăm sóc giống cây nào cũng thế cả thôi đều phải rõ đặc tính của nó thì mới chăm tốt được. Đương nhiên lan kiều cũng thế. Nhìn chung hầu hết các loại lan đều ưa nơi mát mẻ, ẩm đủ nhưng vẫn phải thông thoáng.

Nhiệt độ tầm 25 đến 35 độ là đẹp. Trừ lan kiều dẹt thì nhiệt độ tầm 20 đến 28 độ.  Mức độ chiếu sáng cho cây khoảng 70% là được rồi. Tốt nhất là treo dưới 1 lớp lưới màu xanh là tuyệt nhất. 

Xem thêm  Lan cẩm cù có dễ chăm không? hướng dẫn trồng và lưu ý

Như đã nói ở trên lan kiều có nhiều loại nhưng đặc tính của chúng lại giống nhau nên khi chăm sóc có thể dùng cùng 1 công thức. Bởi vì bản thân chúng có ở mọi nơi ở nước ta nên chỉ cần bạn cho nó sống là nó thích nghi được rồi.

Sau đó thì mới dùng thêm phân để nó có thể ra hoa thôi. Bạn có thể trồng lan trong chậu, dơn, gỗ lũa tùy vào điều kiện. Nhưng dù là cách nào cũng cần đảm bảo giá thể phải sạch mới ghép lan vào. 

Cách trồng lan trong chậu

Cách làm này thì quá phổ biến rồi. Vừa tiết kiệm được không gian, mà cây cũng phát triển nhanh, lượng nước giữ được lâu nữa. Thêm nữa di chuyển cũng không quá khó khăn. Chỉ có điều nếu tưới nước cần căn chỉnh lượng nước thích hợp để tránh thối cây mà thôi.

Trong chậu bạn có thể dùng xơ dừa, mùn cưa, than củi, đá bọt,… làm giá thể. Nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người thì tốt nhất là dùng vỏ thông, trêu, than củi và dớn cọng trộn đều lại. Hỗn hợp vừa có thể giữ được nước lại vừa giúp rễ cây thông thoáng.

Khi đặt giá thể thì bạn có thể thêm 1 miếng xốp không thấm nước ở đáy cậu. Như vậy không cần nhiều giá thể, chậu lan cũng nhẹ mà lại thoát nước tốt nữa. Giá thể thì có thể chỉ cần chút vỏ thông và than củi đập nhỏ là được. Sau đó thì thêm dớn cọng và vỏ thông vào làm lớp giữa. Trên cùng thả rêu và vỏ thông ập nhỏ là được. Sau đó cố định chậu và ghép lan vào sao cho rễ chạm nhẹ vào giá thể trên cùng là được.

Muốn nhân giống nhanh thì bạn chia ra mỗi hướng khoảng 2 đến 3 thân và cố định lại. Khi trồng cây nên dùng thêm 1 miếng dớn để cố định cây ngay ngắn. Đồng thời cây cũng sẽ bén rễ rất nhanh.

Đặc biệt chú ý phải trồng làm sao cho thân cây nhô hẳn ra thì mới được. Vì giống này đòi hỏi độ thông thoáng cao. Chỉ cần chạm nhẹ vào mặt giá thể là nó đã có thể lên rễ rồi. Chậu trồng cho cây thì chỉ cần dùng loại có nhiều lỗ để thoát nước tốt là được. Có điều kiện thì dùng chậu gỗ. Còn không thì chậu nào cũng được.

Trồng lan bằng dớn

Cách này hiện nay khá phổ biến. Cách trồng thì đơn giản mà giá thể dớn cũng dễ mua với giá thành phù hợp. Dù là trồng bằng giá thể nào cũng cần phải làm sạch giá thể đó rồi mới đem đi để ghép lan nhé!

Nếu dùng dớn bảng thì chỉ cần dùng dây nhựa cố định 2 bên rồi treo lên là được. Còn nếu là dớn đĩa thì cần thêm súng bắn đinh và chút dây thép để giữ gốc chắc chắn.

Trồng trên gỗ lũa

Mặc dù mang tính nghệ thuật rất cao nhưng đây lại là cách làm cho lan chậm lớn nhất. Thêm nữa việc di chuyển cũng gặp nhiều bất tiện. Bù lại thì khả năng sinh tồn của nó lại cực kỳ cao.

Điều này có thể là do bộ rễ của cây được thông thoáng nên không có nhiều điều kiện cho sâu bệnh tấn công. Cũng chính vì thế mà cây cũng không giữ được nước tốt lắm. 

Kết luận

Với những thông tin cần thiết mà chúng mình đã chia sẻ ở trên, tin rằng bạn đã biết cách trồng và chăm sóc lan kiều để chúng ra hoa đẹp rồi đấy! Còn chần chừ gì nữa mà không tậu ngay 1 cậu lan kiều về làm đẹp cho gia đình mình nhỉ?

Xem thêm:

Rate this post