2 cách nấu chè sương sa hạt lựu – ngọt mát – khó cưỡng

Cái nóng gay gắt của mùa hè sẽ được xua tan triệt để với sự thanh mát, ngọt dịu của chè sương sa hạt lựu. Chính vì thế đây là món ăn giải trí được rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ yêu thích.

Nhìn thì có vẻ khó nấu thế thôi nhưng thực tế khi bắt tay vào làm lại thấy đơn giản lắm, nguyên liệu cũng rất dễ tìm. Với cách nấu chè sương sa hạt lựu dưới đây, #higlum tin chắc chắn bạn sẽ nấu được một món ăn ngon chưng thua kém ngoài hàng đầu. 

Hướng dẫn nấu chè sương sa hạt lựu thơm ngon đúng chuẩn

Ngay từ cái tên đã biết đây là loại chè gì rồi đúng không? Chè sương sa hạt lựu nổi tiếng bởi thành phần của nó cơ bản là hạt lựu. hạt lựu cũng không phải hạt từ trái lựu tươi mà là được làm từ củ năng thái nhỏ như hạt lựu vậy, hình của nó giống nhưng các hạt dính liền vào với nhau ấy. 

Món chè lạ miệng, nhiều màu sắc đẹp
Món chè lạ miệng, nhiều màu sắc đẹp

Mùi vị đặc trưng của chè sương sa hạt lựu đó là sự ngọt dịu nhẹ lại béo béo, bùi bùi, nhất là mùi thơm ngây ngất. Món ăn thú vị này hay còn được tận dụng như nước giải khát trong những ngày hè nhiệt độ lên cao đấy!

Nguyên liệu cần có để nấu chè sương sa hạt lựu

  • Củ dền 2 củ
  • Nước cốt dừa 1 lon 180ml
  • Củ năng 1500g
  • Đậu xanh đã cà vỏ 1 túi 200g
  • Cà rốt 2 củ to
  • Bột năng 50g
  • Lá dứa 250g
  • Sữa tươi 1 hộp 220ml
  • Đường cát trắng 200g (có thể thay đổi theo khẩu vị mỗi người
  • 1 gói bột rau câu 20g

Các bước cần thực hiện để có được món chè sương sa hạt lựu

Bước 1: Tiến hành sơ chế qua các nguyên liệu trước khi nấu

– Các nguyên liệu gồm củ dền, lá dứa và cà rốt bạn lần lượt làm sạch đi. Lá dứa rửa sạch thái khúc rồi cho vào máy xay với nước lọc rồi chắt lấy nước cốt. Củ dền gọt vỏ, thái nhỏ rồi cũng cho vào máy xay lấy nước cốt. Tương tự cà rốt cũng làm giống củ dền. Mỗi loại nước cốt cho vào một bát riêng biệt. 

Hình ảnh trái lựu
Hình ảnh trái lựu

– Củ năng rửa qua cho sạch đất rồi gọt vỏ, ngâm vào nước muối cho khỏi thâm rồi thái hạt lựu. Sau đó đổ ra cho vào nước rồi chia làm 3 phần đều nhau, mỗi phần cho vào một bát nước cốt riêng. Nếu thích chè có cả màu trắng thì giữ lại một phần ngâm nước lọc là được. Ngâm nửa tiếng thì có thể mang ra chế biến.

– Sau khi các củ năng đã ngấm màu thì bạn vớt củ năng ra và để cho thật ráo nước, mỗi loại vẫn để riêng. Phần nước màu cũng không đổ đi nhé, mà giữ lại để luộc củ năng cho có màu đẹp hơn. 

Bước 2: Hướng dẫn luộc củ năng để có màu đẹp  

– Khi các hạt củ năng ngâm màu đã khô thì bạn cho mỗi bát 1 đến 2 thìa bột năng nhỏ vào và lắc đều, để các hạt đều được dính bột năng. Lượng bột thừa có thể đổ đi, chỉ cần củ thấm một lớp áo mỏng bột là được rồi.

Xem thêm  Chè dừa non được làm như thế nào? cách làm và lưu ý

– Dùng một nồi sạch đặt lên bếp rồi cho từng loại nước màu vào đun sôi. Mỗi loại nước màu khi đun sôi thì thả củ năng cùng màu vào luộc chín. Khi thấy lớp áo bột đã trong thì chuyển sang luộc màu khác. Cứ như vậy đến khi thực hiện luộc chín cả 3 loại củ năng. 

– Trong thời gian chờ nước sôi bạn cần chuẩn bị trước một chậu nước đá. Chậu nước này khi củ năng luộc xong ngâm vào vừa có thể giúp củ giai giòn lại vừa tránh được các củ dính vào nhau. 

– Củ năng luộc xong ngâm vào nước đã chừng 15p rồi lại vớt ra. Nếu muốn củ năng ngọt thì bạn đun thêm chút nước đường rồi cho mỗi loại củ năng vào một bát nước đường riêng để ngâm là sẽ ngọt.

Bước 3: Chế biến các loại thạch 

– Chè sương sa hạt lựu sẽ hoàn hảo nếu có những miếng thạch trong veo giòn ngon. Chính vì thế tốt nhất bạn nên chuẩn bị làm thạch từ tối hôm trước để thứ nhất tiết kiệm thời gian, thứ hai thạch cho vào tủ lạnh ăn sẽ mát lạnh luôn. 

Bạn lấy một gói bột rau câu (20g) rồi chia làm hai phần. Chuẩn bị một nồi nước chừng 1200ml đun sôi trên bếp rồi thêm 150g đường (tùy khẩu vị) vào đợi đến khi đường tan hết thì cho 1 phần bột rau câu vào khuấy thật đều để root tan hết. Sau đó đem tắt bếp, đổ thạch ra khuôn đã chuẩn bị sẵn. Sau chừng 20p thạch đã nguội bớt thì để vào ngăn mát tủ lạnh. 

Bạn cũng có thể chọn bột rau câu theo sở thích chứ không nhất định là loại con cá. Phía sau bao bì có hướng dẫn pha nên bạn theo đó mà áp dụng. 

Bước 4: Pha chế nước cốt dừa dùng với chè

– Lấy nước cốt dừa, thêm đường và sữa tươi vào khuấy đều lên rồi cho chào nồi và bắc lên bếp đun nhỏ lửa đến sôi. Khi đun nhớ khuấy đều để nối không cháy. Sau đó thêm chút bột năng vào cho sánh và khuấy đều. Khi cho bột năng vẫn tiếp tục khuấy đến khi hỗn hợp sánh như ý thì thôi. Muốn nồi nước cốt dừa thêm thì khi nấu cho thêm vài lá dứa vào nhé!

Bước 5: Chế biến đậu xanh

  1. Đậu xanh đem rửa sạch với nước lạnh cho hết tạp chất rồi để đậu vào tô ngâm cùng 400ml nước sôi chừng 3 tiếng cho đậu mềm, khi nấu nhanh chín hơn. 
  2. Cho đậu và nước sạch lên bếp đun to lửa cho sôi. Khi nồi đậu sôi thì vớt bỏ để không bị bám vào đậu rồi chỉnh lửa về mức bé nhất. Hé vung rồi cứ thế ninh tới khi đậu chín mềm và nở ra là được. Khi đun mà thấy ít nước quá nhưng đậu chưa chín thì có thể thêm nước vào.

 Muốn đậu nhanh chín mềm thì khi đổ nước vào đậu nên hơn đậu bằng chính chiều cao của lớp đậu trong nồi. Vừa đun thì thỉnh thoảng khuấy đều để không bị khê. 

  1. Đậu chín và nở mềm thì dùng lồng đánh trứng hoặc thìa, muôi khuấy đều đê đậu tan ra hòa với nước. Sau đó thêm chút đường cho vừa miệng ăn khuấy đến thì đường tan thì tắt bếp để nguội. Vậy là song đậu xanh nhuyễn rồi đấy!

Chú ý: Chè đậu xanh sau khi nguội sẽ sánh hơn, nên khi nấu bạn có thể thêm chút nước cũng được, hoặc khi ăn mà thấy đặc thì thêm nước sôi vào chè và khuấy đều là được, không cần đun lại. Còn ai muốn ăn đậu xanh đánh đặc hơn thì cứ đun trên bếp cho nước cạn bớt. 

Khi nước đã cạn nhiều cần thường xuyên khuấy đều để đậu xanh không dính dưới đáy nồi và khê. Theo kinh nghiệm của mình món chè sẽ ngon hơn khi đậu xanh đặc và ngọt.

Xem thêm  3 công thức làm chè xoài mát lạnh - ăn hoài không chán

Bước 6: Trình bày thành phẩm và thưởng thức

– Khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu và nấu chín rồi thì bạn có thể cùng người thân thưởng thức món chè sương sa hạt lựu rồi đấy. Lấy một chút đậu xanh cho vào ly rồi thêm thạch củ năng các màu mỗi thứ một ít cùng thạch rau cầu và nước cốt dừa vào, trộn đều lên rồi thêm đá bào vào là xong. 

Nếu muốn giải khát đơn thuần thì cho thêm nhiều đá vào và khuấy đều để chè loãng ra nhé! Còn không chỉ cần thêm một chút đá thôi.

Xem thêm: hướng dẫn nấu nếp cẩm

Những điều cần nhớ để nấu được chè sương sa hạt lựu ngon

Nếu không thích làm hạt lựu thì bạn cũng có thể nhồi bột làm bánh lọt màu xanh lá dứa cũng được. Cách làm như sau: 

Nguyên liệu làm bánh lọt thay thế

  • Bột năng 150g
  • Nước lọc 1200ml
  • Lá dứa 7 lá
  • Vani 4 ống (có thể không có)

Cách làm bánh lọt đơn giản

Đầu tiên rửa sạch lá dứa rồi thái khúc vào cho vào máy xay cùng với nước lọc, sau đó lọc qua rây để lấy nước cốt. Chỉ cần dùng 1 chút nước thôi chứ không phải dùng hết lượng nước bên trên đâu. Thêm vani, bột năng vào khuấy đều đến khi bột tan hết thì đặt nồi lên bếp và đun. Nếu thích thì có thể lọc thêm lần nữa cho hỗn hợp mịn hơn. 

Khi đun nhớ vừa đun vừa khuấy đều tay để hỗn hợp đặc lại. Nếu nhiều bột và khuấy nặng tay có thể tắt bếp đi khuấy đều rồi đun tiếp. Sau đó có thể dùng máy ép để làm thành sợi không thì cho vào túi bắt bông kem để tạo sợi cũng được. Sợi tạo xong thì cho vào bát nước đá cho khỏi dính mà lại dai.

Lưu ý: Theo cá nhân mình hạt lựu, trân châu thái sợi tốt nhất bạn không nên cho vào tủ lạnh mà hãy để bên ngoài sẽ ngon hơn. Trừ khi ăn không hết trong ngày nhưng muốn để dành sang hôm sau thì mới cho trong ngăn mắt tủ lạnh. Nhưng mấy món này mà để trong tủ lạnh thì hôm sau ăn sẽ có lớp bên ngoài cứng đấy vì bột năng khô rồi. 

Còn các nguyên liệu khác để tủ lạnh thì rất ngon, ăn vừa mát lại cảm nhận được vị ngọt đậm hơn, khi ăn cũng không cần dùng đá bào làm loãng chè.

Biến tấu chè sương sa hạt lựu vừa quen vừa lạ

Cứ mỗi mùa hè các món chè lại được dịp bùng lên trở thành món hot ai ai cũng thích. Vừa giải nhiệt tốt lại ngon và đẹp mắt nữa. Có người lựa chọn các món chè quen thuộc nhưng cũng có người lựa chọn các món vừa quen vừa lạ ví như chè sương sa hạt lựu chẳng hạt. Mới nghe thôi đã thấy ngon tuyệt rồi đúng không?

Mùi vị đặc trưng của sầu riêng tạo nên món chè sương sa hạt lựu lạ mệng nhưng lại vẫn mang hương vị đặc trưng của chè sương sa. Chúng mình cùng học cách nấu món này ngay sau đây nhé!

Nguyên liệu cần có để nấu chè sương sa hạt lựu sầu riêng

(Nguyên liệu này là dành cho 15 người ăn, tùy vào lượng người ăn mà bạn tăng giảm nguyên liệu cho thích hợp)

  • 150g sữa ông thọ
  • 250g cơm sầu riêng
  • 300g kem tươi (mua tại các cửa hàng làm bánh)
  • 1 hộp 180ml sữa tươi có đường
  • 100g đường để nấu đậu xanh đánh
  • 150g đỗ xanh đã cà vỏ
  • 200g đường để nấu thạch
  • 3 gói thạch rau câu con cá dẻo hoặc loại nào cũng được
  • 450ml nước lọc để nấu thạch
  • 5 lá dứa
  • 300g dứa để lấy màu, nước cốt và mùi
  • 250g bột năng để nặn trân châu
  • 250g để làm phần hạt lựu
  • 300g củ năng 
  • 75g chanh dây
  • 150g cùi dừa để làm trân châu
  • 1600ml nước nóng để nấu trân châu
  • dừa xiêm 1 trái để làm nước cốt dừa
  • 3 lá dứa lọc lấy nước cốt làm nước màu cho hạt lựu
  • Dâu tây hoặc thanh long đỏ tùy ý để lấy nước cốt cho màu hồng của hạt lựu
  • 250g đường để làm nước cốt dừa
  • 200ml nước nóng
  • 1 hộp 220ml sữa tươi không đường
  • Nếu thích có thể dùng thêm hạt é cũng được.
Xem thêm  3 cách làm chè lam dẻo ngọt - đượm vị quê hương

Thực hiện nấu chè sương sa hạt lựu kem sầu

Bước 1: Chuẩn bị kem sầu riêng cho chè

Đầu tiên bạn lấy cơm sầu rồi cho vào máy xay sinh tố với khoảng 120ml sữa tươi và 120ml sữa đặc. ật máy và xay đến khi các nguyên liệu nhuyễn và hòa vào nhau.

Tiếp theo dùng máy đánh trứng để đánh kem tươi cho bông lên sau đó cho kem tươi và sầu riêng vào với nhau để khuấy đều. Để trong ngăn mát tủ lạnh chừng 6 tiếng là xong phần kem sầu rồi.

Bước 2: Đồ chín đỗ xanh đến nhuyễn

Rửa sạch đỗ xanh cho sạch đất cát rồi ngâm 5 tiếng cho mềm rồi cho vào nồi nấu cùng nước lọc và ít muối.  Đun đến khi đậu xanh mềm thì dùng thìa nghiền nhuyễn và thêm đường trộn đều và đun tiếp. Đun đến khi đường tan hết thì tắt bếp và để nguội.

Bước 3: Chuẩn bị sương sa cực kỳ đơn giản

Lấy đường và bột rau câu trộn đều và thêm nước vào đun sôi, vừa đun vừa khuấy đến khi đường và bột tan hết. Sôi chừng 3 phút thì tắt bếp.

Phần thạch bạn có thể chia làm 3 phần để làm các màu là xanh lá dứa, vàng dứa và trắng. 

Phần màu xanh thì rửa lá dứa rồi cho vào máy xay nhuyễn với chút nước để lọc lấy nước cốt. Nước cốt hòa với thạch là được thạch xanh. Màu vàng thì nghiền dứa để lấy nước cốt rồi trộn với thạch sẽ được thạch vàng. Thạch trắng có thể pha thêm nước cốt dừa hoặc để nguyên.

Sau đó đem các phần thạch màu này đun sôi trên bếp chừng 1-2p thì tắt bếp. Đợi nguội thì cho vào tủ lạnh. Sau đó đem ra thái lát là xong.

Bước 4: Thực hiện làm hạt lựu nhiều màu

Củ năng gọt vỏ, thái hạt lựu. Không có củ năng thay bằng củ đậu cũng được.

Củ năng chia làm 3 phần để làm các màu khác nhau. Mỗi phần thêm nước cốt hoa quả vào. Màu hồng là nước cốt dâu, màu xanh của lá dứa và màu vàng của chanh leo. Ngâm đến khi củ chuyển màu thì đem đi đun.

Mỗi màu chuẩn bị một nồi nước riêng đun sôi rồi thả hạt lựu vào đến khi chúng nổi lên thì vớt ra cho vào bát cùng với chút đường xóc đều để hạt lựu ngọt và không dính.

Bước 5: Làm trân châu nhân cùi dừa

Cùi dừa rửa sạch rồi thái hạt lựu nhỏ. Chuẩn bị một bát nước sôi rồi từ từ cho bột năng vào và khuấy đều, bột không được đặc quá hay nhão quá. Khuấy đều đến khi bột hơi nguội thì dùng tay trộn cho bột dẻo lên, khi nào nhẹ ấn tay mà bột lún xuống rồi tự phồng lên là được. 

Áo 1 lớp bột lên bàn rồi đổ bột ra cán mỏng. Cắt thành từng miếng vuông hoặc chữ nhật vừa phải rồi cho cùi dừa vào nặn thành hình tròn.

Đun sôi nước nóng trên bếp rồi thả trân châu vào đun đến khi lớp bột trong thì vớt ra cho vào bát nước đá. Chừng 10p thì vớt ra cho vào bát đường đảo đều để trân châu ngọt và không dính.

Bước 6: Tự làm nước cốt dừa tại nhà

Cho dừa nạo cùng chút nước vào máy xay sinh tố để xay nhỏ ra. Sau đó lọc lấy nước cốt lần một. Phần bã vùng khăn vải chắt lạt để vắt hết nước cốt lần nữa rồi trộn hai lần nước cốt với nhau. (Nguồn: higlum)

Cho nước cốt với đường và sữa tươi lên bếp đun và khuấy đều để không bị khê đáy. Hòa bột năng với nước rồi từ từ cho vào nồi nước đang đun và khuấy đều. Đến khi hỗn hợp sánh lại thì tắt bếp là được. (Tham khảo thêm cách nấu chè hạt sen)

Bước 7: Trình bày chè cùng hoa quả

Dùng mít thái sợi và xoài thái miếng bày vào bát. Thêm mỗi nguyên liệu một chút rồi cho đỗ xanh nhuyễn vào và chan nước cốt dừa lên. Có hạt é thì thêm vào. Cuối cùng là đến kem sầu. Trộn đều lên là có thể thưởng thức rồi đấy!

Kết luận

Mặc dù đây không phải loại chè mới gì nhưng năm nào đến mùa hè nó cũng trở thành món ăn hot hit được giới trẻ vô cùng yêu thích. Giờ đây bạn hoàn toàn có thể làm chè sương sa hạt lựu tại nhà với các bước chúng mình vừa hướng dẫn rồi đấy! 

Rate this post
0/5 (0 Reviews)