Cây hồng lộc – hướng dẫn trồng, chăm sóc và ý nghĩa

Cây hồng lộc là loài cây đẹp, được yêu thích trồng trong vườn nhà để tạo mỹ quan cho không gian. Điểm thu hút của cây hồng lộc trước hết bởi nhưng chồi và lộc non màu đỏ hồng tươi thắm như lửa.

Người ta tin rằng màu sắc may mắn và hình dáng tươi tốt, nổi bật của hồng lộc tượng trưng cho những điều ý nghĩa và tốt đẹp trong cuộc sống. Chính vì vậy, loài cây này rất nổi tiếng, được nhiều người săn đón.

Cách trồng và chăm sóc cây hồng lộc không khó (Nguồn: higlum)
Cách trồng và chăm sóc cây hồng lộc không khó (Nguồn: higlum)

Cùng tìm hiểu về đặc điểm cùng cách trồng và chăm sóc cây hồng lộc nhé!

Cây hồng lộc là gì? Đặc điểm của cây hồng lộc

Tên tiếng Anh của cây hồng lộc là Syzygium oleana, Syzygium campanulatum. Loài cây này thuộc họ Sim – Myrtaceae. Nó bắt nguồn từ vùng Châu Á nhiệt đới. Việt Nam có nhiều nơi trồng được cây hồng lộc nhưng chúng phát triển tốt nhất ở khí hậu ấm nóng ở miền nam nước ta.

Hình thái

Đặc điểm đáng chú ý nhất ở cây hồng lộc là nó mọc thành bụi, thuộc loại cây bụi thường xanh. Thân cây là thân gỗ, chiều cao trung bình từ 0,8 – 2m. Tuy nhiên trên thế giới cũng có những cây hồng lộc có chiều cao vượt trội từ 3 – 4m tạo thành những bụi cây lớn, nhiều cánh nahsnh, tạo vòm tán hình trứng hay hình tháp rất nổi bật.

Lá của cây hồng lộc nhỏ dài hình trái xoan, thuôn nhọn ở đầu lá và bầu ở cuống lá, phần cuống lá gần như không có. Lá hồng lộc khi còn non có màu đỏ hồng. Màu lá sẽ thay đổi chuyển sang vàng khi cây nửa non nửa già. Và khi cây già, lá xanh bóng dài, màu sắc phong phú rất đẹp. Chu kỳ thay lá của cây hồng lộc theo một quý.

Xem thêm  Cách trồng cây tắc chuẩn - quả chín rộ đúng dịp Tết

Hoa

Hoa hồng lộc gần giống như hoa mận, màu trắng tinh, cánh xòe đẹp mắt. Hoa mọc trên cuống dài, đài hoa hợp thành chén. Hoa sau khi tàn sẽ kết quả. Quả cây nhỏ nhưng khá mọng. Khi quả chín có màu đen như quả sim nên loài cây này được xếp vào họ sim. Tuy nhiên ở nước ta, hồng lộc trồng rất khó ra hoa và kết quả.

Là một cây ưa sáng, nên cây hồng lộc thích hợp trồng ngoài trời
Là một cây ưa sáng, nên cây hồng lộc thích hợp trồng ngoài trời

Hồng lộc là giống cây ưa sáng, ưa cả ẩm, chịu hạn tốt, có khả năng sinh trưởng nhanh và sức sống mạnh mẽ. Do đó bạn có thể trồng hồng lộc ở nhiều môi trường khác nhau như ngoài sân, lề phố, khuôn viên cơ quan, trường học, bệnh viện, công ty, hàng rào gia đình…

Hình dáng đẹp mắt và sức sống khỏe mạnh của cây hồng lộc mang đến vẻ đẹp cho cảnh quan xung quanh nó.

Xem thêm:

Lợi ích của cây hồng lộc đối với không gian sống

Không phải ngẫu nhiên mà hồng lộc được yêu thích trồng trong nhà hay nơi làm việc. Ngay trong cái tên của nó đã hàm chứa nhiều điều may mắn: hồng chỉ sự tươi thắm, lộc có nghĩa là tài lộc, phúc lộc…Bên cạnh đó cây có dáng đẹp tự nhiên, màu sắc như rước lộc về nhà, mang đến những điều tốt lành, tiền tài và giàu có cho gi chủ.

Chính vì những ý nghĩa tốt đẹp đó mà hồng lộc thường được lựa chọn lam loại cây cảnh trồng trang trí ở các biệt thự, nhà ở, công viên, giải phân cách giao thông, hàng rào…Ngoài ra bạn có thể trồng hồng lộc trước cửa hàng, ban công, sảnh lớn không chỉ có tác dụng trang trí mà còn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt.

Xem thêm  Cây Trúc Nhật có dễ trồng không? cách chăm sóc và ý nghĩa

3. Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây Hồng Lộc

Nên trồng ở vị trí nào?

Hồng lộc thuộc loại cây thân gỗ khỏe mạnh, chịu nắng tốt, khả năng chịu hạn cao, do đó không cần nhiều công chăm sóc.

Tuy nhiên để cây hồng lộc được phát triển tốt, cành lá xum xuê thì bạn nên trồng cây ở những nơi rộng rãi, thoáng mát. Có điều đặc biệt là hồng lộc trồng ngoài nắng hấp thụ nắng càng nhiều thì màu của cây càng đỏ  tươi tắn. Chính vì vậy người ta thường trồng cây ở những nơi không bị che chắn, nắng chiếu nhiều. Cây hồng lộc đâm chồi nảy lộc nhiều vào mùa xuân và dịp gần Tết Nguyên Đán.

Nhân giống

Cây hồng lộc đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân nên bạn tiến hành nhân giống vào thời điểm này là tốt nhất. Bạn chọn những cành nhánh hồng lộc bánh tẻ cao chừng 2 gang tay và có nhiều mắt, cắt bớt lá đi chỉ để lại vài chiếc lá non, cắt đi một nửa những chiếc lá non này để tránh cây mất nước.

Khi giâm cành, bạn chú ý để nghiêng so với đất khoảng 60 độ, giâm cành ngập 2/3 cành là được.

Đất trồng phải là loại đất mùn, tơi xốp, trộn thêm phân xanh đã ủ hoai mục rồi đổ đất vào hố trồng đã đào.

Bạn đặt cành giâm vào đất, vùi đất, nén gốc cho chặt rồi tưới thật đẫm nước. Những ngày đầu bạn nên tiến hành che chắn và tưới nước thường xuyên để cây nhanh hồi sức và bén rễ. Nếu chăm sóc tốt cây sẽ bén rễ rất nhanh, phát triển nhanh chóng.

Xem thêm  Hướng dẫn trồng chuối tây trái lớn - nhanh cho thu hoạch

Nước tưới

Hồng lộc là loài cây chịu hạn tốt nhưng nó yêu cầu tưới nước điều độ vừa phải, không quá khô  cũng không quá ướt cây sẽ phát triển khỏe mạnh, màu lá đẹp, mỡ màng tươi tốt tự nhiên.

Bạn không nên tưới nước hằng ngày cho cây bởi làm như vậy sẽ dễ khiến cây bị ngập úng. Khi quan sát thấy mặt đất se khô bạn tưới nước cho cây.

Dinh dưỡng

Để cây hồng lộc phát triển khỏe mạnh, bạn nên bổ sung dinh dưỡng bằng cách bón phân định kỳ 1 – 2 tháng / 1 lần cho cây. Bên cạnh đó bạn cũng nên thường xuyên quan sát phát hiện sớm sâu bệnh gây hại để có biện pháp điều trị kịp thời.

Nếu trồng cây trong chậu bạn nên thay đất cho cây, khoảng 3 – 4 năm đất cũ đã đã nghèo dinh dưỡng, bạn thay đất mới để cây phát triển tốt và phòng chống sâu bệnh tốt hơn, cây ra hoa đúng mùa.

Bạn có thể tiến hành nhân giống hồng lộc bằng cách chiết cành hoặc gieo hạt.

Lưu ý khi chăm sóc

– Trong quá trình chăm sóc cây hồng lộc, bạn chú ý giữ cho đất trồng luôn thoáng, sạch sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh. Bạn nên giữ độ ẩm cho cây, tránh để tình trạng khô hạn kéo dài.

– Nên phát hiện sớm các loại sâu bệnh để điều trị kịp thời tránh cho bệnh lan rộng khó kiểm soát.

– Bón phân và tưới nước đúng cách giúp cây hồng lộc khỏe mạnh và phát triển tốt. (Nguồn: higlum)

Lời kết 

Hồng lộc là loài cây đẹp và có nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy. Nếu bạn chăm sóc tốt, cây sẽ nhanh chóng phát triển, cho hoa đẹp và cành lá tươi tốt.

Xem thêm:

4.7/5 - (4 votes)