Kỹ thuật trồng cây na thái siêu đơn giản – trái lớn – nhanh thu

Na Thái vốn là loại hoa quả có nguồn gốc từ nước ngoài và được du nhập vào Việt Nam nhưng lại cực kỳ thích hợp với điều kiện khí hậu nước ta. Giống na này cho hương thơm và vị ngọt chẳng khác nào hương hoa hồng.

Cùng với các giống na bản địa thì giờ đây na thái đã trở thành loại trái cây được nhiều người lựa trọn bởi hương vị thơm ngon vượt trội mà nó mang lại, hơn nữa còn cho giá trị kinh tế rất cao. 

Bài viết dưới đây, #higlumcom sẽ giúp các bạn biết được kỹ thuật trồng cây na thái ngay trong vườn nhà nhé!

Na thái là cây gì? Có nên trồng na thái hay không?

Đặc điểm

Cây na thái hay còn gọi là na thái lan là loại cây sinh trưởng mạnh, phát triển nhanh cho năng suất và chất lượng quả cao. Đồng thời khả năng chống chịu sâu bệnh của nó cũng rất tốt. Dù cho hạn hán hay lũ lụt nó đều có thể chống chịu được. Giống na này thích hợp với những tỉnh miền Bắc hơn. 

Cách trồng và chăm sóc na thái
Cách trồng và chăm sóc na thái

Cây na giống có chiều cao chừng 30 đến 40cm, khi cho quả thì mỗi quả có thể nặng từ 500 đến 1000g. Tỉ lệ hạt trong trái cũng ít, hạt nhỏ hơn so với giống na dai hiện nay ở nước ta. Hạt chi chiếm chừng 20 đến 30% thôi. 

Ngoài việc quả to, mẫu mã đẹp thì nó còn chinh phục mọi thực khách bởi sự ngọt thơm, đậm đà.Các chủ cửa hàng hoa quả đều đồng ý rằng, giống na này được nhiều người ưa chuộng vì ngọt thơm,đậm, mẫu mã đẹp, quả to nên dùng ăn hay đem tặng đều thích hợp. Mặc dù 1 cân na thái chỉ có vài quả nhưng số lượng vỏ hay hạt ít hơn hẳn so với na dai thông thường.

Phân bố và khí hậu

Đất trồng thích hợp cho na thái là những đất thoáng khí, những nơi ngập thì không trồng được. Mặc dù đất cát nghèo nó vẫn ống được nhưng đương nhiên chất lượng trái không thể hoàn mỹ được. Nhưng dù trồng trên đất nào thì cũng cần chú ý phân bón ngay từ khi mới trồng để cây khỏe, cho trái thơm ngon, nếu không trais ẽ nhỏ, nhiều hạt, ít cùi.

Mặc dù không chịu được ngập úng nhưng lại có khả năng chịu được khô hạn tốt. Dù cho có là đất cát ven biển khô nóng hay những nơi đất cao hay gặp hạn, cây sẽ tự rụng hết lá, đợi đến khi mưa trở lại nó sẽ lại ra hoa và lá sum suê như lúc đầu. Thông thường lần đầu hoa sẽ rụng nhiều và khi lá đã cứng cáp thì hoa sẽ giảm rụng dần và đậu quả.

Xem thêm  Bí quyết trồng đinh lăng trong thùng xốp - xanh tốt quanh năm

Đến cuối mùa na độ tháng 7 tháng 8 thì hoa rụng nhiều hơn, quả cũng cho nhỏ hơn. Vì thế na thái là giống cây cho quả theo mùa chứ không phải quả quanh năm. Cũng chính vì đặc điểm này mà khi chăm na thái gần như không cần tưới nhưng nếu chăm bón tốt thì mùa quả kéo dài hơn.

Đây cũng là giống cây chịu rét lạnh tốt. Mùa đông đến cây sẽ tự động rụng hết lá rồi ngừng sinh trưởng. Khi xuân sang nó sẽ ra đợt lá mới.Với đặc điểm này na thái còn đường trồng nhiều ở Đài Loan, Bắc Ấn hay Nam Trung Quốc nữa.

Chọn giống na
Chọn giống na

Phân loại

Hiện tại na thái có hai giống chính là na bở và na dai.

Na bở khi chín thì các múi tách rời nhau, bẻ ra rất dễ vỡ, ăn không ngọt. Thậm chí trái có khi chưa chín thì đã nứt rồi, vỏ dày.

Na dai khi chín thì các múi dính với nhau có độ dai nhất định nên dù có bị động chạm mạnh trái cũng không bị vỡ, vỏ mỏng, mỗi lần hoàn toàn có thể bóc được từng mảng vỏ lớn. Na dai ngọt hơn hẳn na bở.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc na thái đúng cách

Chọn giống

Bạn có thể dùng hạt để nhân giống cũng được. Bởi hạt na có lớp vỏ cứng nên chỉ cần phơi khô là có thể bảo quản được tới tận 2-3 năm. 

Đầu tiên đem hạt xóc xùng với cát để lớp vỏ nứt ra. Ngoài ra cũng có thể dùng axit sunfuric hoặc ngâm hạt với nước ấm chwufng 60 độ trong nửa tiếng. Sau khi đã thực hiện các bước sơ công thì chừng nửa tháng sau hạt sẽ nảy mầm. Trồng bằng hạt thì khoảng 2 đến 3 năm sau là có thể cho trái. 

Ghép cành

Đầu tiên chọn cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh, trái to, hạt ít, vỏ mỏng, cùi dày, ngọt, dù bị vận chuyển đi xa cũng không dễ bị vỡ. Theo kinh nghiệm của nhiều người giống na thái chỉ thực sự ghép tốt trên gốc na thái hoặc gốc bình bát. Nhưng bình bát thì hiếm hơn nên người ta thường ghép na thái vào gốc na thái. 

Với cách ghép cành thì dùng ghép áp, ghép mắt hay ghép cành đều được. Miễn sao gốc ghép phải đảm bảo chừng 1 đến 2 tuổi. Cành ghép phải là cành đã hóa gốc, đường kính ít nhất bằng ngón tay trỏ sau đó chọn lấy đoạn cành mà lá đã rụng hết. Cắt lấy 1 đoạn dài chừng 15cm.

Sau đó có thể ghép nêm vào gốc ghép cũng được hoặc có thể cắt vát phần gốc ghép rồi vác cả cành ghép sau đó áp vừa khít với nhau. Chú ý vết cắt chỉ nên để dài chừng 5 đến 6cm mà thôi.

Thời vụ

Thời điểm tốt nhất để trồng na là vào mùa xuân, nhưng cũng có thể kéo dài thời vụ đến tận tháng 8 tháng 9. 

Xem thêm  Kinh nghiệm trồng và chăm sóc hoa Phong Lữ Thảo

Mật độ trồng

Đối với na thì trồng dày cũng được. Mỗi cây cũng chỉ cần diện tích tầm 2x3m là được. Trước khi trồng nên tiến hành làm đất và bón lót. 

Chuẩn bị đất trồng

Như đã nói giống cây này trồng được nhiều ở các đất khác nhau, dù là đất sỏi, đất thịt hay đất chua đất trung tính đều được. Nhưng muốn cây cho trái chất lượng tốt, quả ra sai thì nên chọn đất giàu dinh dưỡng, nhiều mùn, độ thoát nước của đất tốt. Nếu duy trì được độ pH của đất từ 5.5 đến 6.5 thì càng tốt. Như vậy đất thích hợp với cây là đất phù sa hoặc đất rừng mới khai phá.

Hố trồng na cần đảo bảo rộng và sâu. Độ sâu tối thiểu là nửa mét. Trước khi trồng tốt nhất nên bón lót cho đất để tăng dinh dưỡng. Có thể bón 15 đến 20 cân phân chuồng đã hoai mục cùng với nửa cân lân và 2 lạng kali, trộn thật đều với nhau sau đó bón cho đất rồi trộn đều thêm 1 lần nữa.

Có thể trồng xen na vào các chỗ trống của các cây ăn quả lâu năm, hoặc không thì duy trì khoảng cách 3x3m hoặc 3x4m là được.

Nếu ở miền Bắc muốn trồng na thì thời điểm tốt nhất là tháng 2 tháng 3. Còn định trồng vào thu thì nên trồng độ tháng 8 tháng 9. Còn đối với người dân miền nam muốn trồng na người ta hay trồng vào đầu mùa mưa tầm tháng 4 tháng 5.

Mỗi hố trồng na bạn có thể trộn đất thịt cùng 30kg phân chuồng hoai mục và 2 lạng super lân rồi ủ 2 đến 3 tháng trước khi trồng.

Hướng dẫn chăm sóc cho Na phát triển khỏe  mạnh

Khi trồng cây chỉ cần đặt bầu đất ngang với mặt hố là được. Không nên để cây xuống hố quá sâu sẽ làm rễ bị nghẹt ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Sau đó tưới thêm chút nước rồi dùng đất nén chặt lại. Luôn cân bằng độ ẩm cho gốc từ 70 đến 80%.

Chăm sóc cây định kỳ

Vào mùa khô cần đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng cho cây. hay trong giai đoạn cây sinh trưởng phát triển, lúc quả đã gần chín cũng cần nhiều nước. Sau đó khi tưới nước thì kết hợp phủ gốc bằng rơm rạ để tránh cỏ dại. 

Có thể với rãnh thoát nước sau mỗi trận mưa to để tránh ngập úng. Vào mùa xuân thì làm cỏ tháng 1 tháng 2 mùa thu thì làm cỏ tháng 8 tháng 9. . Mỗi vụ làm sạch cỏ hết vườn 1 lần. Một năm nên tiến hành xới gốc từ 2 đến 3 lần.

Cắt tỉa và tạo hình cho cây

Khi cây còn nhỏ thì cần lượng nước nhiều để phát triển, do đó quanh năm cần tưới nước cho cây. Mục đích là để các lá non mau chóng hình thành và phát triển cứng cáp. Nhất là sau khi trồng thì càng cần duy trì lượng nước thường xuyên mỗi tuần chừng 3 đến 4 ngày. 

Xem thêm  Cách trồng cây sả tại nhà siêu đơn giản - tác dụng thần kỳ

Khi cây càng lớn lượng nước cũng không cần tưới nhiều nữa, nhưng bù lại phải đảm bảo duy trì được độ ẩm cho gốc cũng như khu vực đất xung quanh. Sau đó dùng rơm rạ phủ cách gốc chừng 20cm và rộng ra bán kính 80 đến 100cm. Như vậy vừa giữ được ẩm lại hạn chế sâu bọ làm hại gốc.

Việc làm cỏ không có chu kỳ nhất định, nếu thấy cỏ nhiều tiến hành làm sạch. Đối với mỗi vùng khác nhau thì có cách làm sạch cỏ khác nhau. Cỏ sau khi làm sạch thì tiến hành phơi khô rồi ủ lại vào gốc. 

Bón phân cho cây

Dưới 3 năm tuổi thì nên chọn loại phân bón có nhiều đạm để kích thích cây lớn thân và cho nhiều lá. Lượng NPK bón cho cây theo tỉ lệ 2:1:1. Mỗi lần bón cách nhau 1 đến 2 tháng, chọn lúc trời mưa ẩm bón là tốt nhất. 

Mỗi cây chỉ cần dùng 1 đến 2 lạng ure cùng với 50 đến 100g kali, 2 đến 5 lạng super lần rồi trộn đều bón cho gốc là được. Không nên bón sát gốc mà nên để cách ra 1 đoạn chừng 30cm là ít nhất. Có thể dùng thêm 30 đến 50g phân chuồng, bón cách gốc tối thiểu 50cm ở hai hốc đối xứng. 

Cách phòng ngừa sâu bệnh cho cây

Nhìn chung na ít sâu bệnh nhưng cũng hay bị rệp sáp. Do đó cần có biện pháp phòng và điều trị kịp thời. Những con rệp này hay xuất hiện ở những khu vườn na ít khi được chăm nom. Lúc cây chưa có quả thì nó bám ở mặt dưới lá.

Các con này rất dễ nhận ra vì màu trắng sáp và quanh thân có tua trắng. Chúng sẽ làm tổ và sinh sôi ở đó. Khi cây có quả sẽ bám vào các rãnh quả để hút nhựa. Từ khi cây cho quả non đến khi quả chín. Những con rệp này vừa ảnh hưởng đến thẩm mĩ lại làm giảm chất lượng của trái nên cần tiêu diệt chúng.

Để tiêu diệt rệp sáp có thể dùng Mipcin, Bi 58ND, Supracis hay Applaud,… Thời điểm tốt nhất để dùng thuốc là cuối vụ khi trái đã thu hoạch hết. Lúc cây có trái thì phun toàn bộ trái và lá để tiêu diệt. Còn lúc quả đã chuẩn bị thu hoạch thì ngưng thuốc để không ngấm thuốc vào quả. 

Dấu hiệu cho thấy na đang chín là  có màu trắng ở các kẽ giữa hai mắt với nhau, chúng đầy bất thường, múi thì thấp xuống giống như chuẩn bị mở mắt vậy. Cũng có những giống na thì sẽ bị nứt ra và nở bung giống na bở. 

Lúc này dùng lá chuối hay các lá tưới lót lại để các trái tránh cọ xát dẫn đến thâm đen, xấu mã. Sau khi thu hoạch cần đem đi tiêu thụ ngay để đảm bảo mẫu mã và chất lượng. Vì khi na chín rồi dù là na dai thì vận chuyển cũng không tránh khỏi bị nát. (nguồn : higlumcom)

Lời kết

Vậy là chúng mình đã hướng dẫn xong kỹ thuật trồng cây na thái rồi đấy! Bạn thấy chúng có khó không? Thực tế thì cũng không có quá nhiều công đoạn đúng không nào? 

Chúng mình tin rằng với cách làm này các bạn sẽ mau chóng ở được những cây na xanh tốt, cho trái chín thơm để cả gia đình cũng thưởng thức đấy!

4.5/5 - (6 votes)