Chè đậu ván có gì hấp dẫn? cách làm đơn giản và lưu ý

Vào những ngày hè nắng nóng, một cốc chè mát rượi sẽ giúp người dùng đánh bay cơn khát, giải tan cái nắng ngày hè, thậm chí còn no bụng nữa chứ. Hầu hết các món chè đều dễ làm, dễ ăn, giải nhiệt tốt và đương nhiên có rất nhiều chất tốt cho sức khỏe nữa.

Giữa vô vàn các món chè mới lạ miệng thì chè đậu ván vẫn được rất nhiều người yêu thích vì sự giản dị nhưng đủ sức đánh bay cái nắng hè. Vừa thanh vừa mát như thế ai mà không mê cho được. 

Công thức nấu chè đậu ván ngon (Nguồn: higlum)
Công thức nấu chè đậu ván ngon (Nguồn: higlum)

Đây cũng là một gợi ý tuyệt vời để bạn trổ tài nấu ăn với gia đình đó. Vậy nấu chè đậu ván như nào? Cùng chúng mình học ngay cách làm đơn giản mà thanh quả tuyệt vời dưới đây nhé!

Cách nấu chè đậu ván vừa ngon vừa dễ làm

Chè đậu ván là sự kết hợp các nguyên liệu đơn giản như đầu, dừa hay nước đường. Ấy vậy mà lại tạo ra món ăn thơm ngon, được vua chúa thời xưa yêu thích. Không những thế đây là còn loại dược thiện thanh mát, tốt cho cơ thể mà bạn nên sử dụng thường xuyên nữa đấy!

Nguyên liệu cần có để nấu chè đậu ván

  • Đường kính trắng 3 lạng (bạn có thể gia giảm theo khẩu vị của bản thân)
  • Vani 1 ống (nguyên liệu này có cũng được, bạn có thể mua tại các cửa hàng làm bánh)
  • Sữa tươi không đường: 1 hộp 180ml
  • Dừa bào: 350g
  • Đậu ván 500g.
  • Bột năng 70g

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu đã chuẩn bị

– Đậu ván trước khi đem nấu bạn đem đãi sạch đất cát cùng tạp chất, sau đó nhặt hạt thối, mốc hỏng ra ngoài. Những hạt này không nhặt đi khi nấu vừa hỏng cả nồi chè mà lại không ăn được.

Xem thêm  4 cách nấu chè bột lọc ngon bổ rẻ - mẹ nào cũng khen

– Sau đó rửa với nước sạch nhiều lần, vớt lại một lần nữa những hạt đậu nổi lên. Đó là những hạt hỏng và lép, ăn không ngon. Tiếp tục ngâm đậu với nước ấm trong khoảng 3 đến 8 tiếng để đậu nở mềm, to ra cũng nấu nhanh chín hơn.

Nấu chè đậu ván không phức tạp như bạn nghĩ
Nấu chè đậu ván không phức tạp như bạn nghĩ

– Sau thời gian trên, dùng tay bóp nhẹ đậu 1 lượt để lớp vỏ mỏng bên ngoài bong ra, hạt nấu sẽ bùi hơn, không bị xác do vỏ để lại. Phần hạt đậu còn lại đem gạn bỏ nước rồi để ráo.

– Dừa nạo có hai cách sử dụng. Một là bạn dùng để trang trí khi hoàn thành món ăn, hai là bạn dùng để làm nước cốt dừa. Ở đây mình hướng dẫn cách làm nước cốt dừa. Bạn đem dừa nạo ngâm với nước nóng nửa tiếng để tinh dầu cũng như nước cốt của dừa tiết ra.

– Sau đó gạn bỏ bã và lấy nước. Phần bã bạn dùng tay bóp mạnh, nắm nhiều lần để nước cốt dừa được ra hết. Sau đó hòa cùng với nước ngâm dừa nạo khi nãy là có được nước cốt dừa thơm ngon rồi.

– Nước cốt dừa sau khi làm xong bạn lọc qua rây một lần để không bị cặn. Chắt hết nước từ phần bã vừa gạn ra nữa là xong. 

– Bột năng cho vào bát và thêm chút nước rồi khuấy đều đến khi bột tan hết, không để lại cục là được. Tô bột năng đem để riêng, đến cuối khi gần hoàn thành mới dùng.

Bước 2: Nấu chín đậu ván

– Thông thường người ta hay cho vào nồi và nấu như nấu chè để dùng luôn cả nước ninh lẫn cái đậu. Tuy nhiên cách làm này khi thêm nước cốt dừa vào chè sẽ bị loãng, không còn ngon nữa, nên thay vì nấu cùng nước bạn đem cho vào nồi để hấp.

– Hấp đậu ván từ 30 đến 40 phút là đậu đã chín rồi. Sau đó lấy thử 1 hạt ra kiểm tra. Nếu đã chín mềm và bùi thì tắt bếp. Còn vẫn cứng và hơi sượng thì đun thêm đến khi đậu chín hoàn toàn mới thôi. Đậu chín đem bỏ riêng ra cho nguội hoàn toàn.

Xem thêm  4 cách nấu chè thập cẩm đủ hương vị - bí mật khó cưỡng

Bước 3: Nấu đậu cùng nước cốt dừa

– Sau khi đậu đã nguội thì bạn đặt một nồi khác lên bếp và cho nước cốt dừa vào đun sôi. Khi nước cốt dừa đã sôi thì bạn đem sữa tươi không đường đổ vào và khuấy đều.

– Đợi hỗn hợp sôi lên một lần nữa thì cho một phần bột năng đã hòa cùng nước vào khuấy đều. Vừa đổ nhẹ vừa khuấy để bột không bị vón cục. Cuối cùng cho vani vào đảo đều một lần nữa. Đợi nồi sôi trở lại, hỗn hợp sánh mịn dậy mùi thơm thì tắt bếp và để nguội.

– Ở một nồi khác bạn đổ khoảng nửa lít nước vào rồi thêm phần bột năng còn lại vào khuấy đều và đun sôi. Đồng thời lúc đó bạn cho thêm đường cát đã chuẩn bị vào khuấy thật đều cho đường tan hết. Đợi nồi nước sôi thì khuấy đều thêm 1 lần nữa để kiểm tra xem đường đã tan hết chưa. Nếm lại cho vừa miệng rồi trút đậu vào đã hấp chín vào nồi đảo đều. Đun đến khi nồi chè sánh lại và sôi lên thì mới tắt bếp.

Bước 4: Hoàn thành món ăn và thưởng thức 

– Nồi nước đường nấu cùng đậu ván bạn có thể cho thêm lá dứa vào cho thơm nhé! Sau khi nồi nước đã sôi, đậu cũng đã ngấm nước đường thì bạn khuấy nhẹ để hạt đậu không bị vỡ rồi múc ra từng ly nhỏ.

– Sau đó thêm chút nước cốt để chè không bị đặc quá. Cuối cùng dùng nước cốt dừa thêm vào để chè thêm ngon. Vậy là có thể thưởng thức rồi đấy. Nếu còn dừa nạo thì thêm vài sợi nhé, đảm bảo ngon khó cưỡng cho xem. 

– Chè đậu ván dù ăn khi nóng hay ăn lạnh đều ngon vô cùng. Chè bạn nên để vào ngăn mát tủ lạnh cho mát rồi ăn sẽ ngon hơn là cho đá, vì cho đã sẽ làm chè bị loãng, có thể bị nhạt nữa. Nếu vẫn thích cho đá thì nên cho một chút đá bào thôi nhé. Khi ăn trộn đều các nguyên liệu lên để thưởng thức.

Xem thêm  Hướng dẫn nấu nếp cẩm ngon tuyệt - không nên bỏ qua

Xem thêm: công thức nấu nếp cẩm

Những lưu ý để có được chè đậu ván ngon

Cách chọn đậu ván ngon

Nguyên liệu chính để nấu nước món chè đậu ván đương nhiên là ậu ván rồi. Chính vì thế khâu chọn đậu cần đặc biệt chú ý. Bạn nên chọn giống đậu ván ta, hạt đậu loại này không quá to cũng không quá nhỏ, các hạt tương đối đều nhau, tròn đều, khi nấu sẽ chín đều nữa.

Chưa kể đậu ta có màu vàng đẹp mắt, nấu lên món chè càng hấp dẫn hơn. Khi mua đậu cần kiểm tra xem đậu có bị mốc không, có vàng đều không, hạt đậu có khô không.

Không chọn những hạt sâu, méo hay có màu vàng hơi xám giống bị mốc nhé! Thế nên tốt nhất bạn nên chọn mua đậu ở trong siêu thị để đảm bảo chất lượng.

Yêu cầu đối với món chè đậu ván khi hoàn thành

– Món chè làm xong phải ngọt vừa tới, chè hơi sánh không quá đặc cũng không quá loãng, mùi thơm hấp dẫn, có thể nghe ra mùi bùi bùi của đậu. Bột năng khi khuấy cùng nước đường không bị vón cục. Nếu cho thêm lá dứa phải có mùi thơm của lá dứa nữa. (Nguồn: higlum)

– Đậu ván chín mềm, còn nguyên hạt, có màu vàng đẹp mắt. Nước dùng trong hòa cùng nước cốt dừa thơm béo ngậy. Các nguyên liệu cần hòa quyện đều đặn vào nhau để tạo nên chè đậu ván mang đặc trưng của cố đô Huế. Vừa bùi lại vừa béo lại có chút thanh mát dễ chịu.

– Các món chè nói chung và chè đậu ván nói riêng khi nấu đã cho nhiều đường rồi nên bạn nên dùng sớm và không nên để trong tủ lạnh lâu. Nó sẽ làm các hạt đậu cứng lại, thậm chí nước dùng cũng không còn trong nữa, mất đi vẻ đẹp cũng như sự ngon miệng của chè.

Kết luận

Chè đậu ván đậm chất Huế đơn giản nhưng lại mang hồn Việt trong đó. Cách nấu chè đậu ván lại chẳng hề khó chút nào. Vậy tại sao bạn không bắt tay ngay vào nấu cho gia đình thưởng thức món chè ngon tuyệt này nhỉ?

Không những ngon miệng mà còn tốt cho sức khỏe nữa đấy! Lưu ngay công thức này lại và chia sẻ để nhiều người biết đến công thức này hơn nữa nhé!

Rate this post
0/5 (0 Reviews)